Hoạt động môi giới

Một phần của tài liệu shs-cbtt-ban-cao-bach-phat-hanh-co-phieu-shs-nam-2021-398988 (Trang 40 - 41)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

a. Hoạt động môi giới

- Doanh thu: Mặc dù phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán

top đầu với nhiều chính sách ưu đãi như miễn, giảm phí và áp lực cạnh tranh gay gắt của các công ty chứng khoán có yếu tố ngoại có lợi thế về vốn và công nghệ dẫn đến thị phần của Công ty có xu hướng giảm nhưng doanh thu môi giới và lưu ký của Công ty năm 2020 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ đạt 192,9 tỷ đồng, tăng 26,1% so với năm trước (Doanh thu 2019: 142,6 tỷ đồng).

- Thị phần môi giới: Để khắc phục sự sụt giảm về thị phần của Công ty trên sàn HOSE và

Upcom, Công ty đã định vị lại chiến lược kinh doanh, theo đó từ năm 2018, Công ty đã tập trung phát triển mạnh thị phần môi giới niêm yết và trái phiếu Chính phủ trên sàn HNX. Thị phần chứng khoán niêm yết tại sàn HNX của SHS năm 2020 vẫn tăng lên 6,6% (tăng thêm 1,5% so với năm trước) và tiến 2 bậc lên vị trí thứ 4 (thay vì thứ 6 trong năm trước). Ngoài ra, SHS vẫn giữ vững vị trí Top 10 thị phần môi giới trái phiếu Chính phủ lớn nhất trên sàn HNX mặc dù không còn nằm trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng khoán niêm yết và trái phiếu Chính phủ lớn nhất tại HOSE.

- Số lượng tài khoản mở mới: Tăng 1.667 tài khoản, tương đương tăng 59,6% so với năm

trước lên 49.920 tài khoản. Tuy vậy, so với các công ty chứng khoán trong Top 10 thì số lượng tài khoản mở mới trong năm 2020 của SHS chưa nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do một số công ty chứng khoán đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin hiện đại trong việc mở tài khoản từ xa, tư vấn và hỗ trợ khách hàng giao dịch. Khách hàng cá nhân trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách hàng của Công ty.

40

Định hướng Công ty trong thời gian tới, hoạt động môi giới vẫn là cốt lõi để SHS tiếp tục phát triển, bằng việc triển khai các công việc cụ thể như sau:

- Kiên trì mục tiêu giữ vững thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết nằm trong Top 5 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất trên cả 2 sàn, định hướng Top 3.

- Đa dạng hóa các sản phẩm của môi giới như: chứng khoán phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi... góp phần gia tăng phí môi giới của Công ty.

- Đào tạo đội ngũ nhân sự môi giới về kiến thức đầu tư tài chính nhằm nâng cấp từ môi giới tư vấn đầu tư chứng khoán thành môi giới tư vấn quản lý tài sản cho khách hàng. - Nâng cấp phần mềm lõi chứng khoán và bổ sung các tính năng mới cho phần mềm để

đáp ứng nhu cầu quản lý tài sản và đa dạng các kênh đầu tư cho khách hàng.

- Phối hợp hiệu quả giữa TTMGCK và Phòng CNTT, Phòng KH&PTTT để phát triển khách hàng vãng lai trên nền tảng công nghệ tiên tiến.

- Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng phù hợp với thực tế để mở rộng qui mô khách hàng theo hướng bền vững, đặc biệt khách hàng là các DNNN đã cổ phần hóa và phải thực hiện lộ trình niêm yết theo qui định của Chính phủ. Ngoài ra, xây dựng chiến lược phát triển đối tượng khách hàng là tổ chức và có yếu tố nước ngoài.

Một phần của tài liệu shs-cbtt-ban-cao-bach-phat-hanh-co-phieu-shs-nam-2021-398988 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)