Từ năm 1986 đến năm 2013 với gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành trung tâm hàng đầu của đất nước về kinh tế, văn hóa,
xã hội và hội nhập quốc tế. Đóng góp trực tiếp và quyết định cho kết quả đó là quá trình đổi mới hoạt động của HTCT thành phố với việc không ngừng củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực và hiệu quả quản lý của chính quyền, mở rộng dân chủ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Thành công trong quá trình đổi mới HTCT của Thành phố Hồ Chí Minh không
chỉ đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ đã qua mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho giai đoạn cách mạng hiện nay và sắp tới trên con đưòng xây dựng, phát triển và bảo vệ thành phố. HTCT của Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển đổi thành công từ cơ chế quản lý kinh tế có kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều
147
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế gắn liền với an ninh quốc phòng. Những thành tựu về sắp xếp, đổi mới hoạt động của HTCT thành phố đã được Bộ Chính trị đánh giá một cách cụ thể trong Nghị quyết số 20 ngày 18/11/2002, Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010: “HTCT ở Thành phố được quan tâm củng cố; tổ chức bộ máy chính quyền các cấp có bước đổi mới theo hướng ngày càng tinh gọn, hiệu quả; phương pháp, lề lối làm việc được cải tiến theo hướng sát với thực tế, sát với cơ sở, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà. Vai trò mặt trận và các đoàn thể được tăng cường để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25]
Có thể khẳng định chính quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013 đã có những đóng góp quyết định đối với sự thành công trong sự nghiệp đổi mới của thành phố cũng như sự phát triển của đất nước, đặc biệt
chính những thành tựu trong đổi mới HTCT là nguyên nhân then chốt đưa Thành
phố Hồ Chí Minhtrở thành một trung tâm về nhiều mặt của vùng kinh tế trọng điểm
phía nam và của cả nước.
Về kinh tế, từ năm 1975 đến năm 2010, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng bình quân 8,24%/năm, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 1,5 lần so với cả nước, quy mô GDP giá so sánh 1994, năm 2010 gấp 16 lần so với năm 1975 (Phụ lục 12). Vai trò đầu tàu của kinh tể Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước không chỉ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh cao gấp 1,5 lần so với cả nước mà còn thể hiện ở việc kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khá cao vào tốc độ tăng trưởng của cả nước trong một thời gian dài và có xu hướng tăng, đặc biệt là giai đoạn 2001-2010. Năm 2001, kinh tế cả nước tăng trưởng 6,89%, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp tương đương với 26,67%. Năm 2010, kinh tể cả nước tăng trưởng 6,78%, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp tương đương 45,35%. Điều này cho thấy vai trò đầu tàu của kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước ngày càng to lớn. Tương tự như vậy, sự đóng góp của kinh tế thành phố đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng rất to lớn. Năm 2001, Vùng kinh tế trọng điềm phía Nam tăng trưởng 10,28% so với năm 2000, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp 4,81 điểm phần trăm vào tốc độ tăng
trưởng (tương đương 46,85%), các địa phương còn lại đóng góp 5,47 điềm phần trăm (tương đương 53,15%). Năm 2009, Vùng kinh tế trọng điềm phía Nam tăng trưởng 7,47% so vói năm 2008, trong đó kinh tế Thành phố đóng góp tương đương 60,72%; các tỉnh còn lại đóng góp tương đương 39,28%. Rõ ràng là đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kinh tể Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đóng vai
148
trò đầu tàu mà còn đóng vai trò hạt nhân của Vùng. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng về thu ngân sách của cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng cao trong tồng thu ngân sách của cà nước và có xu hướng gia tăng. Năm 1980, tổng thu ngân sách nội địa trên địa bàn Thành phố chiếm 19,8% so với tồng thu ngân sách nội địa cả nước; đếnnăm 2010 chiếm đến 35,2% tổng thu ngân sách cả nước. [19, tr.50-51]
Về mặt xã hội, chính tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong một thời gian dài đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống dân cư trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng trường kinh tế bình quân cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số qua các thời kỳ làm cho tốc độ tăng GDP bình quân đầu người không ngừng được cải thiện. Giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đầu người tăng bình quân gần 10%/năm, giai đoạn 1996 - 2010, GDP bình quân đầu người tăng trưởng bình quân 7,3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người của người dân Thành phố đã tăng lên đáng kể. Năm 1995, thu nhập bình quân đầu người của người dân Thành phố đạt 450 ngàn đồng/người/tháng, chiếm 67,8% GDP bình quân đầu người theo giá thực tế; năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,3 triệu đồng/người/tháng, chiếm 65,6% GDP bình quân đầu người theo giá thực tế. Thành
phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương đi đầu cả nước về xóa đói giảm nghèo. Chương trình xóa đói giảm nghèo của Thành phố được sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Chỉ trong năm 2009, tổng nguồn vốn huy động, vận động để thực hiện chương trình giảm nghèo của Thành phố là 2.326 tỷ đồng, tăng 565 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Từ năm 1992 - 2008 đã có hơn 200 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn trực tiếp để xóa nghèo và vươn lên khá giả. Những nỗ lực này đã mang lại kết quả tích cực. Đến năm 2010, sau 18 năm thực hiện “Chương trình xóa đói, giảm nghèo”, Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn 6 triệu đồng/ người/năm, còn 5,7% hộ nghèo theo tiêu chuẩn 12 triệu đồng/ người/năm và tỷ lệ này có xu hướng giảm nhanh chóng (năm 2009 là 7,6%). Với kết quả tích cực này, “Chương trình xóa đói, giảm nghèo” của Thành phố được chuyền thành “Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá”. [134, tr.150]
Thành phố Hồ Chí Minhđược xem là trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước trên các khía cạnh tiềm lực về khoa học công nghệ, những đóng góp của khoa
học và công nghệ của Thành phố đối với cả nước, về tiềm lực khoa học và công nghệ, đến năm 2009, số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh chiếm 17,6% so với cà nước, giáo viên chiếm 20,1% và sinh viên chiếm
149
học và công nghệ. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Thành phố Hồ Chí
Minh chiếm 6,7% dân số cả nước, tuy nhiên tỷ lệ sinh viên theo học tại các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Thành phố chiếm đến 22,3% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm 2009 chiếm 23,8% so với cả nước. Điều này cho thấy, ngoài việc học
sinh Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ vào đại học và cao đẳng cao hơn mức bình quân chung cả nước còn một tỷ lệ đáng kể học sinh từ các địa phương khác học đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố [134, tr.202]. Giáo dục đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố không những đóng vai trò đào tạo cho người dân thành phố mà còn cho cả khu vực và cả nước. Ngành y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm đổi mới cũng đã phát triển nhanh chóng cả về lượng lẫn về chất, xứng đáng là trung tâm y tế cùa cả nước. Y tế Thành phố Hồ Chí Minh không
chỉ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân Thành phố mà còn cho cả khu vực phía Nam và miền Trung. Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư và hiện đại hóa, nguồn nhân lực thường xuyên được đào tạo, từng bước tiếp cận những thành tựu mới nhất của thế giới về khám và chữa bệnh.