6. Kết cấu của luận văn
2.3 Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
Giống như nhiều hợp đồng khác, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cũng phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tức là có sự tồn tại của
hợp đồng. Thực vậy, khoản 1 Điều 753 BLDS quy định: “Quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, quyền đối với giống cây trồng có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa”. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 141 Luật SHTT cũng quy định:
“Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu việc chuyển
giao đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có hai loại, loại thứ nhất là chuyển giao quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và loại thứ hai là chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Ở loại thứ nhất, vì nhãn hiệu cũng là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nên chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển giao quyền sở hữu chúng cho người khác thông qua các hình thức như hợp đồng, để thừa kế hoặc kế thừa. Còn ở loại thứ hai, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu bắt buộc phải thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Điều này khác hoàn toàn so với một số loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác trong dân sự lẫn thương mại, bởi lẽ không ít hợp đồng trong dân sự lẫn thương mại được pháp luật cho phép giao kết dưới ba hình thức cơ bản là bằng lời nói, bằng hành vi và bằng văn bản. Chính vì thế, chúng ta cần xem xét đến vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hình thức chuyển giao của nó là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (li – xăng nhãn hiệu hay còn gọi là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu).