6. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đi cùng với các đố
tượng khác
Trong thực tiễn kinh doanh, chúng ta vẫn có thể thấy quyền sử dụng nhãn hiệu đôi khi được chuyển giao cùng với việc chuyển nhượng tên thương mại hoặc là một phần nội dung quan trọng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo quy định của pháp luật về SHTT Việt Nam, khi chuyển quyền đối với tên thương mại thì phải chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Do đó, với tư cách là sản phẩm do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, nhãn hiệu nhiều khi cũng được chuyển giao cho bên nhận chuyển giao tên thương mại. Trong trường hợp này, cả quyền sở hữu tên thương mại và quyền sở hữu nhãn hiệu đều thuộc về bên nhận chuyển giao.
Như chúng ta đã biết, đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,…của bên nhượng quyền. Do đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại thường bao hàm li – xăng nhãn hiệu, và có thể cả li - xăng sáng chế nhưng không thuần túy là li – xăng nhãn hiệu hoặc sáng chế. Từ đây, có thể nhận diện rõ hơn bản chất của một hợp đồng nhượng quyền thương mại (franchising) chính là: (một hợp đồng li-xăng nhãn hiệu) + (sự trợ giúp về kỹ thuật) + (sự trợ giúp về hoạt động quảng bá và tiếp thị).
Mặc dù có hai cách thức chuyển giao quyền sử dụng nhẫn hiệu song pháp luật nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu phải được xác lập dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (thường gọi là Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hay Hợp đồng li – xăng nhãn hiệu).