Các chất điều hoà sinh trưởng thực vật: (phytohormon) là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường nuôi cấy Nhờ những chất này các nhà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành củ từ vảy củ hoa Lily (Lilium longiflorum) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 26 - 27)

quan trọng bậc nhất của môi trường nuôi cấy. Nhờ những chất này các nhà nghiên cứu có thể chủ động điều chỉnh quá trình phát sinh hình thái thực vật in vitro. Trong nuôi cấy mô tế bào hai nhóm chất điều hoà sinh trưởng được sử dụng rộng rãi là auxin và cytokinin:

* Auxin là chất điều khiển sinh trưởng do Went và Thimann phát hiện (1937) chủ yếu kích thích sinh trưởng tế bào làm tăng phân bào, gây hiện tượng ưu thế ngọn, kích thích sự hình thành rễ [3], [13]. Nhóm auxin bao gồm IAA, IBA, α-NAA, 2,4-D có hiệu quả sinh lý ở nồng độ thấp (kích thích ra rễ), ở liều lượng cao auxin sẽ phát động sự tạo mô sẹo và thường gây nên các đột biến [21], [23]. 2,4-D thường được sử dụng rộng rãi trong việc phát sinh mô sẹo; IAA, IBA,

α-NAA thường được sử dụng cho việc phát sinh rễ [10].

* Cytokinin là nhóm các phytohoocmon dẫn xuất của adenin nó liên quan chặt chẽ đến quá trình phân bào, kích thích phân hoá chồi từ mô cấy. Các cytokinin thường dùng trong nuôi cấy là kinetin, BA, zeatin và 2iP (Miller và Skoog, 1953; Campbell, Mitchell, Reece, 1980), chồi nhiều nhưng có kích thước nhỏ [10], có thể gây ra hiện tượng mọng nước (thuỷ tinh thể và kìm hãm sự tạo rễ [21]. Theo Skoog và Miller tỷ lệ auxin/cytokinin cao thường có xu thế kích thích quá trình tạo rễ bất định, kéo dài chồi, ngược lại tỷ lệ trên thấp thì sẽ đẩy mạnh biệt hoá chồi và ức chế sự phát triển của chồi nếu tỷ lệ trung bình thì mô sẹo sẽ được hình thành [23].

Ngoài ra trong nuôi cấy mô tế bào người ta còn sử dụng nhóm phytohoocmon khác là GA (Gibberellic axit). Gibberelin điển hình là Ga3 có tác

dụng kích thích kéo dài lóng đốt và sự sinh trưởng của cây, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của cây... Nhưng so với auxin và cytokinin thì nhóm GA rất ít đựơc sử dụng vì có biểu hiện ức chế sinh trưởng và phát sinh hình thái thực vật in vitro, đặc biệt là với mô thực vật một lá mầm (Narayzanaswamy S., 1994), GA3 được đưa vào môi trường trong những trường hợp cần thiết để kéo dài các chồi bất định hoặc kích thích tái sinh chồi ở một số loài thực vật (Bhojwani & Razdan, 1983) [23].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành củ từ vảy củ hoa Lily (Lilium longiflorum) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w