Từ những thành tựu và hạn chế của quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013; trên cơ sở những nguyên nhân khách quan và chủ quan, có thể rút ra những bài học kinh nghiệmcơ bảnvề việc đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minhnhư sau:
Thứ nhất, đổi mới hệ thống chính trị thành phố phải thật sự xuất phát từ nhu
cầu, đòi hỏi thực tế của nhân dân địa phương để quay trở lại phục vụ nhân dân.
Đây là bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với đổi mới nói chung và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình tìm tòi đến việc tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, về cơ bản các chủ trương, chính sách đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc thành phố đều xuất phát từ những yêu cầu thực tế của người dân và doanh nghiệp. Ngay từ những chủ trương đổi mới ban đầu trong công tác xây dựng đảng của Đảng bộ Thành phố từ năm 1986 với việc làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên, tăng cường kỷ luật và đưa ra khỏi đảng những đảng viên không đủ tiêu chuẩn đã thể hiện quyết tâm của Thành ủy trong việc củng cố lại niềm tin của nhân dân vào tổ chức đảng khi có không ít đảng viên trong giai đoạn trước đó rơi vào suy thoái, biến chất
và quan liêu. Đến những chủ trương khác trong các giai đoạn sau như: đổi mới công tác dân vận, hướng về cơ sở, lãnh đạo triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở (từ năm 1998), là đảng bộ đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng (năm
150
sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với nhân dân thành phố. Đối với chính quyền thành phố, những chủ trương đổi mới như: tiến hành cuộc vận động cải tiến thủ tục hành chính, chống gây phiền hà cho nhân dân (năm 1990), đổi mới hoạt động của HĐND các cấp (từ năm 1992), xây dựng chính quyền quận, huyện theo mô hình “một cửa, một dấu” (từ năm 1995), cải cách hành chính (từ năm 2001), đưa vào hoạt động Hệ thống đối thoại doanh nghiệp – chính quyền thành phố (từ tháng 5/2003), thí điểm thành lập Tổ nghiệp vụ hành chính công (từ tháng 8/2004), thí điểm mô hình quận, huyện, phường không tổ chức HĐND (từ năm 2008) đều là những chủ trương quan trọng nhằm hướng đến việc “lấy sự hài lòng của người dân, của doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công tác cải cách hành chính”. Thực tế cũng cho thấy có chủ trương khi được thí điểm nhưng lại xuất hiện những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, được dư luận phản ánh đã được thành phố ngừng triển khai như mô hình “một dấu” trong hoạt động của chính quyền cấp quận, huyện. Đối với hoạt động hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố, các phong trào quần chúng được phát động và triển khai trong những năm đổi mới đều là những phong trào có tính lan tỏa rộng rãi, hiệu quả thiết thực đối với các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt có nhiều phong trào đã trở thành mô hình chung của cả nước như xóa đói giảm nghèo, nhà tình thương, tình nghĩa, mùa hè xanh. Hơn thế nữa, để phát huy dân chủ, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã sáng tạo và thực hiện những phương thức phản biện, giám sát phù hợp đối với đội ngũ cán
bộ, công chức cũng như chính quyền các cấp tại Thành phố. Một thực tế hiển nhiên
là sự phản biện, giám sát của nhân dân khi được các cấp chính quyền lắng nghe, điều chỉnh sẽ đạt được sự đồng thuận, đem lại những hiệu quả thiết thực.Ngược lại, cũng cónhững nội dung phản biện chưa được lắng nghe, tiếp thu đầy đủ đã dẫn đến hạn chế, bất cập khi triển khai thậm chí khuyết điểm nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị.
Thứ hai, để đổi mới cầndựatrên nhữngđặc điểm đặc thù của thành phố, phải
phát huy tính năng động, sáng tạo và dám chấp nhận thử thách trong việc kiến nghị
và đưa ra chủ trương đổi mới, đồng thời phải kiên quyết, kiên trì trong quá trình
triển khai.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của cả nước về nhiều mặt, do đó có
những điểm đặc thù riêng biệt về kinh tế, xã hội, dân cư (dân số đông nhất cả nước, có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhất trên cả nước…; có những quận, huyện mà dân
số đông hơn một số tỉnh; có những phường, xã có dân số đông hơn một số quận, huyện…) nhưng về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức lại phải theo quy định chung như các địa phương khác trên cả nước. Điều này tạo nên áp lực rất lớn
151
cho bộ máy và con người trong hệ thống chính trị trong quá trình hoạt động. Chính
vì vậy Từ năm 1981 đến nay, theo kiến nghị của thành phố, Bộ Chính trị đã 3 lần ban hành nghị quyết về Thành phố Hồ Chí Minh cho phép Thành phố được thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn Thành phố đặt ra
trong quá trình phát triển, nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không còn phù hợp.Điều này tạo ra cơ chế cho Thành phố có thể xây dựng những chủ trương, chính sách về đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Thành phố. Trong thực tế, nhiều chủ trương đổi mới trong những năm qua về cơ bản đều xuất phát từ đặc điểm quan trọng này. Cụ thể như chủ trương thành lập các Đảng bộ Khối trực thuộc Thành ủy nhằm thu gọn các đầu mối trong công tác đảng vì có quá nhiều tổ chức đảng, gây khó khăn trong quản lý.Năm 1990, Thành ủy có trương thí điểm cơ chế bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND phường nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo quản lý trên địa bàn các phường thuộc trung tâm thành phố. Năm 1996, Thành phố có chủ trương như khoán biên chế và kinh phí cho các đơn vị hành chính nhằm tăng nguồn thu nhập cho cán bộ công chức và giảm biên chế trong các cơ quan chính quyền, tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện áp lực lớn về công việc. Từ năm 2002, Thành phố đã cho phép thành lập hai trung tâm dịch vụ hành chính hoạt động tách khỏi cơ quan quản lý là Trung tâm thông tin và đăng ký nhà đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do tình trạng quá tải trong đăng ký quyền sử dụng đất ở Thành phố. Năm 2004, Thành phố lại thí điểm thành lập Tổ nghiệp vụ hành chính công tại các Quận 3, 11, Bình Thạnh nhằm giúp các cơ quan hành chính cấp quận giải quyết một lượng lớn hồ sơ của người dân và doanh nghiệp….
Bên cạnh việc phải xuất phát từ tính đặc thù của thành phố để đổi mới hệ
thống chính trị thì thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy rằng, để đổi mới thực chất hiệu quả thì còn cần phải có sự sáng tạo và dám chấp nhận thử thách trong đổi mới. Hơn thế nữa, khi đề xuất và thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới cần có sự kiên quyết và kiên trì. Đổi mới HTCT là một vấn đề to lớn, nhạy cảm và có phần phức tạp lại đặt dưới sự lãnh đạo chung của Đảng và Nhà nước. Do đó, nếu không có sự sáng tạo và dám chấp nhận thử thách, thậm chí là chấp nhận sai lầm thì không thể đổi mới thành công. Có những chủ trương đổi mới của thành phố đã thành công và trở thành cách làm chung của cả nước nhưng cũng có những thí điểm không những chưa thật sự hiệu quả mà còn xung đột với những quy định pháp lý đòi hỏi phải ngừng thực hiện. Ví dụ: chủ trương thí điểm thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính nhà đất huyện Cần Giờ từ cuối năm 2003 đã gặp phải sự trùng lắp với các đơn vị như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và bộc lộ nhiều sai sót
152
trong công tác nên đã không được triển khai tiếp. Quá trình thựchiện mô hình “một cửa, một dấu” trong hoạt động của các cơ quan hành chính đã xuất hiện nhiều bất cập về mặt kỹ thuật và pháp lý nên từ năm 2008, thành phố đã bỏ cơ chế “một dấu”. Điều này cho thấy rằng không phải lúc nào những chủ trương đổi mới hệ thống chính trị của Thành phố cũng đi đến thành công. Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy sự năng động, sáng tạo và dám chấp nhận thử thách của Thành phố để rồi từ đó những cách làm đúng sẽ được áp dụng rộng rãi, những cách làm không phù hợp sẽ bị thay thế bằng cách làm hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các chủ trương về đổi mới HTCT dù chỉ diễn ra trong một lĩnh vực, ở một cấp hay một ngành nhưng khi áp dụng vào cũng sẽ dẫn đến sự tác động không nhỏ đối với các lĩnh vực và bộ phận khác. Do đó, khi tiến hành đổi mới việc
triển khai và tổ chức thực hiện phải thật sự có sự thống nhất về mặt nhận thức và hành động để từ đó áp dụng một cách đúng đắn và khoa học nhất trong từng điều kiện cụ thể. Hơn thế nữa, vấn đề đổi mới HTCT là vấn đề có sự ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố, nhiều bộ phận và đặc biệt là liên quan đến vấn đề con người, vấn đề lợi ích. Do đó khi triển khai cũng như khi thực hiện không thể thiếu sự lãnh đạo kiên quyết trên cơ sở đồng thuận từ các cấp trong tổ chức đảng và chính quyền. Từ đó sẽ đi đến kết quả cuối cùngvà cao nhất trong thực tế. Ngoài ra, khi triển khai cần phải có sự theo dõi sâu sát qua nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là phải dựa vào nhân dân để từ đó đánh giá được tính hiệu quả và điều chỉnh cho phù hợp khi cần thiết.
Thứ ba, trong đổi mới hệ thống chính trị cần đặc biệt chú trọng đổi mới tổ
chức và hoạt động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
trong mối quan hệ với Đảng bộ và chính quyền.
Mục tiêu cao nhất trong đổi mới hệ thống chính trị là để phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu quả hơn, đồng thời phát huy được vai trò thực tế của nhân dân trong hoạt động của các cơ quan đảng và chính quyền các cấp. Do đó, trong đổi mới hệ thống chính trị việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội song song với bộ máy đảng và chính quyền là một đòi hỏi tất yếu và giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế ở Thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy nhờ sự đổi mới phù hợp mà các đoàn thể ở Thành phố đã góp phần hình thành nhiều phong trào có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Thành phố, giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
Qua đó, không chỉ đem đến lợi ích trực tiếp cho nhân dân mà còn góp phần củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của đảng bộ và chính quyền Thành phố. Đặc biệt, việc đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Thành phố với nội dung tham
153
gia xây dựng đảng và chính quyền bằng hoạt động phản biện, giám sát đã được triển khai từ rất sớm (năm 1991, với sự ra đời của các ban thanh tra nhân dân ở tất cả phường, xã). Bằng nhiều hình thức khác nhau, hoạt động nàyđã góp phần tác động trở lại một cách tích cực với bộ máy đảng và chính quyền các cấp, làm cho các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng trực tiếp hơn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt qua đó thúc đẩy cho việc đổi mới tổ chức đảng và chính quyền cũng như đội ngũ cán bộ, công chức được đồng bộ. Với sự giám sát trực tiếp của Mặt trận và các đoàn thể trong việc ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật mà công tác quản lý nhà nước được minh bạch, công khai hơn. Việc giám sát đội ngũ cán bộ công chức đã thúc đẩy thái độ tích cực và thân hiện hơn với người dân, từng bước khắc phục được các biểu hiện quan liêu, cửa quyền. Việc Ủy ban MTTQ Thành phố thông quacác khối tư vấn gồm các chuyên gia, nhà khoa học để phản biện các chính sách của chính quyền thành phố góp phần làm cho việc xây dựng và ban hành chính sách được khoa học và đúng hướng hơn. Như vậy, kết quả đổi mới tổ chức và phương thức của MTTQ và các đoàn thể đã tác động trực tiếp đến quá trình đổi mới các thành tố khác trong hệ thống chính trị. Do đó, đổi mới hoạt động của các đoàn thể vừa là mục tiêu và vừa là động lực thúc đẩy cho đổi mới hệ thống chính trị nói chung.
Thứ tư, trong đổi mới hệ thốngchính trị các cấp thì cần coi đổi mới hệ thống
chính trị của cấp quận, huyện là then chốt.
Đổi mới hệ thống chính trị cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các bộ phận cấu thành cũng như ở mọi cấp trong hệ thống chính trị. Đó là một yêu cầu khách quan, tất yếu. Tuy nhiên, thực tế quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng cấp quận, huyện với vai trò “cầu nối” giữa thành phố với cấp xã, phường là mắt xích trọng yếu của hệ thống chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực thi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thông qua đó, chính quyền cấp quận, huyện còn chứng tỏ vị trí “cột trụ” của mình trong hệ thống chính trị địa phương; đảm bảo cho sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chỗ dựa tin cậy cho quyền làm chủ của nhân dân ở cấp mình. Nếu như cấp thành phố là cấp quyết định, cấp xã, phường là cấpthi hành thì cấp quận, huyện lại có đặc thù riêng biệt. Cụ thể như về ngân sách khi thì là cấp hạch toán khi thì là cấp dự toán; về thẩm quyền pháp lý khi thì là cấp quyết định khi thì là cấp thi hành. Với vị thế như vậy, cấp quận, huyện thường không có thẩm quyền quyết định độc lập, nhạy bén nhiều vấn đề của địa phương mình mà phải chờ và căn cứ vào nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định, chỉ thị của UBND thành phố. Bên cạnh đó, Đảng bộ quận, huyện cũng chịu sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố về những vấn đề cơ
154
bản, trọng yếu. Và như một hệ quả, các tổ chức chính trị - xã hội cấp quận, huyện cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan cấp thành phố theo hệ thống dọc. Chính vị trí này đã khiến cho cấp quận, huyện dường như không có sự độc lập, chủ động trọng việc giải quyết những vấn đề của cấp mình, thậm chí với cả việc chỉ đạo nhiều vấn đề của cấp xã, phường. Hơn thế nữa, nhiều vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến người dânđều được bắt đầu giải quyết ở chính quyền cấp này như các hoạt động liên quan đến tư pháp, xét xử… Nhận thức được thực tế này, trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị thì Thành phố đã có những chủ trương cụ thể nhằm đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nhất là chính quyền quận, huyện. Một cải tiến mạnh mẽ là việc xây dựng chính quyền quận, huyện theo mô hình “một cửa, một dấu” (từ năm 1995) với những hiệu quả thiết thực để rồi từ đó được Chính phủ triển khai trên cả nước. Từ năm 2001, trên cơ sở Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/12/2001 Về phân cấp quản lý một số lĩnh