Phân biệt với quyền sử dụng tên thương mại

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật (Trang 54 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Phân biệt với quyền sử dụng tên thương mại

Tên thương mại và nhãn hiệu là hai đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ một cách độc lập theo pháp luật sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế hai đối tượng này thường bị hiểu nhầm là một.

Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Nếu xét dưới góc độ tương quan với Luật doanh nghiệp 2005 thì tên thương mại chính

là tên doanh nghiệp. Điều 8 Công ước Paris quy định: “Tên thương mại được

bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá”. Trong khi đó, nhãn hiệu được dùng để xác định nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ là do ai sản xuất, cung ứng.

Trong kinh doanh, tên thương mại được chủ thể kinh doanh sử dụng

thông qua hành vi dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động

kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo (Khoản 6 Điều 124 Luật SHTT). Trong khi đó, nhãn hiệu được sử dụng thông qua một loạt các hành vi như gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ

giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Tuy nhiên, không ít trường hợp tên thương mại lại có chức năng của một nhãn hiệu khi chủ thể kinh doanh dùng tên gọi của mình để làm nhãn hiệu và gắn nó lên hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung ứng. Trong trường hợp đó thì quyền đối với các đối tượng này luôn bổ sung cho nhau và góp phần củng cố, mở rộng quyền năng cho người nắm giữ chúng khi chúng cùng có chung một chủ sở hữu. Do đó, có rất nhiều nhà kinh doanh đã đưa tên thương mại của mình vào thành phần nhãn hiệu mà chủ thể đó đăng ký bảo hộ hoặc thậm chí là đăng ký cả dấu hiệu là từ ngữ trùng với tên thương mại làm nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Xung đột giữa tên thương mại và nhãn hiệu có dấu hiệu trùng với nó sẽ tồn tại trong trường hợp quyền đối với nhãn hiệu được thủ đắc bởi một chủ thể khác, không phải là chủ thể có quyền đối với tên thương mại nói trên. Trong trường hợp này, quyền đối với tên thương mại có thể bị bác bỏ nếu quyền đối với nhãn hiệu được xác lập sớm hơn. Ngược lại, quyền đối với nhãn hiệu sẽ bị xem là không hợp lệ nếu chứng minh được rằng việc đăng ký nhãn hiệu đó là vi phạm quyền đối với tên thương mại đã được xác lập từ trước đó.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)