Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh (Trang 106)

3.3.1. Kiện toàn tổ chức củaUBND Thành phố và sắp xếp các đơn vị hành chính

Điểm nổi bật đầu tiên trong việc đổi mới hệ thống chính quyền ở Thành phố

Hồ Chí Minhgiai đoạn này là bên cạnh việc hợp lý hóa chức năng, nhiệm vụ và quy

chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố thì UBND thành phố còn tích cực chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy chính

103

quyền quận - huyện, phường - xã, thị trấn và hệ thống các cơ quan chuyên môn trực

thuộc UBND quận - huyện theo hướng tinh gọn, làm việc có hiệu quả, từng bước

cải tiến lề lối làm việc của các cơ quan nêu trên. Thông qua đó phát huy được chức

năng tham mưu và giúp UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn. Thực hiện Nghị định số 171/2004/NĐ-CP của Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành các Quyết định đổi tên Văn phòng UBND thành phố thành Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Văn phòng tiếp dân thành Văn phòng tiếp công dân Thành phố; Ban Tổ chức Chính quyền thành Sở Nội vụ; Sở Tài chính - Vật giá thành Sở Tài chính, Sở Khoa học - Công nghệvà Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ; Hợp nhất Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Ủy ban Bảo vệ -

Chăm sóc trẻ em thành Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Thành phố; chuyển Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo thành Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và việc làm Thành phố; chuyển Văn phòng Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và việc làm về trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Thành phố cũng tiến hành sắp xếp lại các sở, ngành liên quan lĩnh vực quản lý đô thị theo quy định của Chính phủ và đặc điểm yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố: thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Sở Địa chính - Nhà đất, đồng thời chuyển một số nhiệm vụ của Sở Địa chính - Nhà đất sang Sở Xây dựng; thành lập mới Sở Bưu chính Viễn thông, Ban Quản lý khu đô thị Tây Bắc, Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp - Nông thôn. Thành phố đã thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư trực thuộc UBND Thành phố trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư. Kiện toàn tổ chức Ban

Chỉ đạo cải cách hành chính thành phố và hợp nhất Viện Kinh tế Thành phố và Ban

Kinh tế Thành ủy thành Viện Kinh tế thành phố. Sau khi sắp xếp, bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có 23 cơ quan chuyên môn; 12 đơn vị trực thuộc và 9 đơn vị sự nghiệp. Đối với các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND quận - huyện: thực hiện Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9

năm 2004 của Chính phủ, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 341/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc quận

- huyện, theo đó quy định thống nhất quận - huyện tổ chức thành 13 phòng chuyên môn va 4 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra, để thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố, UBND Thành phố đã thành lập Phòng Y tế trực thuộc UBND quận - huyện nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước về y tế tại cơ sở, đồng thời chỉ đạo sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc UBND quận - huyện theo hướng phân định rõ hai chức năng điều trị và dự phòng.

104

Đồng thời với việc kiện toàn lại các cơ quan chuyên môn của UBND Thành

phố và quận - huyện, từ ngày 05/11/2003, thành phố cũng đã có sự sắp xếp lại các

đơn vị quận – huyện và phường – xã trên cơ sở chia tách và sáp nhập, do đó đã

nâng tổng số đơn vị cấp xã – phường lên là 317, bao gồm: 254phường, 58 xã và 05 thị, số quận, huyện lên 24 đơn vị. Từ ngày 23/11/2006 số đơn vị cấp xã của Thành phố được điều chỉnh là 322, bao gồm: 259 phường, 58 xã và 05 thị trấn. Việc phân chia lại địa giới hành chính của các quận - huyện, phường – xã, thị trấn tại Thành phố là phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội Thành phố khi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng đồng thời với quy mô dân số ngày càng đông. Việc điều chỉnh, chia tách những đơn vị hành chính có diện tích rộng,

dân số đông cũng được coi là một biện pháp có hiệu quả phù hợp với trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền địa phương thay vì phải áp dụng các biện pháp khác như cơ chế đầu tư, chính sách tài chính, tăng cường cán bộ, chính sách tiền lương. Chính điều này đã đáp ứng nhữngđòi hỏi về việc chuyển đổi mô hình quản lý ở các địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở từ đó dẫn đến đổi mới trong hoạt động của HTCT theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân đối với nhà nước.

3.3.2. UBND Thành phố thực hiện phân cấp quản lý và xây dựng nền hành chính hiện đại

Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2013 là giai đoạn mà việc đổi mới hoạt động của hệ thống chính quyền thành phố diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ nhất so với giai đoạn trước đó. Về mặt chủ trương, Thành ủy và UBND thành phố đã có nhiều Nghị quyết, Chương trình hành động để thực hiện việc cải cách hành chính, đổi mới hoạt động của hệ thống chính quyền. Trên cơ sở Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII và thứ VIII, đồng thời trên cơ sở Nghị định số 93/2001/NĐ-CP Chính phủ ngày 12/12/2001 Về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/10/2002, UBND thành phố đã ban hành Quyết định 119/2002/QĐ-UB Về việc ban hành chương trình cải cách hành

chính giai đoạn 2001-2005 của Thành phố Hồ Chí Minh trong đó xác định mục tiêu chung của cải cách hành chính là “Xây dựng nền hành chính trong sạch, vững

mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, từng bước hiện đại hóa nền hành chính, thể hiện rõ bản chất chính quyền của dân, do dân, vì dân và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, có năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của thành phố ; triển khai và thực

105

hiện có hiệu quả Nghị định của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố” [149]

Do đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị riêng cho thành phố như: Nghị định số 93/2001/NĐ-CP

của Chính phủ ngày 12/12/2001 Về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành

phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ Về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh... Trên cơ sở những chủ trương đó, ngay từ đầu Thành phố đã chủ động chuẩn bị trước những nội dung cần thiết nên khi các quy định có hiệu lực đã triển khai nhanh chóng các văn bản thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện. Chính sự chủ động này đã tạo điều kiện để thành phố phát huy sự năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương, huy động nhiều nguồn lực xã hội cho sự phát triển kinh tế, xã hội ; giúp thành phố có cơ sở tiến hành phân cẩp, ủy quyền cho các cơ quan đơn vị, qua đó đã giảm thiểu tình trạng hồ sơ bị tồn đọng do quá tải vì phải tập trung về một đầu mối, góp phần rút ngắn thời gian hoàn tất hồ sơ, tăng cường khả năng quản lý điều hành, nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Quá trình cải cách nền hành chính, đổi mới hoạt động của chính quyền các cấp không thể tách rời việc hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước trên cơ sở áp dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. Từ yêu cầu đó, cùng với việc thực hiện Quyết định 112/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 112), từ năm 2001 đến 2013 là giai đoạn mà Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện triển khai việc tin học hóa quản lý nhà nước một cách mạnh mẽ. Các ngành, các cấp từ thành phố đến cơ sở đều đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân. Qua đề án này, mạng thông tin diện rộng của Văn

phòng Chính phủ, Văn phòng HĐND và UBND thành phố đã được kết nối đến hầu hết các đơn vị cơ sở. Có 26 sở, ngành, quận - huyện và tổng công ty đã tham gia mạng cityweb. Qua đó đã cung cấp được thông tin pháp luật và thông tin ngành, địa phương mà công dân và doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời cũng đã cung cấp một số dịch vụ hành chính công qua mạng. Kết quả là trong giai đoạn 1 của chương trình cải cách hành chính 10 năm, cityweb của thành phố đã có 28 dịch vụ trên mạng với số lượt truy cập trung bình 9 triệu lượt/tháng, trong đó có việc cấp phép thành lập doanh nghiệp qua mạng của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo đánh giá chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các cấp, ngành từ thành phố đến cơ sở bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần từng bước nâng cao hiệu

106

lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng các nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án 112 vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí bị đánh giá là còn lãng phí, kém hiệu quả và chưa đúng tầm. Một bước cải tiến quan trọng trong hoạt động của Thành phốHồ Chí Minhtrong việc xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn này là thí điểm đưa vào hoạt động Hệ thống Đối thoại doanh nghiệp –chính quyền thành phố từ tháng 5/2003 bằng Quyết định Số 133/2002/QĐ-UB của UBND thành phố ngày 18/11/2002. Tính đến tháng 9/2007, sau 4 năm hoạt động với sự tham gia của 23 sở, ban ngành, hệ thống đối thoại đã giải đáp trên 4.884 câu hỏi, liên quan đến nhiều lĩnh vực như thuế, hải quan, Lao động - Thương Binh - Xã hội, Tài nguyên - Môi

trường, Xây dựng… góp phần cung cấp thông tin hai chiều giữa chính quyền -

doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và giúp chính quyền điều chỉnh cơ chế chính sách phù hợp với môi trường đầu tư mới. Qua đó các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố sẽ có điều kiện tiếp nhận nhiều hơn những yêu cầu, đóng góp của doanh nghiệp đối với chính sách quản lý của thành phố [166].

Bên cạnh việc thực hiện đề án tin học hóa thành phố còn có sáng kiến mạnh dạn đề xuất áp dụng quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công theo tiêu

chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến ISO-9000 thí điểm tại quận 1 (tháng 6/2000), được cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO ngày (3/2/2002). Sau đó, Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương áp dụng ISO-9000 đại trà cho các sở-ngành, quận-

huyện. Thực hiện mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 trong cơ quan hành chính là đã thiết lập một công nghệ hành chính tiên tiến trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Kết thúc giai đoạn 1 của chiến lược cải cách

hành chính (2001 – 2005), thành phố có 17 đơn vị sở - ngành triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong quản lý và phục vụ công dân, doanh nghiệp, trong đó có 9 đơn vị đã được đánh giá, cấp giấy chứng nhận; 16 quận - huyện triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong quản lý hành chính và cung ứng dịch vụ hành chính cho công dân và doanh nghiệp, trong đó có 2 quận (quận 1 và quận 6) đã được đánh giá, cấp giấy chứng nhận.

Đối với việc thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu” đã được thành phố tiến hành trong giai đoạn trước thì sang giai đoạn này để tiếp tục hoàn thiện mô hình, ngày

30/8/2004, UBND Thành phố Hồ Chí Minhban hành quyết định phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tổ nghiệp vụ hành chính công tại các Quận 3, 11, Bình Thạnh. Năm 2005, nhận thấy đây là mô hình tốt, UBND Quận Tân Bình xin được thành lập tổ nghiệp vụ hành chính công theo mô hình của 3 quận được chọn làm thí điểm và

107

được UBND thành phố đồng ý. Tổ nghiệp vụ hành chính công trực thuộc UBND quận, hoạt động theo qui trình khép kín, đảm nhiệm từ khâu tiếp nhận hồ sơ, trực tiếp thụ lý đến đề xuất lãnh đạo UBND ký quyết định và hoàn trả tận tay công dân. Khi người dân có nhu cầu giải quyết hồ sơ hành chính chỉ cần đến nộp hồ sơ hợp lệ tại bộ phận tiếp nhận của Tổ nghiệp vụ hành chính công. Đúng ngày h n trong biên nhận, người dân đến để lấy hồ sơ đã được giải quyết. Trong thời gian làm thí điểm, tổ giải quyết hồ sơ giới hạn ở các lĩnh vực: cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, giấy phép đào đường...Mô hình Tổ nghiệp vụ hành chính công là sự cố gắng tìm tòi một hình thức có tính đổi mới để đạt mục đích nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điểm tồn tại căn bản nhất (mặc dù vẫn trong khuôn khổ thí điểm) là mô hình này đã đụng chạm đến mô hình tổ chức cơ quan tham mưu giúp việc cấp quận, huyện (Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày

29/9/2004) và đặc biệt là tính pháp lý của Tổ nghiệp vụ hành chính công. Vì về mặt tổ chức, tổ không có tên trong bộ máy hành chính cấp quận và tổ trưởng cũng không có vị trí nào trong bộ máy. Chính vì thiếu tính pháp lý nên tổ gặp khó khăn trong phối hợp với các phòng ban khác trong công tác, làm ảnh hưởng đến thời gian thụ lý hồ sơ, gây ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy cấp quận, huyện. Tổ nghiệp vụ hành chính công cũng không thay thế được các cơ quan chuyên môn, không đủ nhiệm vụ chức năng để giải quyết các lĩnh vực. Do Tổ không đủ thẩm quyền nên không thể bao quát hết và như vậy người dân vẫn phải đi lại nhiều lần. Thậm chí đã có dấu hiệu tiêu cực khi thực hiện chức năng của tổ nghiệp vụ hành chính công mà dư luận đã có từng phản ánh. Điều này cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn sau. Đối với Thành phố Hồ Chí Minhthì một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu trong quản lý hành chính nhà nước là vấn đề đất đai, thủ tục nhà đất. Do đó, từ năm 2002, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thành lập hai trung tâm dịch vụ hành chính hoạt động tách khỏi cơ quan quản lý là Trung tâm thông tin và

đăng ký nhà đất (đến năm 2010 được đổi tên thành Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất) do phòng cấp chủ quyền nhà và phòng quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm trước đây và Trung tâm kiểm định bản đồ và tư vấn địa

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)