Một số nội dung cơ bản của hát Soọng Cô

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 91 - 133)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Một số nội dung cơ bản của hát Soọng Cô

3.2.2.1. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước

Hình ảnh của quê hƣơng, đất nƣớc ngự trị trong tiếng hát, chan chứa tình cảm, yêu mến, niềm tự hào của dân tộc. Nếu ngƣời Kinh khuyên răn con ngƣời đoàn kết, yêu thƣơng, gắn bó:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Truyền thống tốt đẹp ấy cũng là niềm tự hào trong lời hát của ngƣời dân tộc Sán Dìu. Làng bản có “nhân hòa” thì mới ấm no, nhà khang trang. Hình ảnh cây đa, bến nƣớc, con đò không chỉ in dấu kỉ niệm trong tiềm thức của ngƣời Kinh ở đồng bằng. Với ngƣời dân tộc Sán Dìu, đó là biểu tƣợng của làng bản, cây đa rợp bóng là nơi hẹn hò, trao gửi tình cảm, cũng là thể hiện lòng mến khách trong Hát chào làng (Hô son thoi):

Hát một bài ca mừng xóm làng Nhân hòa cảnh đẹp nhà khang trang Làng anh có cây đa rợp bong

Che mát cho em vào đến làng.[43]

Yêu quê hƣơng với những gì gần gũi với quê hƣơng, làng bản mình. Yêu quê hƣơng là tự hào khung cảnh đẹp quê hƣơng làng xóm:

Chào xuân mới (Sun cô)

Năm cũ qua rồi năm mới sang Hoa đào hoa mận nở khắp làng Hoa đào nở rộ hương thoang thoảng Hoa mận nở rộ đón xuân sang.[43]

Lời bài hát mộc mạc, giản dị nhƣ chính tấm lòng của đồng bào Sán Dìu, đồng thời cũng thể hiện ƣớc mong về một cuộc sống no đủ trên quê hƣơng.

3.2.2.2. Ca ngợi sức sáng tạo và tình yêu trong lao động

Nhìn chung, Soọng Cô có trong lao động sản xuất chiếm số lƣợng không nhiều, chủ yếu đề cao lao động, phản ánh kinh nghiệm sản xuất của đồng bào,

86

cũng có bài ca phản ánh sự gắn bó giữa nhịp điệu lao động và cảm xúc con ngƣời trong lao động nhƣ các bài hò của ngƣời Kinh. Hình thức diễn xƣớng chủ yếu là hát đơn, hát đối đáp trong lúc nghỉ ngơi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

Ngƣời Sán Dìu đã phải vật lộn chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt để biến đồi sỏi đất khô cằn thành ruộng đồng màu mỡ. Trong vất vả lam lũ ấy, tiếng hát Soọng Cô vẫn vang lên xua đi nỗi nhọc nhằn. Trai gái Sán Dìu đến với nhau để thổ lộ tâm tình không chỉ thông qua nhƣng đêm hát mà họ còn hát với nhau ở tất cả mọi nơi khi cùng lao động sản xuất, thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, lời ca tiếng hát giúp họ xua đi những mệt mỏi vất vả.

Thông qua việc hái chè, khái quát những hiện tƣợng thời tiết trong năm, mùa xuân tiết trời ấm áp, cỏ cây đâm chồi nảy lộc:

Tháng giêng hái chè chưa có chè Rừng đồi chè chưa nhú lộc non Vào tới rừng chè chưa nảy lộc non

Ta mình dắt tay quay trở về”. [3, tr.113]

Để rồi đến tháng hai:

Tháng hai hái chè thời đúng lúc Rừng, đồi chè nảy lộc non Bên này hái đi, bên kia đến

Vui đùa, ca hát quên mệt mỏi. [3,tr.113]

Mùa hè bƣớc vào vụ gieo cấy, tháng mƣa nhiều, nƣớc từ đồng cao đổ xuống ruộng thấp:

Tháng sáu hái chè lá đã vàng Ở ruộng đã có chàng trai cấy cày Không đi hái chè, chè quá lứa

Chẳng đi hái hoa, hoa cũng tàn”. [3, tr.114].

Mùa thu lá vàng rơi, búp chè cũng dần hết:

Tháng tám hái chè, gặp quả chè Hái chè chẳng được dạ thêm sầu Trở về chè đã nảy lộc non

87

3.2.2.3. Đề cao đạo đức, lối sống

Tình cảm xóm làng, tinh thần đoàn kết luôn đƣợc ngƣời Sán Dìu trân trọng:

Song théo sênh cô hô son thói Son thói son mỵ vạt nói nói Son thói báo tách thai hu cụi Nhóng kim hỵ chọn tách lói phói.

Ý lời ca:

Em chào đầu xóm cuối thôn

Chân em dạo bước đường mòn quê anh Dân làng đoàn kết ấm no

Em nay đi lại chơi cùng các anh. [43]

Những thói hƣ, hủ tục lạc hậu, những kẻ lƣời biếng bị ngƣời Sán Dìu lên án và họ đề cao ngƣời cần cù cấy trồng:

Đừng có chơi với kẻ lừa đảo phá gia tài Làm người ở đời chăm chỉ cấy trồng Trong nhà có đủ trăm thứ giống

Từ bỏ rượu, không chơi hoa, không cờ bạc”. [3, tr6]

Hay:

Nhà giàu có hạnh phúc có người khen Lười biếng nghèo đói ta coi thường Sớm tối, xuân thu cần cù cày cấy Đừng có lười thân ngủ cả ngày”. [30]

Cuộc sống của ngƣời Sán Dìu gần gũi với đồng ruộng, vì vậy, họ coi việc buôn bán là gian lận, ắt có tội:

Nguyên văn:

Moọc vúi váng say dịu soi hén Ết bón coong hú lip lam ben Đoọng sin coong hú cô ết bón Cạo thao hoi thoi sênh séo nén.

Dịch:

Đừng có làm việc sai trái sẽ có tội Quyển sách giang hồ mười ba chương Hát hết quyển sách giang hồ

88

3.2.2.4. Ứng xử của người Sán Dìu trong cuộc sống

Nhân loại coi trọng ứng xử nhƣ một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Cách ứng xử là nền tảng văn hóa, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn. Hành vi ứng xử của con ngƣời là thƣớc đo trình độ văn hóa của mỗi ngƣời, của cộng đồng. Mở đầu mỗi buổi hát Soọng Cô, ngƣời hát phải xin phép chủ nhà để đƣợc hát với khách, hát chào gia chủ, hỏi thăm đến cô, chú, thím, ngƣời hàng xóm, bố mẹ nàng (chàng), bạn bè cũ... những lời hỏi thăm lịch sự. Hát Soọng Cô không chỉ của gia đình mà của cả làng xóm, thậm chí có khi của cả làng bên cạnh nên già trẻ, gái trai kéo đến cùng vui. Vì vậy, lời ca mang ý nghĩa chúc sức khỏe các bậc phụ lão trong làng, vừa là lời mời các cụ vui cùng con cháu. Bên nữ cất tiếng Chào các cụ (Hô lão thai):

Sọng théo sếnh cô hô lão thai

Sị ben lão thai sộ phai phài, Sị ben lão thai sáy sộ leo, Tánh ngọi sẹo nén leo pha cai.

Ý lời ca:

Kính chào các cụ làng ta

Ngồi quanh tứ phía cụ bà, cụ ông Chúng cháu đứng trước đám đông

Xin phép ca hát mặn nồng trao duyên [43].

"Lời chào cao hơn mâm cỗ" trở thành một nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt Nam. Đó chính là biểu hiện của lịch sự, nhã nhặn và cả sự tôn trọng lẫn nhau. Đó là tính nhân văn, tính giá trị của văn hóa. Những lời hát mở đầu cho một cuộc hát đã thể hiện điều đó. Bên nam cũng thể hiện tình cảm sự kính trọng đối với các bô lão trong làng:

Nhóng kim hô hỷ long hô hỷ Sáy ca hô hỷ ngọi lão thai Sị ben lão thai sáy sộ leo

Tánh ngọi sẹo nén leo pha cai!

Ý lời ca:

Nàng cùng ta gửi lời sang,

Cùng chào các cụ gà làng thôn ta. Bốn bên cụ ông, cụ bà,

89

Lời bài hát làm ấm lòng các bậc cao niên. Ngày xƣa còn trẻ, các già làng cũng đã từng trải qua những giây phút tƣơi vui và giờ đến lƣợt con cháu nối tiếp truyền thống xƣa trong buổi hát này. Niềm vui lấp lánh trong mắt ngƣời già, trong tiếng ngâm của con trẻ. Đặc biệt, đối với ngƣời Sán Dìu, lòng thành kính tổ tiên, ông bà và tình cảm nồng hậu với những ngƣời xung quanh là một phẩm chất tốt đẹp của ngƣời Sán Dìu. Nét văn hoá ấy đƣợc lƣu giữ trong những câu hát Soọng Cô.

Đối với ngƣời Kinh, “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì với ngƣời Sán Dìu tình cảm mến khách quý ngƣời cũng đƣợc thể hiện qua lời mời nƣớc, Mời trầu

(hoẹn loi):

Hảo lói loi!

Lóng lý síu thùi quén mú mòi. Nhóng lý dịu sim sệch ết hói, Cui ca nhóng lý kỵ man thoi.

Ý lời ca:

Mời nàng một miếng trầu cay, Anh cuốn chưa đẹp bởi tay vụng về. Xin nàng ăn thử đừng chê,

Về nhà nhớ một, về quê nhớ mười [43].

Chàng trai đã khéo léo kể đến trong lời mời sự vụng về của mình “tay vụng về”, nhƣng ẩn chứa đằng sau đó là tình cảm tha thiết dành cho cô gái. Bên

cạnh đó, thấy đƣợc sự chu đáo, quý khách, mến ngƣời của chàng trai khi Mời nước ( hoẹn sà):

Sá sọi cao tun mếnh hoi nhọn, Vố sọi tay then mếnh long pha. Kim mạn nhóng lói tạo nỵ sụy, Mạo hém thạm sủi sệch boi sà.

Ý lời ca:

Đồi cao chưa có chè non,

Ruộng thấp hoa lúa vẫn còn trắng tinh. Đêm nay nàng tới xứ anh,

90

Đáp lại lời mời uống nƣớc, cô gái cảm ơn ngƣời mời. Đó là nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt nói chung và của ngƣời Sán Dìu nói riêng:

Hán cộ lén thong lén dẹp vòng, Lóng kim chúy sá lói hoẹn nhòng. Ết lói hộ hỷ sóng cong sủi,

Nghi lói hô hỷ chúy sá lòng.

Ý lời ca:

Đầm sen lá ngả màu vàng

Nước kia ai nấu để chàng mời đây? Cảm ơn sông lớn nước đầy,

Cảm ơn người nấu nước này mời em!) [43]

Câu hát, giọng hát với cái đích là phục vụ con ngƣời. Con ngƣời luôn có hoài bão vƣơn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mĩ nên hát Soọng Cô không chỉ là những bài hát nhịp điệu trầm bổng du dƣơng để quên cảnh buồn tẻ, trống trải hay để giải trí mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc. Hát Soọng Cô không chỉ là một hình thức văn hóa - nghệ thuật rất có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của ngƣời Sán Dìu, mà còn thể hiện cả một thế ứng xử xã hội qua các quy định chặt chẽ trong thực hành hát Soọng Cô, ở đó thể hiện thẩm mĩ văn hóa trong giao lƣu gữa các nhóm cộng đồng của tộc ngƣời Sán Dìu.

3.2.2.5. Thể hiện tình yêu lứa đôi

Có một hằng số bất biến cho mọi thời đại, đó là tình yêu. Khi yêu con ngƣời thƣờng có nhu cầu, khát vọng giải bày những tâm trạng, tình cảm, nỗi lòng của mình mà ngôn ngữ đời thƣờng khó diễn đạt hết. Tình yêu nam nữ là tình cảm đƣợc thăng hoa đẹp nhất của con ngƣời. Ở đó có đủ các sắc thái, tiết tấu, cung bậc, thanh âm... Tình yêu nam nữ luôn là đề tài nổi bật, hấp dẫn trong kho tàng thơ ca dân gian của ngƣời Việt từ xƣa đến nay. Với dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên cũng vậy, đề tài tình yêu luôn đƣợc trở đi trở lại trong những khúc hát dân ca trữ tình đằm thắm, mƣợt mà làm say đắm biết bao tâm hồn. Có thể nói rằng, những câu hát về tình yêu chiếm một số lƣợng lớn trong những bài hát Soọng Cô. Tình yêu hiện lên đầy đủ các cung bậc: Tình yêu và nỗi nhớ, sự khao khát; tình yêu và lời ƣớc hẹn thủy chung; tình yêu và sự dang

91

dở ngậm ngùi. Những cuộc hát có thể kéo dài tới bốn, năm đêm của những nam thanh nữ tú thể hiện đƣợc mọi sắc thái tinh tế của tình yêu. Những đêm hát chính là cơ hội tuyệt vời cho đôi lứa trao gửi tâm tình, giãi bày tâm sự. Bao ân tình đƣợc trao gửi khiến cho họ càng say mê đi hát.

Mở đầu cuộc hát bao giờ cũng là lời ƣớm hỏi khách làng chơi, cũng thể hiện tấm lòng hiếu khách mời nƣớc, mời trầu:

Đồi cao chưa có chè non,

Ruộng thấp hoa lúa vẫn còn trắng tinh. Đêm nay nàng tới xứ anh,

Đừng chê, khi uống chè xanh quê chàng”.

Hay:

Mời nàng một miếng trầu cay,

Anh cuốn chưa đẹp bởi tay vụng về. Xin nàng ăn thử đừng chê,

Về nhà nhớ một, về quê nhớ mười [43].

Bắt đầu cuộc hát là những lời chào mời, chàng trai viện ra cả sự thiếu thốn “chƣa có chè non”, “hoa lúa còn trắng tinh”, để thấy đƣợc sự đủ đầy trong tấm lòng tình cảm dành cho khách, khơi lên trong lòng các cô gái tình cảm ban sơ, đó là sự khéo léo của các chàng trai Sán Dìu. Song để các chàng trai không bận lòng về sự thiếu thốn đó, cô gái Sán Dìu đƣa ra những lí do “có trầu có cả cau”, “có

cơi bê đến”... và đặc biệt câu hỏi tu từ ý nhị ở cuối lời hát các cô gái đã đan cài

vào đó câu hỏi ý nhị: “Công lao biết trả cả đời cho ai?”. Tƣởng rằng chỉ đơn giản nói chuyện trầu cau, chuyện chè nƣớc, nhƣng câu hỏi cuối cùng dò hỏi ý tứ của đối phƣơng, khiến cho cuộc hát càng ngày càng say, những câu hát vừa trả lời đối phƣơng nhƣng cũng mở ra những câu hỏi mới. Mời nƣớc, mời trầu chỉ là cái cớ để các chàng trai, cô gái ƣớm hỏi lòng đối phƣơng:

Có trầu lại có cả cau,

Có cơi bê đến cùng nhau ta mời, Bao nhiêu cũng hết chàng ơi,

Công lao biết trả cả đời cho ai? [43]

Sau khi mời nƣớc mời trầu kết thúc, bên trai gái đã thân mật hơn, đủ để các chàng trai không cần mƣợn cớ mà hỏi thẳng họ tên. Bằng cách hỏi họ tên, ngƣời Sán Dìu biết đƣợc ngƣời đó có mối quan hệ họ hàng với mình không,

92

qua đó tránh đƣợc hiện tƣợng loạn luân. Những băn khoăn, gánh nặng trong lòng của chàng trai Sán Dìu đƣợc trút bỏ khi cô gái cất lên lời hát:

Lóng dịu sếnh cô lói mun ngọi, Tánh ngọi phói va mun chọn lòng. Tao chảm vóng thánh ết dong sẹng. Ết sẹng sếnh nhóng ết sẹng lòng.

Ý lời ca:

Lời ca anh hỏi chúng em,

Nay xin gửi lại anh xem xét cùng. Ở đây hai họ song song,

Riêng em một họ không trùng họ anh” [43].

Đƣợc lời nhƣ cởi tấm lòng, khát vọng tình yêu ăn sâu vào tiềm thức của chàng trai nay với những ca từ bay bổng chàng trai bộc bạch có phần khiêm tốn nhƣng cũng tự nhận thức đƣợc mình là “chàng trai chân chính”:

Lưng đèo có vũng trâu đằm,

Nước trong ứ đọng, mạch ngầm nhỏ nhỏ nhoi Em như cá chép kim khôi,

Anh đây chân chính mong ngồi cùng em!” [43].

Chàng trai mạnh dạn bày tỏ những ao ƣớc đến em nhƣng trong tâm chàng trai, cô gái là cành hoa đẹp nhƣng “nở trên đỉnh trời cao”, sợ rằng sức mình có hạn “tay ngắn với lên không trung”, anh không đủ dịu dàng để rồi “không hái

được, mủi lòng lệ rơi”. Khi cô gái có đồng ƣớc nguyện, cô sẽ cất lên lời ca ngọt

ngào, e ấp chờ mong:

Núi cao có tùng bách cao

Núi thấp, khế thấp đâu vào đấy thôi. Chung ăn quả khế bồi hồi,

Hoa tùng, hoa khế dẫn đôi bạn tình” [43].

Cây tùng, cây bách là hình ảnh chàng trai mạnh mẽ trong tƣởng tƣợng của cô gái. Cô gái ngầm khen chàng trai và cũng thầm ao ƣớc đƣợc cùng chàng trai kết thành “đôi bạn tình”.

Yêu nhau để rồi thƣơng rồi nhớ, khi sợi “tơ hồng” đã buộc hai ngƣời xa lạ với nhau, trái tim thổn thức ngân rung nhịp đập của tình yêu. Đôi ngƣời yêu nhau thƣơng nhớ khôn nguôi với tâm trạng chƣa từng trải qua. Viết về nỗi nhớ

93

trong tình yêu là một điều khá quen thuộc. Chỉ có điều trong cách thể hiện của mỗi ngƣời, nỗi nhớ sẽ mang những màu sắc khác nhau. Với ngƣời Sán Dìu:

Lóng soóng nỵ!

Ký tô si soóng nỵ bút ty,

Ết nhọt soóng nhóng sam síp nhít, Ết nhít soóng nhóng síp nghi sì!

Ý lời ca:

Nhớ nàng lăm lắm nàng ơi,

Bao nhiêu nỗi nhớ trong đời gửi ai? Ba mươi ngày một tháng dài,

Một ngày lại nhớ mười hai giờ liền!” [43]

Tình yêu là tâm sự muôn đời và là tâm lý chung của những ngƣời đang yêu, là niềm khao khát gìn giữ cho tình yêu bất tử. Hát Soọng Cô cũng mang trong mình tinh thần nhân bản ấy, thể hiện ƣớc nguyện gắn kết của tình yêu thủy chung trọn đời. Ƣớc mơ chung tình cũng là ƣớc mơ ngàn đời của những đôi lứa yêu nhau “Sống yêu, chết vẫn hết mình ta yêu”.

Ƣớc mơ đƣợc kết đôi ngàn vạn đời đƣợc ở bên nhau, đó là khát vọng chung muôn thuở đôi lứa yêu nhau. Tình yêu là một cây đàn muôn điệu mà mỗi nốt nhạc của nó là một nốt láy tâm hồn, là một nhịp đập yêu thƣơng và chỉ có trái tim của hai ngƣời đang yêu mới có tần số rung động. Từ nhớ mong, lo lắng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 91 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)