6. Kết cấu của luận văn
2.1.1 Phân biệt với quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp có đề cập đến thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ” song lại không đưa ra được định nghĩa về hai khái niệm này mà chỉ xem chúng là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, tại Điều 22.1 của Hiệp định TRIPS
lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”. Còn theo Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT thì chỉ dẫn địa lý “là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng cho hàng hóa, dịch vụ lưu thông thương mại. Do đó, trên thực tế nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như một nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu hàng hóa có chứa chỉ dẫn địa lý cho cùng sản phẩm hàng hóa. Chỉ dẫn địa lý cũng được sử dụng tương tự như sử dụng nhãn hiệu vì đều thông qua các hành vi như: Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (Khoản 7 Điều 124 Luật SHTT). Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề sử dụng nhãn hiệu và sử dụng chỉ dẫn địa lý có những điểm khác nhau nhất định:
Thứ nhất, người sử dụng chỉ dẫn địa lý không phải là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý mà chỉ là người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó. Còn người sử dụng nhãn hiệu có thể là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép sử dụng nhãn hiệu đó thông qua hợp đồng li – xăng. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao bởi vì quyền đối với chỉ dẫn địa lý là quyền của tập thể, còn quyền sử dụng nhãn hiệu có thể chuyển giao.
Thứ hai, khi thể hiện chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm thì đồng thời cũng thể hiện có sự liên quan mật thiết đến chất lượng hàng hóa thông qua các yếu tố môi trường, địa lý, con người hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Còn đối với nhãn hiệu sẽ liên quan đến chất lượng hàng hóa thông qua uy tín của nhãn hiệu đó trên thị trường.
Thứ ba, người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền sử dụng nó cho đến khi không muốn sử dụng nó cho sản phẩm của mình nữa mà không cần tiến hành đăng ký bởi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tự động, không phải qua hệ thống đăng ký. Còn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ có giá trị trong vòng 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ nên khi đã hết hạn nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó thì chủ sở hữu nhãn hiệu phải gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.