Những nội dung cơ bản của truyện cổ tích

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 58 - 65)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1. Những nội dung cơ bản của truyện cổ tích

2.2.1.1. Giải thích nguồn gốc loài vật, cây cỏ, các hiện tượng tự nhiên

Mặc dù các truyện cổ tích mang tên sự tích núi sông hay động, thực vật nhƣng nội dung chủ yếu vẫn là nói đến những vấn đề xã hội nhân sinh (Sự tích con nhện nƣớc, mặt Hƣơu nhăn nhúm…). Trong những câu truyện kể của mình, tác giả dân gian không mô tả nhiều về cảnh vật tự nhiên, chỉ lƣu ý các chi tiết có liên quan đến con ngƣời. Yếu tố tự nhiên chỉ hiện diện trong tên truyện, trong việc xuất hiện các động, thực vật thần kỳ, các không gian tự nhiên và mô típ hoá thân của nhân vật thƣờng ở cuối truyện. Minh chứng rõ nhất ở câu truyện Sự tích con nhện nƣớc. Câu chuyện có nội dung gần giống với chuyện Tấm Cám của ngƣời Kinh, chỉ khác là ngƣời chị mồ côi mẹ, sống với bố và dì ghẻ. Ngƣời em con dì ghẻ thì lƣời biếng, hình thức xấu xí, đƣợc mẹ chiều chuộng, ngƣời chị thì nết na, chăm chỉ, bị gì ghẻ làm việc luôn tay suốt ngày, tuy vất vả lam lũ nhƣng lại vô cùng xinh đẹp. Khi không có bố ở nhà, dì ghẻ luôn tìm mọi cách để hãm hại con chồng. nhƣng những lần ấy ngƣời chị đều đƣợc thần sét, thần mƣa cứu giúp thoát chết. Mẹ của cô hiện thân về, cho cô con gà nhỏ làm bạn. Rồi con gà bị giết, hiện hồn về nói cô nên đi chăn vịt ở ruộng nƣớc sau núi. Ở đây, cô gặp Hoàng tử và đƣợc chàng đem lòng yêu thƣơng. Một hôm Hoàng tử kén vợ với điều kiện cô gái nào đi vừa đôi giầy đính hạt cƣờm, ngƣời chị tới thử và đôi giầy vừa in vào chân, đƣợc Hoàng tử chọn làm vợ, mụ dì ghẻ căm tức quá trả vờ ốm nặng để gọi con chồng về thăm và tính kế hãm hại nàng. Nàng chết đi hóa kiếp nhiều lần: biến thành con chim, thành khóm tre, thành quả trứng và cuối cùng hóa kiếp trở lại thành ngƣời gặp lại Hoàng tử và con trai, về sống trong cung điện hạnh phúc. Còn ngƣời em xấu xa vì muốn xinh đẹp nhƣ chị nên sau khi nghe lời chị đun ba chảo nƣớc sôi rồi dội vào ngƣời thì chết nhăn răng. Vợ chồng ngƣời chị làm mắm gửi về cho bố

53

mẹ ăn, ăn đến cuối chum thì phát hiện ra đầu của ngƣời em, cả hai dắt nhau ra bờ sông tự tử, hóa thành con nhện nƣớc thƣờng bơi cặp đôi ở bờ suối.

Có thể thấy rằng, câu chuyện trên có nội dung gần giống với truyện Tấm Cám của ngƣời Kinh, tuy cùng có nội dung phản ánh mâu thuẫn mẹ ghẻ - con chồng với triết lý nhân sinh ở hiền gặp lành, luôn đƣợc thần tiên giúp đỡ thì câu truyện còn nhằm giải thích về nguồn gốc về loài nhện nƣớc. Sự giống nhau về nội dung của truyện cổ tích cho thấy các dân tộc có sự tƣơng đồng nhất định trong văn hóa, suy nghĩ và lối sống.

Không nhiều chi tiết nhƣ chuyện Ngƣời chị, ngƣời em, các câu chuyện lý giải đặc điểm của các con vật gần gũi với đời sống ngƣời dân lại hết sức đơn giản. Họ lý giải “Hƣơu mặt nhăn” là vì xƣa kia cứ buồn mồm hƣơu lại giác

(kêu to) lên một tiếng làm châu chấu hay giật mình và nhức đầu lắm. Nhƣng nói thế nào hƣơu cũng không nghe, Châu chấu giận lắm, bèn nghĩ cách trị hƣơu, biết Hƣơu hay đến ăn vụng ở nƣơng sắn, châu chấu đến bay kín thân cây, khi hƣơu đến, châu chấu bất giác đồng loạt rít lên một tiến xé gió, sắc nhƣ mũi dao nhọn đâm thẳng vào tai hƣơu. Hƣơu sợ quá, tƣởng trời sắp đổ sập trên đầu, bỏ chạy thục mạng nên mặt hƣơu va vào vách núi mạnh nhƣ búa nện. Từ đó mặt hƣơu không còn trơn mịn nhƣ xƣa mà trở nên nhăn nhúm. Hay nhƣ câu truyện Cá ở dƣới nƣớc. Ngƣời xƣa cho rằng, muôn loài đều sinh sống trên cạn, không thể sống ở dƣới nƣớc, trong đó có con cá. Xƣa, cá hiền lành và sống ở trên rừng nên giống ngƣời muốn bắt ăn lúc nào cũng đƣợc. Cá kinh hãi lắm bèn kiện lên trời. Ngƣời mang theo xôi nếp và cá nƣớng lên mời trời ăn, trời khen ngon lắm. Bấy giờ cá lên. Trời phán ngƣời không đƣợc ăn cá nữa, nhƣng ngƣời nói thứ lúc nãy Trời ăn chính là cá nƣớng và Trời cũng khen ngon. Trời chẳng biết nói sao, đành nghĩ ra cách cho cá xuống nƣớc sống để đỡ bị ngƣời bắt ăn thịt và khía hai bên đầu cá cho nƣớc thông vào để thở. Chính vì vậy ngày nay mang cá lúc nào cũng đỏ do lúc khía, máu chảy ra rất nhiều.

Với cuộc sống dựa vào đồi núi và trồng lúa nƣớc là chủ yếu, cuộc sống của ngƣời xƣa rất vất vả. Con trâu chính là con vật giúp sức rất nhiều cho họ, chính vì vậy, họ cho rằng, xƣa kia trâu là ở trên trời. Câu chuyện “Trâu xuống

trần” giúp cho thấy vai trò quan trọng của con trâu đối với đời sống ngƣời xƣa.

54

Ngƣời muốn có đủ lúa, ngô ăn chỉ còn cách còn cách mƣợn trâu của trời. Thế nhƣng trời tham lam, cho mƣợn trâu nhƣng đòi chia phần. Mùa ấy ngƣời trồng lúa, trời đòi lấy ngọn. Rình đúng lúc lúa chín, sai quân xuống lấy hết ngọn đem về. Ngƣời hết lúa, buồn lắm. Mùa sau trời tham vẫn đòi lấy ngọn, ngƣời bèn trồng khoai lang, múa sau nữa trời đòi lấy cả ngọn lẫn gốc, ngƣời bèn trồng ngô. Trời giận lắm. đòi trâu về. Nhân lúc Trời không để ý, ngƣời kéo đuôi trâu về dấu đi. Vì kéo giật lùi nên dấu chân trâu vẫn là dấu chân đi lên trời nên trời không làm gì đƣợc, đành để mất trâu, từ đó, trâu ở hẳn dƣới trần giúp con ngƣời trồng trọt.

2.2.1.2. Sự phản ánh mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội

Truyện cổ tích ra đời từ thời kỳ cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, sự hình thành gia đình phụ quyền và phân hoá giai cấp trong xã hội. Những biến đổi xã hội là nguồn gốc sâu xa kéo theo những biến đổi của gia đình và ngƣợc lại, mâu thuẫn gia đình không đơn giản là mâu thuẫn giữa thành viên này với thành viên khác mà chính là hình ảnh của mâu thuẫn xã hội thu nhỏ. Hƣớng vào đời sống gia đình, cổ tích phản ánh những biến chuyển xã hội thể hiện qua xung đột gia đình, quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi địa vị và quyền lợi của những con ngƣời nhỏ bé. Bằng việc giải quyết mâu thuẫn trong gia đình theo cách này hay cách khác, truyện cổ tích thể hiện nguyện vọng thay đổi xã hội của nhân dân. Trong các câu chuyện cổ tích ở Phú Lƣơng, Thái Nguyên, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Trong những câu chuyện này, nhân vật chiến thắng kẻ thù xấu xa luôn là ngƣời tốt, hiền hành, chăm chỉ.

Trong câu chuyện Hai anh em, ngƣời anh tham lam, gian ác, chiếm hết của cải do cha mẹ để lại, chỉ cho vợ chồng ngƣời em một con dao cùn và một con chó gầy còm. Vợ chồng ngƣời em hiền lành, siêng năng lao động, trồng lúa, trồng ngô, mò cua, bắt cá...Con chó biết chủ nghèo, khôn ngoan, biết cày ruộng thay trâu nên đƣợc mùa, vợ chồng ngƣời em cũng có lúa, ngô nhiều nhƣ những nhà giàu trong làng. Rồi nhờ hiền lành, chịu khó, cả đàn trâu, đàn lợn, đàn gà trong rừng kéo về nhà ngƣời em. Còn vợ chồng ngƣời anh thì hay cãi vã, tranh nhau, lƣời nhác nên ngày càng nghèo khổ. Gặp đàn trâu thì trâu sợ

55

chạy vào rừng, gặp đàn lợn, lợn thấy vợ chồng cãi nhau cũng chạy vào rừng. Từ đó ngƣời ta có câu răn dạy:

Vợ chồng yêu thƣơng nhau, nghe lời nhau, đựng nƣớc trong sọt tre cũng đƣợc Vợ chồng không nghe nhau, múc nƣớc chum vàng, chum bạc cũng chảy. Mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình cũng là điều dễ thấy trong các câu chuyện cổ tích của vùng Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Truyện Há miệng chờ sung kể về hai anh em mồ côi nhặt quả sung ăn. Ngƣời em chăm chỉ nhặt, ngƣời anh thì ngồi chờ dƣới gốc cây, quả nào rơi trúng miệng mới ăn. Có con cáo con xuất hiện nhặt quả sung ăn, ngƣời anh muốn đánh chết, ngƣời em thƣơng cáo con mang về nuôi, dạy cho cáo con biết múa, biết hát. Nhờ tài của cáo con, ngƣời em có đƣợc gia tài lớn, có trâu, có tiền của. Ngƣời anh lƣời biếng lại tham lam biết vạy thì tức giận, đòi mƣợn con cáo nhƣng do anh ta đối xử không tốt với con cáo nên nó không giúp anh ta có tiền của, tức giận, anh ta giết cáo con. Ngƣời em thƣơng cáo con, đến cái răng lƣợc do thân xác cáo con hóa thành cũng đƣợc ngƣời em làm móc câu câu cá. Cuối cùng ngƣời em theo Long vƣơng xuống Thủy phủ và đƣợc gả cho công chúa, còn ngƣời anh tham lam phải sống cuộc sống nghèo khổ.

Câu chuyện Há miệng chờ sung của dân tộc Dao ở Sơn Cẩm, Phú Lƣơng, Thái Ngyên gần giống câu chuyện "Con cầy biết hát" của dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình và cũng tƣơng tự nhƣ truyện cổ tích "Cây khế" hay "Tấm Cám" của dân tộc kinh. Cùng là hoàn cảnh bố mẹ mất sớm, ngƣời em hiền lành, nhƣờng nhịn, ngƣời anh tham lam, lƣời biếng và qua nhiều lần tranh cƣớp, ngƣời hiền lành, chịu khó sẽ đƣợc hƣởng hạnh phúc, cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là quan niệm phổ biến chung của các tộc ngƣời trên đất nƣớc Việt Nam ta.

Ở truyện Chim chích với cào cào, kể về chú cào cào đi chợ về thì trời đã tối, cào cào xin ngủ nhờ nhà chim chích, vì chân cào cào dài nên cào cào hứa đêm ngủ sẽ co chân lại để không làm hỏng nhà chim chích. Đến nửa đêm, khi đang ngủ, nghe tiếng hƣơu kêu, cào cào giật mình làm hỏng nhà của chim chích, chim chích bèn kiện lên Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng cho gọi hƣơu đến, hƣơu bảo tại cây khô gẫy đổ xuống làm hƣơu giật mình, cây khô bảo tại mối đục thân tôi tôi không sống đƣợc, mối bảo tại gà tìm tôi để ăn thịt tôi nên tôi phải trốn vào

56

cây khô nƣơng náu, gà bảo tôi phải nuôi 12 con nên tìm mồi cho con ăn. Thấy rằng Gà có lý, một mình nuôi cả đàn con nên Ngọc Hoàng tha tội. Hay nhƣ câu chuyện Mụ dì ghẻ độc ác kể về ngƣời đàn ông góa vợ lấy ngƣời đàn bà góa chồng, hai ngƣời đều đã có con riêng. Mụ dì ghẻ độc ác để cho cậu bé con chồng đói khát. Ngƣời cha thƣơng con liền đƣa con vào rừng, để con ở lại, hi vọng con tự tìm thú rừng ăn cho đỡ đói. Đứa trẻ ngủ lại tròng rừng, đƣợc hổ nuôi dƣỡng, trở thành chàng trai giàu có, nơi rừng rậm trở thành bản làng trù phú, đông vui. Ngƣời cha thời gian sau nghe thấy tiếng con chim hót: "Bện thừng trâu, thừng ngựa cho con đi buộc ngựa buộc trâu" mới nhớ đến con và đi tìm con, đến khu rừng cũ, thấy con trở thành chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, giàu có thì vui mừng nhƣng cũng vô cùng xấu hổ vì mình đã để con một mình nơi rừng rậm. Về kể cho ngƣời vợ là dì ghẻ nghe, dì ghẻ tham lam muốn con mình cũng trở nên giầu có nên đƣa con mình vào rừng nhƣng cuối cùng cả hai mẹ con đều bị hổ ăn thịt. Có câu "Mấy đời bánh đúc có xƣơng, mấy đời mẹ ghẻ mà thƣơng con chồng". Mâu thuẫn dì ghẻ, con chồng là mâu thuẫn thƣờng thấy trong xã hội cũ. Dù cho gắn với đề tài về gia đình hay xã hội thì ý nghĩa của những câu truyện cổ tích của Phú Lƣơng, Thái Nguyên cũng rất sâu sắc. Mỗi câu chuyện đều phản ánh xung đột giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, cái thiện và cái ác, giữa giàu và nghèo, giữa tầng lớp thống trị và bị trị trong xã hội phân chia giai cấp.

Có thể thấy rằng, mâu thuẫn xã hội dƣợc thể hiện rất rõ qua những xung đột giữa nhân vật bề trên và kẻ dƣới, đàn anh và đà em, giữa cha mẹ và con cái, giữa kẻ giàu, ngƣời nghèo. Trong thực tế, không phải tất cả những ngƣời giàu, nguƣời mẹ ghẻ, ngƣời anh, ngƣời con nào cũng xấu nhƣng truyện cổ tích Phú Lƣơng, Thái Nguyên có khuynh hƣớng bênh vực và ca ngợi những nhân vật hiền lành, tốt bụng là kẻ dƣới, là đàn em. Điều này cho thấy quan điểm chống lại sự vô lý, bất công của xã hội phụ quyền. Các câu chuyện thƣờng đƣa ra những tình huống để khắc họa những nét tƣơng phản trong tính cách của nhân vật, Đó là tính cách tham lam, lƣời biếng đối lập với hiền lành chăm chỉ, đó là hoàn cảnh ngƣời anh, ngƣời có quyền phân chia tài sản cho ngƣời em ít hơn, còn ngƣời em mồ côi phải nghe theo anh, không màng đến của cải cha mẹ để lại, chịu khó làm ăn. Nói về những mâu thuẫn trong các câu chuyện, tác giả dân gian thƣờng đi sâu vào miêu tả hành động của nhân vật, để từ đó làm rõ nét tính cách, phẩm chất đạo đức của các nhân vật đƣợc miêu tả đối lập nhau. Những kẻ

57

tham lam cuối cùng cũng bị trả giá, bị chết hoặc biến thành loài vật, còn ngƣời lƣơng thiện, hiền lành thì có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Truyện cổ tích phản ánh cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, thể hiện quan niệm về đạo đức, công lý xã hội, thể hiện ƣớc mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, lý tƣởng, một cuộc sống chỉ có niềm vui và ngƣời hiền tài.

2.2.1.3. Ca ngợi cách ứng xử thông minh, lối sống ngay thẳng, đề cao trí tuệ dân gian

Trong những câu chuyện cổ tích, những hành động, việc làm hay cách ứng xử trƣớc hoàn cảnh sốn g đều đƣợc đề cao nhằm ca ngợi cách ứng xử thông minh của các nhân vật, đồng thời qua đó đề cao vai trò của tƣ duy, của trí tuệ.

Trong các câu chuyện cổ tích của, chúng ta tìm thấy rất nhiều những chi tiết nói đến trí tuệ dân gian. Nhƣ trong truyện “Chú bé thông minh”, ta thấy chú bé chiến thắng cả Vua trời. Khi Vua trời đố tìm đƣợc con dê Đực đẻ, chú bé con quan ở dƣới đất bèn khóc lóc than thở “từ ngày mẹ chết, bố không đẻ em bé” khiến ý muốn của vua trời bị bãi bỏ. Khi vua lệnh Trâu trời sẽ chọi với trâu mộng dƣới trần, vua trần lo lắng, chú bé con quan lại bắt một chú nghé nhịn bú, đến ngày thi nghé con lao vào trâu trời đòi bú, trâu trời thấy lạ quá, bỏ chạy và thua cuộc. Vua trời giận lắm vì bẽ mặt với vua đất, bèn cho thuốc độc vào rƣợu cho chú bé uống, chú bé dặn bố sau khi chú uống thuốc độc của nhà vua thì bố đặt chú lên võng có ngƣời đƣa võng, đặt cuốn sách lên ngực, lấy que chống mắt lên, bắt mấy con ong đất cho vào ống đặt ở đầu võng. Sau khi chú bé qua đời, ngƣời bố làm y nhƣ chú bé dặn, quan quân đi rình báo với vua trời chú bé không chết mà còn đang nằm ngâm thơ. Vua trời giận quá, tƣởng thuốc của mình là thuốc giả bèn mang ra uống thì lăn quay ra chết.

Trong truyện cổ tích về loài vật, các tác giả dân gian đã đồ chiếu quan hệ xã hội loài ngƣời vào quan hệ của loài vật. Thông qua cách ứng xử, hành động thông minh của con ngƣời rồi đem đối lập với hành động của kẻ khờ dại. Các tác giả dân gian đã dựng lên một xã hội loài vật mang tính ngƣời. Các con vật đƣợc nhân cách hóa, mang đặc tính nhƣ con ngƣời, pha lẫn trong đó các yếu tố hài, dí dỏm, gây cƣời khiến các câu truyện trở nên hấp dẫn ngƣời nghe. Điển hình là câu truyện Rùa và Hổ. Hổ to xác, còn đƣợc mệnh danh là “chúa sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 58 - 65)