Thứ nhất, việc nghiên cứu về đổi mới HTCT ở Việt Nam đã được tiến hành
một cách rộng rãi và có hệ thống với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý dưới các góc độ chuyên môn khác nhau. Một số nghiên cứu đã khái quát được những giai đoạn chính của quá trình đổi mới HTCT ở Việt Nam với những nội dung và các kết quả cụ thể.
Thứ hai, từng lĩnh vực cụ thể của việc đổi mới HTCT ở Việt Nam cũng được
các nhà nghiên cứu tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề có tính nguyên tắc như công tác xây dựng đảng, công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền các cấp, hoạt động của MTTQ Việt Nam cùng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (cán bộ, công chức), viên chức. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về hoạt động đổi mới HTCT ở các địa phương hiện nay, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng đã khẳng định được tính tất yếu của hoạt động này trong quá trình đổi mới, phát triển của thành phố. Từ kết quả nghiên cứu trên nhiều góc độ, các tác giả cũng đánh giá bước đầu một cách khoa học về tác động nhiều mặt của đổi mới
HTCT đến sự phát triển của thành phố từ sau năm 1986 đến nay đồng thời chỉ ra được những phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình
này trong những năm tiếp theo.
Thứ tư, từng lĩnh vực, nội dung cụ thể của đổi mới HTCT và mối liên hệ biện
chứng giữa các lĩnh vực này với nhau ở Thành phố Hồ Chí Minhcũng được các tác giả nghiên cứu ở nhiều mức độ với nhiều công trình từ đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn, báo cáo đến bài viết tạp chí… Đây là cơ sở quan trọng để các công trình nghiên cứu đi sau có thể kế thừa nhằm khai thác sâu hơn, cụ thể hơn nội dung của vấn đề.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ nhiều công trình đã được công bố đồng thời từ những vấn đề mà các công trình này còn chưa đề cập, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, luận án sẽ trình bày, phân tích về những nhân tố trong nước và quốc
tế, đặc biệt bối cảnh khó khăn của Thành phố Hồ Chí Minh sau chiến tranh tạo nên nhu cầu bức thiết phải đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minhvào những năm 80 của thế kỷ XX và các giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2013.
Thứ hai,luận án sẽ xác định các giai đoạn cụ thể của quá trình đổi mới HTCT
28
từng lĩnh vực, luận án sẽ tập trung làm rõ những chủ trương, chính sách cùng quá trình triển khai thực hiện trong thực tế, những kết quả đạt được và vấn đề mới nảy sinh, đồng thời đánh giá một cáchkhoa học về hiệu quả đem lại. Đồng thời, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về sự tác động lẫn nhau giữa các thành tố cấu thành HTCT
trong quá trình đổi mới ở thành phố trong những năm qua để từ đó thấy được vị trí, vai trò cụ thể của từng bộ phận, cũng như sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ ở tất cả các thành tố của HTCT thành phố.
Thứ ba, từ việc phục dựng toàn bộ quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ
Chí Minh, luận án sẽ rút ra những đặc điểm của quá trình đổi mới HTCT, đánh giá một cách toàn diện về các thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó, đưa ra những kinh nghiệm quan trọng trên từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ đánh giá một cách khoa học về những chương trình thí điểm liên quan đến đổi mới HTCT mà Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang được cho phép áp dụng trong thực tế.
Những kết quả trên đây sẽ làm nổi bật lên vai trò quan trọng của đổi mới
HTCT với quá trình đổi mới ở thành phố nói riêng và cả nước nói chung, đánh giá một cách đúng đắn hơn nữa những thành tựu mà thành phố đã đạt được qua gần 30 năm đổi mới.
29
CHƢƠNG 2
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪNĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000
2.1. Hệ thống chính trị Thành phố HồChí Minh trƣớc Đổi mới
2.1.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của cả nước (Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Cần Thơ). Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang). Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 3 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015), Thành phố Hồ Chí
Minh (cùng với Hà Nội) được xếp là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt với tổng diện tích tự nhiên là 2.095,06 km², dân số 8.993.082 người với mật độ là 4.292 người/km2
. Đây cũng là thành phố đông dân nhất, chiếm tỷ trọng 9,35% dân số cả nước và 50,44% dân số vùng Đông Nam bộ [201].
Về tổ chức hành chính, đến năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh được phân chia thành 24 quận, huyện với 322 xã, phường và thị trấn (gồm 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn), trong đó khu vực nội thành gồm 19 quận (Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú) với 259 phường, khu vực ngoại thành gồm 5 huyện (Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh) với 63 xã và thị trấn.
Trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh luôn
khẳng định vị trí là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ lớn của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, giai đoạn 1996-2000, quy mô kinh te Thành phố chie m bình quan khoảng 17% kinh te cả nuo c, đen giai đoạn 2001 - 2010 tỉ l này tang len 20% và giai đoạn 2011-2019 kinh te thành phố
chiem hon 22% kinh te cả nuo c. Vị trí đa u tàu của Thành phố Hồ Chí Minh khong chỉ thể hiện ở việc tang truong kinh tế liên tục tăng mà còn o đóng góp với tỉ trọng lớn cho ngan sách quốc gia. Giai đoạn 2001 - 2010, bình quan thành phố đóng góp khoảng 26,5% ngan sách, giai đoạn 2011 - 2019 đóng góp 27,5% ngan sách cả nuoc [202]. Ngoài vị trí là trung tâm kinh tế, thương mại lớn, Thành phố Hồ Chí Minh
30
còn là trung tâm về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông quốc tế của đất nước.
Với những đặc điểm nổi bật như trên về kinh tế, xã hội, trong quá trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng, kiện toàn và đổi mới hệ thống chính trị có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng; góp phần trực tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân; qua đó, giữ vững và phát huy được vai trò đầu tàu, vị trí trung tâm đối với khu vực và cảnước.
2.1.2. Sự thiết lập hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày 30/4/1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm đầy hy sinh và gian khổ, mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hiện đại Việt Nam: giành lại độc lập hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã được giải phóng khỏi ách thống trịhơn một trăm năm của chủnghĩa thực dân cũ và mới.
Ngày 3/5/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra quyết định thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, thực thi nhiệm vụ của cơ quan quyền lực cao nhất đầu tiên của nhân dân thành phố sau 30/4/1975. Ủy ban Quân quản được chỉ định gồm 11 thành viên, do Trần Văn Trà
làm Chủ tịch. “Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định cử 5.500 cán bộ
chiến sĩ, tổ chức 4 đoàn, 34 đội công tác” [39] nhằm thực hiện một loạt công tác quan trọng với một khối lượng công việc bộn bềở thời điểm chuyển giao lịch sử tại một địa bàn trọng điểm, từ chiến tranh sang hòa bình; từ thủ phủ, đầu não của bộ
máy chiến tranh xâm lược sang một thành phố lớn của đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất. Đầu năm 1976, tình hình mọi mặt của Sài Gòn - Gia Định đi vào ổn
định. Ngày 24/1/1976, UBND Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định làm lễ ra mắt tại Nhà hát Lớn thành phố. Đến đây, Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định hoàn thành sứ mệnh lịch sử và giải thể. Ngày 25/6/1976, thể theo nguyện vọng của
Đảng bộ và nhân dân thành phố, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng từ đây đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ ổn định, khắc phục khó khăn
và xây dựng thành phố thành một trung tâm hàng đầu của cảnước.
2.1.2.1. Đảng bộ thành phố sau giải phóng
Ngay sau khi thành phố được giải phóng, nhiệm vụ trung tâm của Đảng bộ
thành phố là chuyển từ lãnh đạo hoạt động bí mật sang công khai và nắm chính quyền để bước vào thời kỳ cách mạng mới nhằm nhanh chóng ổn định tình hình
31
mọi mặt, khôi phục và xây dựng lại thành phố sau chiến tranh. Để nhanh chóng thiết lập hệ thống tổ chức đảng các cấp, trong tháng 6 và tháng 7/1975, Ban Thường vụ Thành ủy đã ra quyết định chỉ định Ban chấp hành đảng bộ lâm thời các quận, huyện. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ thành phốđược tổ chức theo hệ thống chính quyền các cấp gồm có Thành ủy; quận (huyện) ủy; chi bộphường (xã); chi bộ khóm (ấp). Thành ủy đã tăng cường một số cán bộ của Thành Đoàn, ban ngành, của Trung
ương Cục và một số địa phương cho các quận ủy. Đến giữa năm 1976, số lượng
đảng viên của đảng bộ thành phố đã lên đến hơn 20.000 đảng viên (hơn 11.000 đồng chí được chi viện) sinh hoạt trong 1.134 chi bộcơ sở; hệ thống tổ chức cơ bản
được củng cố và kiện toàn một bước, theo kịp với tình hình; các mặt công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức được đẩy mạnh, đã thể hiện được vai trò trong tình hình mới [21, tr. 330]. Trong 6 năm (1980 – 1985), đảng bộ thành phốđã
phát triển thêm được 21.000 đảng viên mới [13, tr.140]. Về tổ chức bộmáy, đối với Thành ủy, các ban đảng được củng cốvà tăng thêm: thành lập thêm Ban Kinh tế và phân phối lưu thông, Ban Dân vận, Phân Ban nông thôn; đồng thời tiến hành bổ sung, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác cho phù hợp với chức
năng. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Đảng bộ thành phố bắt đầu có những chủ trương mang tính cải cách, sáng tạo nhằm nâng cao vai trò của từng tổ chức đảng,
xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, phù hợp với nhiệm vụ chính trị. Điển hình là việc đảng bộ thành phốcó chủ trương thí điểm thành lập các Đảng bộ Khối đối với các cơ quan sự nghiệp, xí nghiệp, công ty của thành phố và trung ương đóng trên địa bàn thành phố. Trước đây, các cơ sở đảng này đều thuộc các đảng bộ quận, huyện trên địa bàn. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thành phố, các cơ sở đảng này ngày càng đông; một số quận, huyện ủy đã gặp khó khăn trong việc quản lý lãnh đạoquản lý, nhất là công tác xây dựng đảng không gắn với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị (nhiệm vụ chuyên môn) của các đơn vị cơ sở nên Ban Thường vụ Thành ủy kiến nghị và được Ban Bí thư Trung ương cho
thành phố thực hiện thí điểm thành lập một số đảng bộ cấp trên cơ sở, gọi là đảng bộ khối. Đảng bộ Khối tổ chức theo Bộ, Sở, Tổng công ty hoặc một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ gần giống như các ban của Thành ủy, các cơ quan quản lý nhà nước (chính quyền)…Đến năm 1984, Thành ủy đã tổ chức lại hệ thống tổ chức đảng cấp trên cơ sở khối Trung ương, từ 145 đảng bộ trực thuộc Thành ủy thành 13 đảng bộ cấp trên cơ sở ở các Bộ. Công tác sắp xếp như trên là một chủ trương sáng tạo của Thành ủy nhằm thu gọn các đầu mối trong công tác đảng, giảm bớt số lượng tổ chức đảng trực thuộc Thành ủy đồng thời gắn công tác đảng và công tác cán bộ với nhiệm vụ chuyên môn.
32
Để góp phần xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, ngày 10/8/1979, Ban
Thường vụ Thành ủy ra Thông báo số 20/TB-TU Về những nguyên tắc cơ bản của công tác cán bộ, nội dung công tác cán bộ và phân công phân cấp quản lý cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ cũng được thành phố rất chú trọng trong đó có chủ trương nổi bật là xây dựng đội ngũ cán bộ từ đối tượng là công nhân đang trực tiếp lao động, sản xuất tại các xí nghiệp, công ty. Ban Tổ chức Thành ủy đã phối hợp với Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ lựa chọn một số công nhân trẻ bồi dưỡnglý luận chính trị sau đó tăng cường cho các quận, huyện. Các xí nghiệp, công ty cũng lựa chọn khoảng 100 công nhân sản xuất giỏi đưa đi học văn hóa cấp 3 rồi đặc cách tuyển vào học ở Đại học Kinh tế và một số Đại học khác. Sau khi tốt nghiệp, một số công nhân đã được Ban Tổ chức bố trí công tác tại các ban, ngành, quận – huyện. Điều này vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị vừa đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và có thực tiễn của thành phố trong quá trình phát triển kinh tế.
2.1.2.2. Xây dựng chính quyền thành phố
Theo Nghị quyết ngày 9/5/1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam, thành phố Sài Gòn - Gia Định mới lập được tổ chức lại thành 14 quận nội
thành và 7 quận ngoại thành. Ngày 20/5/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn
- Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20/5/1976 của UBND Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định), theo đó hệ thống chính quyền từ 4 cấp (bỏ cấp khóm) còn 3 cấp: thành phố; quận –huyện; phường –xã đồng thời thống nhất tên gọi chính quyền các cấp là “Ủy ban nhân dân”. Sau khi sắp xếp lại, thành phố Sài Gòn - Gia Định có 12 quận (Quận1; Quận 3; Quận 4; Quận 5; Quận 6; Quận 8; Quận 10; Quận 11; Quận Bình Thạnh; Quận Phú Nhuận; Quận Gò Vấp; Quận Tân Bình) và 5 huyện (Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Thủ Đức).Đối với các
phường, qua sự sắp xếp cho phù hợp với tình hình mới, đến năm 1977 toàn thành phố có 353 đơn vị, gồm: 268 phường, 83 xã và 02 thị trấn [13, tr.129].
Ngày 15 và 29/5/1977, nhân dân thành phố đã chính thức tham gia vào cuộc