- Phần này sẽ đề cập đến việc thiết kế giao diện điều khiển và giám sát tay máy. Giao diện phải được thiết kế sao cho tối ưu nhất, thân thiện với người dùng với những thao tác đơn giản và dễ dàng vận hành.
- Hiện nay trên thị trường có khá nhiều công cụ để thực hiện chức năng điều khiển giám sát.Ví dụ như Siemens có phần mềm WinnCC, Allen Bradley có phần mềm Factory Talk hay Mitsubishi có phần mềm GT Designer lập trình giao diện trên HMI. Với dòng PLC được chọn là iQ-R thì phầm mềm tốt nhất là MC Works64 nhưng do đây là phần mềm bản quyền và không có bản crack nên nhóm đã chọn giải pháp sử dụng hai phần mềm là MX Component để kết nối PLC với máy tính và phần mềm Visual Studio 2019 với ngôn ngữ lập trình C# để thiết kế giao diện.
- Vùng số 1 (tab Connect to PLC) : Được dùng để kết nối với PLC có số thứ tự thiết lập kết nối đã tạo với máy tính. Sau khi nhập số thứ tự thiết lập và click vào nút nhấn Connect to PLC, nếu như kết nối thành công thì sẽ có 1 Message box hiện lên thông báo kết nối thành công, đèn Led Ready và P Run sẽ sáng lên.
- Vùng số 2: giám sát trạng thái module RD77MS2, các bit trạng thái nội, đầu vào ra của module điều khiển chuyển động:
- PLC READY: Trạng thái PLC sẵn sàng, gửi xuống các biến tần servo.
- READY: Tín hiệu được nhận từ CPU cho phép RD77MS2 được hoạt động.
- Synchronization Flag: Tín hiệu đồng bộ truyền thông. - All axes servo ON: Cho phép các biến tần được hoạt động. - Force Stop Input: trạng thái bit tín hiệu dừng khẩn.
- BUSY: cho biết trục nào đang được điều khiển.
- Error detection: Có lỗi xảy ra với biến tần nối với RD77MS2.
- Axis warming detection: cảnh báo biến tần servo nối với RD77MS2. - Vùng số 3: Thông số các tọa độ X, Y, Z khi tay máy di chuyển. - Tab điều khiển thứ hai : Chế độ chạy JOG
- Enable : Cho phép hoạt động ở chế độ chạy JOG. - Disable : Tắt chế độ chạy JOG.
- Forward : Các trục được chọn quay thuận theo chiều kim đồng (tịnh tiến ra xa so với vị trí gốc).
- Reverse : Các trục được chọn quay ngược chiều kim đồng hồ (di chuyển lại gần vị trí gốc).
- Hold : Bật van khí nén dùng để kẹp vật. - Release : Tắt van khí nén dùng để thả vật. - Jog speed : Cài đặt tốc độ ở chế độc chạy JOG.
- Teaching : Dạy điểm, nạp tọa độ vị trí hiện tại của trục được chọn và số vị trí được ghi trong textbox
- Position : Định vị điểm, chạy đến vị trí được định vị của trục được chọn
-
-
- Hình 6.11 : Giao diện chạy JOG
- Tab điều khiển thứ ba là AUTO RUN có chức năng thực hiện chu trình phân loại sản phẩm theo kích thước một cách tự động.
- Tab này chia ra gồm bốn vùng chính :
- Vùng 1 : là vùng tọa độ của các vị trí trong quá trình tay máy hoạt động. Ở đây do vị trí băng tải và tay máy cố định nên "tọa độ chụp ảnh" và "tọa độ thả vật" sẽ được xác định trước nhờ chương trình chạy JOG và TEACHING điểm. Còn "tọa độ gắp vật" sẽ được cập nhật sau mỗi lần chụp ảnh và xử lý ảnh. Số liệu nhập vào các tọa độ là đơn vị xung, có quy đổi là 100000 xung đượng đương với 1cm.
- Vùng 2 : Các thông số dữ liệu về vật như chiều dài, góc lệch sau khi đã xử lý ảnh
- Vùng 3 : Các button để khởi động và dừng chương trình auto run
- Vùng 4 : là vùng hiển thị ảnh sau khi ảnh được chụp từ camera và được xử lý. Ảnh sẽ hiển thị vật, thứ tự đỉnh vật, góc lệch của vật sao với phương ngang.
-
- Hình 6.12 : Giao diện vận hành phân loại sản phẩm tự động
-