- Nhiệt độ: Theo nghiên cứu của Murashige vào năm 1947, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào và quá trình trao đổi chất trong mô cấy, ảnh
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu khử trùng vật liệu khởi đầu
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh.
đến khả năng nhân nhanh.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của BAP và α–NAA đến khả năng nhân nhanh chồi của Lily. Trong thí nghiệm chúng tôi đã sử dụng môi trường có bổ sung BAP với nồng độ là 0,5mg/l (nồng độ tối ưu của thí nghiệm trên) và thay đổi nồng độ α–NAA: 0,05mg/l – 0,07mg/l – 0,1mg/l.
Kết quả được đánh giá sau 4 tuần theo dõi và được trình bày ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.3:
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi Lily Chỉ tiêu Công thức Hệ số nhân chồi (lần) Chiều dài (cm) Số lá/chồi (lá) 0,5mg/l BAP + 0,05mg/l α–NAA 2,76 4,65 5,47 0,5mg/l BAP + 0,07mg/l α–NAA 3,23 6,04 6,23 0,5mg/l BAP + 0,1mg/l α–NAA 5,47 7,34 7,8
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi Lilium aziatische “Birthday” (sau 4 tuần nuôi cấy).
Kết quả ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.3 kết hợp với quá trình quan sát thí nghiệm cho thấy rằng:
Trong quá trình quan sát thí nghiệm thấy rằng, môi trường có bổ sung 0,5mg/l BAP và 0,1mg/l α–NAA làm tằng số chồi cao nhất (5,47 lần), chất lượng chồi tốt nhất, đồng đều, to khoẻ (7,8 lá/chồi, chiều dài chồi lá 7,34cm), có hình thành rễ nhưng rễ phát triển kém. Còn với 0,5mg/l BAP và 0,05 – 0,07mg/l α– NAA thì hệ số nhân chồi thấp (2,67 3,22 lần) và có một số chồi lá phát triển tương đối tốt, tuy không tốt bằng môi trường có bổ sung 0,5mg/l BAP và 0,1 mg/l α–NAA, nhưng mẫu cũng có khả năng sử dụng để tạo cây hoàn chỉnh. Trong môi trường có bổ sung 0,5mg/l BAP và 0,07mg/l α–NAA một số chồi có sự hình thành callus.
Theo Bhojwani (1980), ở một số loài, môi trường nuôi cấy chỉ có một loại cytokinin cũng cho hệ số tạo chồi cực đại. Với cây ngũ cốc sự phối hợp của hai hay nhiều loại cytokinin cho kết quả tốt hơn khi sử dụng một cytokinin riêng rẽ. Tuy nhiên muốn có tương quan sinh trưởng tối ưu thì phải cần bằng hoocmon thích hợp. Nhiều tác giả đã tổng kết rằng sự biệt hoá cơ quan thực vật in vitro là
kết quả tác động qua lại giữa hai nhóm auxin và cytokinin. Tỷ lệ auxin/cytokinin cao kích thích sự tạo rễ, trái lại sẽ đẩy mạnh biệt hoá chồi, còn tỷ lệ trung gian mô sẹo được hình thành. Đó là nguyên tắc chung, còn phản ứng của các loại mô là không giống nhau. Vì thế mỗi loại mô, ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì tổ hợp nồng độ auxin/cytokinin là rất quan trọng.
Vậy khi tỷ lệ auxin/cytokinin thay đổi khả năng tạo chồi thay đổi, trong thí nghiệm này chúng ta thấy rằng tỷ lệ này càng cao thì khả năng tạo chồi cao, với tỷ lệ α–NAA/BAP = 1/50 – 1/10 hệ số nhân chồi tăng lên từ 2,67 – 3,32 lần, tỷ lệ α-NAA /BAP = 1/5 hệ số nhân chồi là 5,47 lần. Trong thí nghiệm này môi trường có bổ sung 0,5mg/l BAP và 0,1mg/l α–NAA mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định đây là môi trường tối ưu nhất vì chưa có sự giảm dần về hệ số nhân chồi.
Phần năm