4.1.1. Đặc điểm của quá trình đổi mới hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh
Trải qua quá trình xây dựng, hoạt động và đổi mới với nhiều sựthay đổi về bộ
máy tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành, có thể thấy quá trình đổi mới hệ thống chính trịở Thành phố Hồ Chí Minh có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Thứ nhất, quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu được thực hiện trên nền tảng hệ thống chính quyền mới được thiết lập sau giải phóng với thời gian hơn 10 năm nên có thuận lợi là hệ thống chưa tồn tại quá lâu để tạo nên lực cản lớn cho quá trình đổi mới. Chính vì vậy, thành phố sớm có những đóng góp
thiết thực trong việc xây dựng đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên đây cũng là một khó khăn vì một bộ phận cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý nhất là trong quản lý kinh tế, nên trong quá trình đổi mới dễrơi vào tình trạng buông lơi định hướng xã hội chủnghĩa. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, việc đổi mới HTCT được tiến hành liên tục và đạt
được nhiều thành tựu to lớn.
Thứ hai, quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của lịch sử phát triển thành phố. Do đây là một thành phố trẻ, là nơi quy tụ của dân
cư đến từ nhiều vùng miền trong nước, là trung tâm giao lưu kinh tế, giao thoa văn
hóa trong hơn 300 năm qua nên dễ tiếp thu cái mới và sự đa dạng, có tính năng động và cở mở. Những phẩm chất riêng có này của thành phố đã thúc đẩy cho quá
trình đổi mới HTCT được diễn ra và có nhiều cách làm sáng tạo.
Thứ ba, quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố HồChí Minh được diễn ra ngay
sau năm 1975 với những tìm tòi, khảo nghiệm bước đầu cho đến sau này với mức
độ ngày càng nhiều hơn, phạm vi rộng hơn, mang tính nhân bản hơn, đáp ứng ngày
càng cao hơn các quyền con người, quyền công dân của nhân dân thành phố, thúc
đẩy cho kinh tế thành phốtăng trưởng và phát triển.
Thứtư, quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh có sựđóng góp to
lớn của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là của MTTQ thành phố. Nhiều phong trào do MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phốphát động không chỉ phát huy trong phạm vi thành phố mà còn có ảnh hưởng rộng lớn ra toàn quốc
129
động cùa MTTQ và các đoàn thểđã tạo nên một lực lượng chính trị trong nhân dân, tạo thành lực đẩy để HTCT tiếp tục đổi mới với tinh thần lấy dân làm gốc.
4.1.2. Nhữngthành tựu của quá trình đổi mới hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh
Thành tựu nổi bật đầu tiên là các tổ chức trong hệ thống chính trị được sắp
xếp từng bước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ngay từ khi quá trình đổi mới được tiến hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh đã đặt ra yêu cầu cần phải sắp xếp HTCT, “hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức đảng, chính quyền đoàn thể, các ngành và đơn vị kinh tế, văn hoá và xã hội… từ thành phố đến cơ sở theo hướng có hiệu lực, hợp lý, tinh gọn”[189]. Trên cơ sở đó, Thành ủy và HĐND cũng như UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần ban hành và thông qua những chủ trương cụ thể về sắp xếp tổ chức, bộ máy của HTCT
bắt nguồn từ các chủ trương chung của Trung ương cũng như từ thực tiễn của thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới. Chính vì vậy, bộ máy của HTCT
các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm đổi mới đã có một sự chuyển biến sâu sắc. Từ một hệ thống có tính chất cồng kềnh, nặng nề, nhiều cơ quan, tổ chức đã được sắp xếp lại ngày càng tinh gọn, biên chế được tinh giảm nhưng lại tăng cường được vai trò lãnh đạo và quản lý đồng thời phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân.
Đối với Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, ngay từ năm 1990, các Ban của Thành ủy đã được sắp xếp theo hướng giảm đầu mối thông qua việc sáp nhập và giải thể một số Ban đảng với chủ trương cụ thể là “tiến hành kiện toàn, củng cố và sắp xếp các ban đảng, các trường đảng, trung tâm giáo dục chính trị và các trường quản lý của thành phố; sắp xếp và kiện toàn các đảng bộ cấp trên cơ sở, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và mối quan hệ giữa tổ chức đảng – chính quyền – đoàn thể cùng cấp; nghiên cứu tổ chức các đảng bộ và chi bộ ở phường xã theo đúng Điều lệ Đảng phù hợp với đặc điểm từng nơi..” [190]. Từ đó,
qua triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VI) Về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, đối với Thành ủy đã giảm được 3 ban bằng cách sáp nhập một số ban theo chức năng, nhiệm vụ.
Đến năm 2000, trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng
(khoá VIII) tháng 8/1999 Về một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của HTCT và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua 7 đề án về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các Ban Đảng và HTCT.
Đến cuối năm 2000, số đầu mối đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy giảm từ 63 còn 59, đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy từ 3 còn 2 đảng bộ (Khu chế xuất và
130
Công nghiệp tập trung; Khối Dầu khí) [13, tr.197]. Đối với tổ chức bộ máy các Ban Thành ủy, Quận, Huyện ủy, Thành ủy đã giảm số Ban của Thành ủy từ 16 Ban xuống còn 12 Ban, đơn vị sự nghiệp.
Trên cơ sở Nghị quyết Số 10-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năng 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Kế hoạch số 02-KH/TW ngày 11 tháng 4
năm 2007 của Bộ Chính trị về tổ chức thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, ngày 20/6/2007, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 17-KH/TU Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã
hội. Trong đó đáng chú ý là việc sắp xếp lại 3 cơ quan thuộc Thành ủy thông qua
việc hợp nhất 7 ban thành 3 ban gồm: Văn phòng Thành ủy, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận thành ủy. Đồng thời, Thành phố cũng thành lập Đảng bộ khối Dân Chính Đảng Thành phố trên cơ sở hợp nhất đảng bộ khối cơ quan đảng, đoàn thể thành phố và Đảng bộ khối cơ quan Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 2008, Chương trình hành động số 39-CtrHĐ/TU của Thành ủy thành phố tiếp tục sắp xếp và hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình cơ sở đảng được xác định là theo hướng gắn tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên.
Kết quả,đến năm 2011, thành phố đã thành lập 3 đảng bộ cơ sở ở khu chế xuất, khu công nghiệp; 15 đảng bộ cơ sở khối doanh nghiệp quận, huyện; 312 tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân liên doanh với nước ngoài; 20 đảng bộ cơ sở cơ quan đảng - đoàn thể và đảng bộ cơ sở cơ quan chính quyền; 34 đảng bộ bộ phận ở khu phố có từ 30 đảng viên trở lên và có nhiều chi bộ. Các mô hình này đã phát huy tác dụng, hoạt động có hiệu quả trong thực tế, góp phần trực tiếp vào việc lãnh đạo phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Một thực trạng trong tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố Hồ Chí
Minh trước đổi mới là “từ trên xuống dưới còn quá cồng kềnh, trùng lắp, chưa phân định rõ giữa chức năng quản lý hành chánh - kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Nhiều thủ tục rườm rà, hoạt động thiếu đồng bộ, chồng chép nhau, gây phiền hà trong nhân dân và ách tắc trong sản xuất, lưu thông. Phong cách làm việc quan liêu, hành chính còn nặng.” [189]. Đảng bộ thành phố đặt ra mục tiêuphải cải cách mạnh mẽ về tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực. Tháng
131
9/1988, Thành ủy đề ra Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 (khoá VI) trong đó xác định trọng tâm là kiện toàn UBND thành phố, sắp xếp lại các sở, ban, ủy ban thuộc UBND, bộ máy quận, huyện và cơ sở. Qua sắp xếp đã giảm 9 sở ngành chỉ còn 7 sở, ngành thuộc UBND thành phố. Tính theo tỷ lệ, qua
quá trình sáp nhập đã giảm 16,6% ban, sở, giảm 29,8% phòng ban (thuộc sở), giảm 36% biên chế. Đối với các quận, huyện cũng giảm được 37,2% phòng, ban và 36,5% biên chế. Bên cạnh việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn, đây cũng là giai đoạn mà Thành phố đã có nhiều cố gắng và quyết tâm tách chức năng quản lý sản xuất-kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý hành chính Nhà nước đối với các sở
và quận-huyện. Tiến hành sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh theo Chỉ thị 500/TTg của Thủtướng Chính phủ; thành lập doanh nghiệp hoạt
động công ích theo Nghị định 56 của Chính phủ; tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Tại thời điểm cuối năm 1995, toàn thành phố có 408 doanh nghiệp Nhà nước, đến năm 2000 đã tổ chức lại thành 7 Tổng Công ty 90; 53 doanh nghiệp hoạt động công ích; 95 doanh nghiệp cổ phần. Tuy vậy, theo đánh giá chung
thì đa số sở, ngành vẫn còn bị hút vào việc chỉ đạo trực tiếp các cơ sở kinh tế quốc doanh, xem nh quản lý nhà nước vì chưa giải quyết đồng bộ các mặt phân công, phân cấp quản lý, vấn đề kế hoạch, tài chính, ngân sách…
Từ tháng 9/2004, căn cứ theo các quy định tại Nghị định Nghị định 171/2004/NĐ-CP, UBND thành phố đã quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn theo yêu cầu tinh, gọn, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển của thành phố, nhất là trong giai đoạn hội nhập. Thành phố có 24 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, 09 cơ quan chịu sự chỉ đạo quản lý của UBND thành phố, đồng thời chịu sự quản lý chỉ đạo của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, 11 cơ quan giúp việc Ủy ban về một số lĩnh vực. Qua quá trình sắp xếp, đến năm 2008, thành phố còn 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, số cơ quan khác vẫn giữ nguyên.
Đối với các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND quận - huyện,thực hiện quy định thống nhất giảm từ 21 phòng, ban xuống còn 13 phòng chuyên môn và 4 đơn vị sự nghiệp. Sau 7 năm thực hiện, đến năm 2011 thì các quận, huyện đã thực hiện xong theo quy định. Không chỉ sắp xếp lại các cơ quan thuộc quận, huyện, để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan này, UBND Thành phố Hồ Chí
Minh cũng đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động (mẫu) làm cơ sở xây dựng quy chế tại các quận, huyện.
Có thể thấy công tác kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố đã được thực hiện một cách quyết liệt. Chức
132
năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành được xác định rõ ràng, giảm đi rất nhiều tình trạng trùng lắp, chồng chéo. Cơ chế xin - cho giữa người dân với cơ quan nhà nước đã được dần xóa bỏ, thay vào đó là cơ chế “Người phục vụ và người được phục vụ”, công dân và tổ chức trở thành khách hàng “thân thiện” của cơ quan công quyền, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân được xã hội đồng tình, ủng hộ, nhân dân đã có sự thay đổi cách nhìn đối với cơ quan công quyền, hiểu rõ hơn về bản chất của “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
Thành tựu thứ hai là vai trò và mối quan hệ giữa các bộ phận trong HTCT
được xác định một cách cụ thể, đồng bộ về chức năng, nhiệm vụ. Qua đó đã từng
bước khắc phục được tình trạng bao biện, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa
các bộ phận trong HTCT trước đổi mới.
Trong quá trình phân định về chức năng và mối quan hệ giữa các bộ phận
trong HTCT Thành phố Hồ Chí Minh thì vấn đề có ý nghĩa quyết định, then chốt nhất là sự đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ đối với chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Nội dung này đã luôn được đảng bộ qua nhiều kỳ đại hội khẳng định là một giải pháp lớn, trọng tâm trong công tác xây dựng đảng của đảng bộ. Qua quá trình đổi mới từ năm 1986, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã xác định được vai trò lãnh đạo cụ thể của mình thông qua nhiều nội dung khác nhau mà trước tiên là thông qua việc tập trung vào việc quyết định các nhiệm vụ chính trị mang tầm chủ trương, chính sách để xây dựng và phát triển thành phố thông qua các kỳ đại hội và các hội nghị thành ủy. Để quyết định được những nhiệm vụ chính trị đúng đắn, phản ánh được thực tiễn thành phố, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo các cơ quan tham mưu của thành ủy và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND… cùng nghiên cứu, phân tích. Do đó, trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh đã có nhiều chủ trương đổi mới sáng tạo, đột phá làm cơ sở cho sự phát triển của thành phố cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Không chỉ dừng lại ở đó, sự đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2013 còn thể hiện ở việc đảng bộ đã tập trung lãnh đạo việc kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của cả HTCT
theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Ngoài ra quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ đối với chính quyền và mặt trận còn được thể hiện thông qua việc xây dựng hệ thống tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan này, gắn với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện của đảng bộ. Đặc biệt trong quá trình hoạt động, đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chủ trương mang tính đột phá và hiệu quả trong mối quan hệ giữa đảng bộ với chính quyền như việc thực hiện Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở
133
cấp huyện và phường, xã từ năm 2009, được đánh giá là có nhiều ưu điểm trong lãnh đạo, quản lý. Trong mối quan hệ với các đoàn thể chính trị - xã hội, đảng bộ đã thực hiện một cách mạnh mẽ quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998, qua đó đã tạo được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trong phát huy dân chủ và phản biện xã hội. Đảng bộ thành phố đã triển khai những cuộc vận động, những đợt sinh