Nghĩa của việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật (Trang 35 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3 nghĩa của việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Để xây dựng một nhãn hiệu thành công, doanh nghiệp không những chỉ đơn thuần là gắn nó lên sản phẩm do mình làm ra mà phải có một chiến lược phát triển nhãn hiệu khôn khéo. Một trong những chiến lược tiêu biểu đó là thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho một hoặc nhiều chủ thể khác. Thông qua hoạt động này, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn và thậm chí trở thành những nhãn hiệu mang tầm cỡ toàn cầu. Thật vậy, khi mới thành lập năm 1891, Philips (hãng sản xuất đèn điện tử của Hà Lan) chuyên sản xuất đèn điện và các thiết bị điện tử khác, và đến những năm 1920, Philips mở rộng sang Mỹ, Pháp và Bỉ. Ngày nay, Philips không chỉ đơn thuần là một nhãn hiệu của Hà Lan được giới thiệu ra toàn thế giới nữa nhưng là một nhãn hiệu địa phương. Bất cứ tại Áo, Ấn Độ, Úc, Mỹ… ai ai cũng có thể khẳng định điều này. Philips đã trở nên thân thuộc như “người một nhà” ở nhiều quốc gia. Trong hoạt động chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, cả bên chuyển giao lẫn bên nhận chuyển giao và thậm chí là nhà nước cùng toàn xã hội sẽ thu được không ít lợi ích. Cụ thể:

- Đối với bên chuyển giao: Bên chuyển giao sẽ thu được một khoản tiền (phí chuyển giao) từ việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu để có thêm lợi nhuận hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng nhãn hiệu. Điều này càng phát huy tính hữu ích của nó khi chủ sở hữu nhãn hiệu không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh. Còn đối với những doanh nghiệp đã tạo lập nhãn hiệu thành công thì việc chuyển giao nhãn hiệu cũng là phương thức hữu hiệu để họ mở rộng mạng lưới kinh doanh, quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước, tăng doanh thu. Đặc biệt, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu còn giúp các nhà sản xuất, kinh doanh có khả năng

bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tốt hơn trước các hành vi xâm phạm nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển giao sẽ là “tai mắt” cho bên chuyển giao trong việc thu thập các thông tin liên quan đến việc xâm phạm nhãn hiệu.

- Đối với bên nhận chuyển giao: Bên nhận chuyển giao lại muốn khai thác nhãn hiệu của người khác để gắn lên hàng hóa, dịch vụ của mình trong khi không cần phải mất thời gian tạo ra nhãn hiệu có “tên tuổi” cho sản phẩm của mình nhưng vẫn được thụ hưởng lợi ích kinh tế từ việc khai thác nhãn hiệu đó (đặc biệt là nhận được quyền sử dụng các nhãn hiệu nỗi tiếng).

- Đối với nhà nước và xã hội: Một khi nhãn hiệu của một hàng hóa, dịch vụ nào đó đã trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài thì hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đó sẽ được đẩy mạnh, nhà nước sẽ thu được lượng ngoại tệ nhiều hơn từ hoạt động xuất khẩu [29, 45]. Đồng thời, nhãn hiệu còn xây dựng sức mạnh tiêu thụ nội địa và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, do nhãn hiệu có thể mang lại cho doanh nghiệp những giá trị kinh tế lớn lao nên sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng cho mình các nhãn hiệu nỗi tiếng, nhưng để xây dựng được nhãn hiệu nỗi tiếng có uy tín trong lòng khách hàng thì vấn đề tiên quyết mà doanh nghiệp buộc phải làm là không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, phong cách phục vụ. Do đó, người tiêu dùng sẽ được thụ hưởng những sản phẩm có chất lượng tốt với phong cách phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)