Khái niệm chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1 Khái niệm chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu

Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu, quyền sở hữu là vấn đề quan trọng nhất của pháp luật dân sự. Trong nội dung của quyền sở hữu thì quyền sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu hoàn toàn có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng tài sản phải trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thông thường, chủ sở hữu là người có quyền sử dụng tài sản (trừ một số

trường hợp ngoại lệ). Như vậy, dưới góc độ pháp lý, quyền sử dụng chính

quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Khai thác công dụng của tài sản được hiểu là việc dùng tài sản để phục vụ nhu cầu, sở thích của bản thân hoặc để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản. Chẳng hạn, sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo nữ trang hay đồng hồ để làm đẹp…Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như trái cây, gia súc sinh con, gia cầm đẻ trứng… hoặc thu các khoản lợi từ việc khai thác tài sản như tiền cho thuê nhà,

lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay… Việc sử dụng các tài sản là vật tiêu hao, đặc biệt là các vật tiêu hao hết sau một lần sử dụng như việc sử dụng thức ăn, đồ uống, tiêu tiền … cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sử dụng quyền định đoạt đối với tài sản.

Với tư cách là một loại tài sản đặc biệt, nhãn hiệu cũng mang lại cho chủ sở hữu của nó quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền thực hiện quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua một số hành vi như: gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ [25]. Một khi chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn thành việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu đã có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Kể từ đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có đầy đủ quyền hạn của mình đối với nhãn hiệu trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Để làm rõ khái niệm này trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nói

chung. Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật SHTT thì “chuyển quyền sử

dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình”. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra một

khái niệm về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu như sau: “chuyển giao

quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình trong phạm vi, thời hạn mà các bên đã thỏa thuận”.

Như vậy, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu được xem như là một loại hoạt động thương mại bởi cả hai bên đều có mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc cùng nhau sử dụng chung một nhãn hiệu trong một thời gian nhất định hoặc bên nhận chuyển giao kiếm được lợi nhuận từ việc sử dụng trực tiếp nhãn hiệu còn bên chuyển giao thu được khoản phí từ việc chuyển giao (trong trường hợp chuyển giao độc quyền quyền sử dụng nhãn hiệu). Mặt khác, để có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, các bên tham gia cần phải có sự thỏa thuận với nhau (về đối tượng giao dịch, phí chuyển giao, phạm vi sử dụng,…) một cách chặt chẽ. Chính sự thỏa thuận này là dấu hiệu cho phép chúng ta có thể biết được rằng giữa các bên đang tồn tại một hợp đồng chuyển giao, trong đó chứa đựng tất cả những nội dung liên quan đến vấn đề chuyển giao mà các bên thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Đặc điểm cơ bản của việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu được biểu hiện ở chỗ, bên sở hữu đối tượng giao dịch là nhãn hiệu có thể vừa khai thác nhãn hiệu nhưng cũng đồng thời cho phép người khác cùng sử dụng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)