Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 48)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết

2.1.2.1. Nghệ thuật kết cấu

Truyền thuyết không có kiểu cốt truyện hay nhƣ cổ tích. Cốt truyện thƣờng gồm ba phần mang tính chất liệt kê: hoàn cảnh xuất hiện nhân vật chính, sự nghiệp của nhân vật, chung cục thân thế của nhân vật.

Tiêu biểu cho dạng cốt truyện trong hệ thống truyền thuyết nêu trên là

Chuyện chiếc áo tàng hình.Câu chuyện gồm một chuỗi các sự kiện, tạo nên

một hệ thống cho ta cái nhìn toàn diện về nhân vật Dƣơng Tự Minh. Bên cạnh kiểu kết cấu chung này, ở hệ thống truyền thuyết về Dƣơng Tự Minh có kiểu kết

43

cấu sự kiện đơn lẻ. Mỗi truyện chỉ kể về một sự kiện nào đó xoay quanh cuộc đời nhân vật. Những mẫu kể ngắn này phản ánh đúng nhất đặc điểm của truyền thuyết dân gian: Ngắn gọn, súc tích, chủ yếu nêu sự kiện chính. Nhờ đặc điểm này mà truyền thuyết dân gian dễ dàng đƣợc phổ biến, lƣu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đặc điểm này có thể thấy rõ trong các truyện: Hang sữa, Đền thờ Đức Thánh Đuổm, Đền cha, đền mẹ… Tập hợp các mẫu kể này thành một chuỗi, ta có thể tạo dựng đƣợc hình ảnh về Dƣơng Tự Minh một cách đầy đủ, trọn vẹn, có hoàn cảnh xuất thân, cuộc đời sự nghiệp và đoạn kết cuộc đời.

Bên cạnh những mẫu kể ngắn gọn kể trên là những truyền thuyết với lời kể tƣơng đối sinh động, giàu tính nghệ thuật, có thể kể đến những truyền thuyết sau: Sự tích đền Thượng núi Đuổm.Trong những truyền thuyết này, tác giả

dân gian không chỉ chú ý đến những sự kiện cốt lõi, cốt truyện mà còn chú ý đến cấp độ tình tiết. Tác giả dân gian chú ý miêu tả không gian của truyện, lời nói, thái độ, suy nghĩ, trăn trở của nhân vật một cách hết sức chi tiết. Những truyền thuyết dân gian qua những lời kể khá biểu cảm đem lại cho ngƣời đọc, ngƣời nghe cảm giác thú vị nhƣ đang đƣợc chứng kiến các sự kiện. Tác giả dân gian đặc biệt thuật lại những lời nói, cử chỉ, hành động, tâm trạng của Dƣơng tự Minh đối với hiện thực cuộc sống. Chi tiết Dƣơng Tự Minh ngày đêm trăn trở lo việc nƣớc, triệu tập binh mã ngày đêm luyện tập, giết thuồng luồng hung dữ, cứu giúp dân lành, cùng nhân dân khai khẩn vùng đất phía bắc, đào mƣơng, xẻ núi, cấy lúa, trồng ngô khoai…Tất cả những việc làm ấy in đậm trong tâm trí ngƣời dân Thái Nguyên. Đó Là ngƣời anh hùng hết sức đời thƣờng, luôn gần gũi với nhân dân, đƣợc nhân dân tin yêu, cảm mến.

Với hệ thống truyền thuyết Dƣơng Tự Minh, sở dĩ ta có thể xâu chuỗi các mẩu kể lại đƣợc với nhau vì chúng đều kể về những sự kiện xoay quanh ngƣời anh hùng Dƣơng Tự Minh. Việc xây dựng hình tƣợng Dƣơng Tự Minh từ nhiều mẫu kể tạo cho chuỗi truyền thuyết về ông có tính chất mở. Truyền thuyết về Dƣơng Tự Minh phản ánh sự vận động của truyền thuyết dân gian trong quá trình lƣu truyền.

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian ra đời sớm hơn các thể loại khác (sau thần thoại), phản ánh một cách chân thành, nhƣng cũng đầy ly kỳ, hấp dẫn về quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Bởi vậy, sự tồn tại và phát triển của thể loại này cũng chịu một hệ quả tất yếu từ hai đặc trƣng

44

của văn học dân gian là tính truyền miệng và tính tập thể. Cũng rất dễ hiểu, các sáng tác dân gian nói chung và các truyền thuyết nói riêng thƣờng có nhiều dị bản, ta có thể thấy sự khác nhau về thời gian, về không gian, về kết quả của sự kiện đƣợc đề cập đến. Xâu chuỗi các câu chuyện ta sẽ có đƣợc bức chân dung toàn diện về nhân vật.

2.1.2.2. Hình tượng nhân vật

Truyền thuyết lịch sử có hai chức năng cơ bản là ghi chép lịch sử (chức năng xã hội thực hành) và phản ánh thái độ, tƣ tƣởng, tình cảm và quan điểm của nhân dân về lịch sử bằng hình thức nghệ thuật (chức năng thẩm mỹ). Sự chuyển tải hai chức năng trên trƣớc hết đƣợc thể hiện ở cốt truyện, đồng thời nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng đóng vai trò quan trọng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyền thuyết Dƣơng Tự Minh cũng mang những đặc điểm chung của nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thuyết lịch sử nói chung. Nhân vật phải đƣợc lựa chọn và có cách thể hiện riêng.

Dƣơng Tự Minh là một trong số những anh hùng dân tộc đƣợc nhân dân lựa chọn và trở thành nhân vật chính của một hệ thống truyền thuyết. Trong tâm linh ngƣời dân (theo hầu hết những truyền thuyết chúng tôi thu thập đƣợc), Dƣơng Tự Minh là tƣớng quân có công to lớn trong sự nghiệp chống giặc phƣơng Bắc ở mảnh đất Thái Nguyên. Công lao của ông đã đƣợc minh chứng qua những sắc phong hiện còn lƣu giữ ở đền Đuổm, Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Nhƣ chúng ta đã biết, truyền thuyết không hoàn toàn là lịch sử, truyền thuyết là lịch sử đã đƣợc soi chiếu theo quan điểm của nhân dân. Vì thế, các mối lịch sử hay các sự kiện đƣợc đề cập trong truyền thuyết có thể đƣợc thay đổi theo thời gian, thay đổi theo không gian. Song có một điều truyền thuyết nói chung và hệ thống truyền thuyết về Dƣơng Tự Minh nói riêng không bao giờ thay đổi đó là ý nghĩa biểu tƣợng ngƣời anh hùng, là quan điểm, lòng thành kính của nhân dân đối với nhân vật đã đƣợc tôn vinh.

Ở dạng truyện, truyền thuyết về võ tƣớng Dƣơng Tự Minh viết về nhân vật lịch sử Dƣơng Tự Minh. Trƣớc hết đây là nhân vật có thực, sau đó là sự hƣ cấu, tƣởng tƣợng. Dân gian đã nhào nặn lên một hình tƣợng ngƣời anh hùng chứa đựng một ý đồ nghệ thuật cùng biết bao giá trị tƣ tƣởng. Bởi lẽ “truyền thuyết vừa là văn, vừa là sử”. [52, tr25].

45

2.1.2.3. Các mô típ quen mà lạ

Khi tìm hiểu hình tƣợng nhân vật trong truyền thuyết, chúng ta cần phải hiểu đƣợc thái độ và cách đánh giá riêng của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện mà nhân vật này là trung tâm, nhiều khi còn phải đối chiếu nó với những phần tƣơng ứng trong lịch sử. Việc đối chiếu hình tƣợng nhân vật Dƣơng Tự Minh trong truyền thuyết dân gian với nhân vật Dƣơng Tự Minh trong chính sử có thể giúp ta dễ dàng nhận ra thiên hƣớng của truyền thuyết dân gian. Cũng nhƣ các nhân vật truyền thuyết lịch sử, hình ảnh Dƣơng Tự Minh đƣợc thể hiện qua những mô típ.

Mô típ quen thuộc về hình tƣợng ngƣời anh hùng trong truyền thuyết đó là: sinh nở thần kỳ, chiến công phi thƣờng và hoá thân trở thành các vị Thánh, vị Thần. Để lý tƣởng hoá con ngƣời đã làm nên lịch sử, nhân vật Dƣơng Tự Minh đã đƣợc “dân gian hoá”và mang nhiều yếu tố kỳ ảo. Đƣa vào trong truyền thuyết yếu tố hoang đƣờng, kỳ ảo, mục đích của nhân dân là nhấn mạnh tính chất phi thƣờng xuất chúng của ngƣời anh hùng. Đó cũng là biểu hiện cho lòng thành kính, tôn vinh mà hậu thế dành cho các nhân vật có công trong lịch sử dân tộc. Một con ngƣời đƣợc thần thánh hoá họ sẽ trở thành bất tử, nhận đƣợc lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của một cộng đồng.

Trên mảnh đất Thái Nguyên, hình ảnh Dƣơng Tự Minh đã trở thành biểu tƣợng cho tinh thần yêu nƣớc, cho ý chí chiến đấu chống kẻ thù xâm lƣợc của cộng đồng ngƣời Việt nói chung và đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên nói riêng. Một con ngƣời xuất chúng theo nhân dân phải đƣợc sinh ra theo một cách khác thƣờng. Truyền thuyết đã sử dụng mô típ sự thụ thai thần kỳ.Theo

truyền thuyết Chuyện chiếc áo tàng hình, mẹ Dƣơng Tự Minh “nằm mơ thấy

mình nuốt một trái núi” từ đó mang thai. Sự thụ thai thần kỳ của bà vừa mang

tính chung của truyền thuyết Việt Nam, vừa mang vẻ đặc sắc riêng của truyền thuyết Tày. Nhƣ trong truyền thuyết “Thánh Gióng” sự ra đời của Đức Thánh đƣợc kể rằng: “Có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương bỗng kinh ngạc khi nhìn thấy một vết chân khổng lồ dẫm nát cả mấy luống cà, bà ướm thử chân của mình vào dấu chân la, cảm thấy rùng mình, từ đó mang thai…”.

Lại có ý kiến khác cho rằng, Dƣơng Tự Minh sinh ra bình thƣờng trong một gia đình nghèo khổ nhƣ bao đứa trẻ khác: “Dương Tự Minh có cha là Dương

46

Tự Thông, người dân tộc Tày ở làng Phủ huyện Phú Lương, mẹ là Lưu Thị Sam người dân tộc Sán Dìu ở làng Quan Triều, Phú Lương” (theo bản ghi Sự tích vị Dương Tự Minh thành Hoàng Làng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên).

Tuy nhiên, thuyết bà mẹ quan hệ bí ẩn với thiên nhiên sinh ra Dƣơng Tự Minh là phổ biến hơn cả. Do tâm lý tôn sùng, dân gian đã gắn vào cuộc đời ngƣời anh hùng những yếu tố thần kỳ.

Từ mô típ thụ thai thần kỳ dẫn đến mô típ sinh nở thần kỳ. Theo

chuyện chiếc áo tàng hình:

“Mười hai tháng sau bà sinh được một cậu con trai, nét mặt khôi ngô, vóc người tuấn tú. Khi cậu bé vừa ra đời có một ánh hào quang toả sáng khắp căn nhà. Cả gia đình mừng vui khôn tả. Vợ chồng họ hàng sôi nổi luận bàn đặt tên cho cháu. Sau cùng mọi người nhất trí đặt tên cho cháu là Dương Tự Minh do người bác cả đặt. Dương là mặt trời, Tự Minh ắt phải là sáng”.

Nhƣ vậy, trong tiềm thức của ngƣời dân, Dƣơng Tự Minh có nguồn gốc trên thƣợng giới. Dân gian đã lắp ghép thêm vào tiểu sử của Ngƣời câu chuyện đầu thai kỳ lạ - một mô típ khá phổ biến trong các câu chuyện dân gian cũng là để lý giải cho sự siêu phàm của Ngƣời trong tâm thức. Sự sinh nở mang nhiều yếu tố kỳ lạ, làm cho truyền thuyết về ngƣời anh hùng Dƣơng Tự Minh thêm lung linh huyền ảo. Thể hiện lòng ngƣỡng mộ, thành kính tuyệt đối của nhân dân đối với nhân vật.

Trong truyền thuyết lịch sử, sự hiển linh âm phủ cũng là một mô típ phổ biến trong tâm thức của nhân dân, các vị dân tộc là sự kết tinh của hồn thiêng sông núi, là ngƣời đƣợc trời phái xuống để cứu nƣớc, giúp dân. Khi chết họ lại hoá thành thần linh để âm phù cho các thế hệ con cháu. Truyền thuyết Đức Thánh Dương Tự Minh kể rằng:

“Ông Dương Tự Minh linh thiêng thường về báo mộng cho con cháu. Một đêm, một người dân trong làng Phố Hương nằm mộng thấy tiếng ngựa hí đi về phía làng mà không thấy người, chỉ nghe tiếng nói bảo rằng: Chỗ ta ở địa thế thấp quá, các ngươi đưa ta đến nơi địa thế cao hơn. Hôm sau bà con làng Phố Hương họp bàn, chuyển nơi thờ cụ Dương Tự Minh lên vùng đồi làng Phố Hương, bốn mùa gió mát. Từ đấy người dân trong làng không mơ thấy cụ nữa.

47

Nhân dân làng Phố Hương hàng năm ngày rằm, mồng một đến đền thờ cụ cầu khẩn mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Từ khi ngôi chùa Phố Hương được dựng lên để tôn thờ đức Thánh, thiên tai dịch hoạ rất ít khi xảy ra. Sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây chủ yếu trông chờ vào sự thuận hoà của thời tiết. Họ lập đàn cầu đảo trước cửa chùa Phố Hương”.[44]

Trong truyền thuyết, Dƣơng Tự Minh đã nhiều lần hiển linh phù trợ cho dân làng. Điều đó chứng tỏ ngọn lửa của truyền thống anh hùng trên quê hƣơng Thái Nguyên đã liên tục đƣợc toả sáng và không ngừng truyền từ thời đại này sang thời đại khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua mô típ xây dựng nhân vật hiển linh âm phủ, nhân dân muốn thể hiện sự đồng tâm, hiệp lực của cộng đồng dân tộc, khẳng định sức sống bất diệt của truyền thống về anh hùng dân tộc Dƣơng Tự Minh.

Nhân vật Dƣơng Tự Minh đƣợc xây dựng là hình tƣợng nhân vật trung tâm của truyền thuyết. Và bằng tấm lòng ngƣỡng mộ ông, bằng trí tƣởng tƣợng phong phú, nhân dân đó thêu dệt những huyền thoại đẹp về vị tƣớng tài ba.

2.1.3. Truyền thuyết về Dương Tự Minh với lễ hội dân gian

Lễ hội về Dƣơng Tự Minh là sản phẩm, tinh hoa trong đời sống văn hóa của ngƣời dân Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của các lễ hội về Dƣơng Tự Minh có mối liên hệ khăng khít với phong tục, tập quán của ngƣời dân Phú Lƣơng, Thái Nguyên, ảnh hƣởng sâu đậm tới kho tàng văn học nghệ thuật dân gian và gắn liền với tinh thần đoàn kết đấu tranh chống thiên nhiên, chống kẻ thù xâm lƣợc của cộng đồng ngƣời Việt. Lễ hội về Dƣơng Tự Minh có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Vào ngày mồng 6 tháng Giêng (âm lịch), huyện Phú Lƣơng lại tƣng bừng tổ chức lễ hội đền Đuổm. Đền Đuổm tọa khiêm nhƣờng dƣới chân núi Đuổm, một hệ núi đá vôi hùng vĩ với 6 mỏm đá cao ngất tạo hình hàm long ngóc đầu chầu lên đầy uy nghi. Nơi đây thờ vị anh hùng dân tộc Dƣơng Tự Minh, ngƣời có công lao to lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc biên cƣơng phía Bắc của Tổ quốc Đại Việt dƣới các triều vua Lý.

Phủ Phú Lƣơng hơn 30 năm dƣới sự cai quản của ông thực sự trở thành một vùng phồn thịnh. Ngƣời dân làng Đuổm đời nọ nối đời kia thay mặt cho nhân

48

dân các dân tộc huyện Phú Lƣơng thƣờng trực phụng thờ Đền. Sở dĩ lệ đền đƣợc tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng là bởi tƣơng truyền rằng đây là ngày sinh của ông. Vào ngày này, cả làng đều dậy sớm, nhanh tay làm cỗ để rƣớc ra lễ Đền.

* Phần lễ Lễ rƣớc nƣớc

Lễ rƣớc nƣớc là phần lễ mở màn cho lễ hội Đuổm, diễn ra trong không khí trang nghiêm, giản dị và thành kính. Ngày 5 tháng giêng, buổi sáng, làng cử hành lễ lấy nƣớc từ giếng nƣớc về đền. Giếng này là của riêng nhà đền, dựng trong những dịp cần thiết. Nƣớc đƣợc đựng vào chóe sứ đã lau chùi sạch sẽ. Nƣớc đƣợc múc bằng một gáo đồng và lúc đổ nƣớc phải qua miếng vải đỏ ở khoé miệng choé. Lễ rƣớc nƣớc là nghi lễ thƣờng có trong nhiều lễ hội. Nó mở đầu các ngày hội với mục đích dựng nƣớc để tắm tƣợng thần và rửa khí tự nhƣng đồng thời cũng là một hình thức cầu nƣớc của cƣ dân làm nông nghiệp. Theo truyền thuyết, Dƣơng Tự Minh trƣớc đây kiếm sống bằng nghề câu cá để nuôi mẹ già nên “nƣớc” có ý nghĩa rất quan trọng. Nhƣ vậy, lễ rƣớc nƣớc cũng góp phần vào việc tái hiện truyền thuyết Dƣơng Tự Minh.

Lễ mộc dục

Tƣợng Thánh Đuổm Dƣơng Tự Minh đƣợc đúc bằng đồng đen, dựng trong một căn phòng kín, trừ khi tiến hành lễ mộc dục mọi ngƣời mới có dịp đƣợc nhìn thấy tƣợng ngài. Lễ mộc dục (tức lễ tắm tƣợng DƣơngTự Minh) đƣợc thực hiện vào nửa đêm ngày mùng 5 tháng giêng. Công việc này đƣợc giao cho ngƣời nhà đền đảm nhiệm. Họ phải sống chay tịnh trƣớc đó hàng tuần. Họ thắp hƣơng lên bàn thờ rồi thực hiện công việc một cách trang nghiêm, thận trọng.

Tƣợng Đức Thánh đƣợc tắm hai lần nƣớc: lần thứ nhất bằng nƣớc làng rƣớc về, lần thứ hai bằng nƣớc ngũ vị đã chuẩn bị sẵn. Họ lấy tấm vải đỏ nhúng vào chậu nƣớc, sau đó chùi nhẹ nhàng, cẩn trọng. Trong khi làm việc, họ phải tuyệt đối im lặng và không để các ngƣời khác nhìn thấy. Sau khi tƣợng đã đƣợc tắm, chậu nƣớc ngũ vị đƣợc giữ lại để các vị chức sắc, hƣơng lão nhúng tay, xoa vào mặt, gọi là “hƣởng ơn Thánh”. Còn mảnh vải đỏ đƣợc xé nhỏ chia cho dân làng và ai cũng mong mình đƣợc một phần để “ lấy khƣớc”. Ngày nay, lễ mộc dục diễn ra vào thời điểm không trùng với thời gian diễn ra lễ hội.

49

Lễ rƣớc kiệu

Lễ rƣớc kiệu đƣợc tiến hành vào sáng ngày mùng 6 tháng giêng, từ 7h đến 8h. Đám rƣớc xuất phát từ đền rồi theo một vòng tròn khép kín quanh núi Đuổm trở về. Đi đầu đám rƣớc là một bô lão cầm lệnh bài có ghi dòng chữ “Thƣợng đẳng tối linh”, biểu hiện uy đức của Dƣơng Tự Minh. Đi đằng sau là năm trai đinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 48)