Phòng pháp chế và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu shs-cbtt-ban-cao-bach-phat-hanh-co-phieu-shs-nam-2021-398988 (Trang 33 - 34)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

4. Cơ cấu quản trị và bộ máy quản lý của Tổ chức phát hành

4.17. Phòng pháp chế và quản trị rủi ro

Gồm hai bộ phận: Bộ phận kiểm soát nội bộ và Bộ phận pháp chế. Bộ phận kiểm soát nội bộ

Bộ phận kiểm soát nội bộ có hai chức chính là kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro. - Chức năng kiểm soát nội bộ:

Chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ được tuân thủ, định kỳ báo cáo kết quả lên Tổng Giám đốc Công ty để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ bao gồm:

+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật, Điều lệ công ty, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro của công ty, của các bộ phận có liên quan và của người hành nghề chứng khoán trong công ty;

+ Giám sát thực thi các quy định nội bộ, các hoạt động tiềm ẩn xung đột lợi ích trong nội bộ công ty, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh của bản thân công ty và các giao dịch cá nhân của nhân viên công ty; giám sát việc thực thi trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong công ty, thực thi trách nhiệm của đối tác đối với các hoạt động đã ủy quyền; ....

- Chức năng quản trị rủi ro:

Chịu trách nhiệm triển khai xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý một cách hiệu quả các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ của mình tại mọi thời điểm; định kỳ báo cáo kết quả lên Tổng Giám đốc Công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động theo quy định pháp luật và Điều lệ Công ty bao gồm:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống quy trình quản trị rủi ro được Hội đồng Quản trị ban hành bao gồm các nội dung: xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, giám sát rủi ro, và xử lý rủi ro.

33

cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty;

Bộ phận Pháp chế

- Triển khai phổ biến các văn bản chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty; Tham gia xây dựng hệ thống quy chế, quy trình, quy định nội bộ của Công ty; Chịu trách nhiệm trước TGĐ về tính pháp lý của các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến các hoạt động của Công ty; Tham mưu, tư vấn cho BGĐ và các phòng ban liên quan đến các vấn đề pháp lý của Công ty.

Một phần của tài liệu shs-cbtt-ban-cao-bach-phat-hanh-co-phieu-shs-nam-2021-398988 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)