Ứng dụng của nuôi cấy mô in vitro trong sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành củ từ vảy củ hoa Lily (Lilium longiflorum) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 28 - 31)

- Nhiệt độ: Theo nghiên cứu của Murashige vào năm 1947, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào và quá trình trao đổi chất trong mô cấy, ảnh

2.2.5.Ứng dụng của nuôi cấy mô in vitro trong sản xuất

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một ngành khoa học thuộc sinh lý thực vật được hình thành từ đầu thế kỷ XX, sự ra đời của ngành khoa học này đã đóng góp nhiều thành tự to lớn cho lĩnh vực chọn giống, nghiên cứu tính di truyền của thực vật, cơ chế sinh tổng hợp ở sinh lý dinh dưỡng của tế bào thực vật, sinh lý phát triển thực vật, vai trò của chất điều hoà sinh trưởng thực vật và nhiều vấn đề sinh học cơ bản khác. Chính những thành tự to lớn đó mà ngày nay, nuôi cấy mô

tế bào được ứng dụng để phục vụ rất nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều mục đích khác nhau như:

- Nhân giống với hệ số cao trong thời gian ngắn, với diện tích thí nghiệm nhỏ, điều kiện lý hóa được kiểm soát.

- Tạo ra các dòng cây con hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền.

- Tạo ra các dòng cây sạch bệnh (làm sạch nguồn virus gây bệnh) từ cây mẹ bị nhiễm bệnh (phục tráng giống).

- Sản xuất các hợp chất thứ cấp, các chất có hoạt tính sinh học (Alcaloid, steroid...) qua nuôi cấy mô tế bào, một số cây thuốc trên quy mô lớn...[9], [15], [21].

Trong đó ứng dụng trong nhân giống cây trồng là được quan tâm hơn cả. Nuôi cấy mô in vitro là phương pháp hữu hiệu nhất trong các phương pháp nhân giống vô tính. Phương pháp này cho phép tạo ra quần thể cây con đồng nhất về mặt di truyền, giữ được đặc tính của cây mẹ, có hệ số nhân giống cao có thể nhân giống ở quy mô công nghiệp, không tốn diện tích cho nhân giống, dễ chăm sóc, khắc phục được những điều kiện bất lợi của thời tiết. Phương pháp này tỏ ra ưu việt hơn với các cây khó nhân giống bằng phương pháp hữu tính, theo Murashige 1974 có khoảng 300 loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp in vitro. Lợi ích của phương pháp này còn ở chỗ có thể tạo ra quần thể với số lượng lớn sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền, phục tráng quần thể thực vật bị thoái hoá, trao đổi quốc tế nguồn gen, lưu trữ bảo quản nguồn gen dưới dạng cây in vitro [6].

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào mà trên thế giới hiện nay đã có hàng loạt các cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đã được ra đời. Ở Trung Quốc gieo trồng in vitro các cây khoai tây sạch virus làm tăng sản lượng 150% và đã sản xuất hơn một triệu cây chuối đỏ, cam, táo. Cũng nhờ kỹ thuật này mà ngành công nghiệp dầu cọ ở Malaixia và Indonexia có sản lượng chiếm lớn nhất sản lượng dầu cọ trên thế giới.

Ở Việt Nam, cũng đã ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro vào việc nhân nhanh giống cây trồng và đã tạo ra các cây sạch bệnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp như:

- Cây ăn quả: cam, chanh, dứa, nho, chuối... - Cây công nghiệp: mía, thuốc lá...

- Cây lương thực: lúa, khoai tây, khoai lang...

- Hoa: một số loại hoa phong lan, đồng tiền, hồng môn, thu hải đường, Lily...

Phần ba

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành củ từ vảy củ hoa Lily (Lilium longiflorum) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 28 - 31)