b. Quy trình lắp
3.6.2.1 Cấu tạo (Hình 3.40a) 3.6.2.2 Hoạt động (Hình 3.40b)
3.6.2.2 Hoạt động (Hình 3.40b)
Ở chế độ không tải, bướm ga đóng gần như hoàn toàn nên lưu lượng không khí qua họng khuếch tán rất nhỏ (hầu như không đáng kể), nên không có độ hút ở họng khuếch tán, do đó vòi phun chính không phun xăng. Lúc này, lỗ phun 5 nằm sau bướm ga nên có sức hút (độ chân không) lớn truyền qua đường 8 đến giclơ 1 hút khí vào và đồng thời sức hút tiếp tục truyền qua đường 2 đến giclơ chính 3 hút xăng vào. Xăng và không khí được hút vào đường 8 hoà trộn thành hỗn hợp và phun qua lỗ phun 5 theo đường nạp vào động cơ.
Vít 4 dùng để điều chỉnh độ lớn của lỗ phun. Vít này được điều chỉnh kết hợp với vít điều chỉnh độ mở bướm ga ở chế độ không tải để tốc độ chạy chậm ổn định.
Khi động cơ chuyển sang chế độ có tải, bướm ga được mở to dần, khi bướm ga mở qua lỗ phun chuyển tiếp (Hình 3.40b) nhưng vẫn còn nhỏ thì vòi phun chính vẫn chưa phun nhưng không khí đã vào nhiều hơn. Lúc này lỗ phun 7 có độ hút lớn nên cùng phun hỗn hợp với lỗ không tải đảm bảo lượng hỗn hợp cấp vào tăng lên, giúp động cơ tăng dần tốc độ một cách êm dịu.
Hình 3.40. Cấu tạo, hoạt động hệ thông không tải
1. Gíc lơ không khí không tải; 2. Đường xăng không tải; 3. Gíc lơ chính;4. Vít điêu chỉnh không tải; 5. Lỗ phun không tải; 6. Bướm ga; 7. Lỗ phun
131
Khi bướm ga mở to thêm một chút thì hệ thống chính bắt đầu làm việc, trong giai đoạn này cả hệ thống chính và hệ thống không tải cùng cấp nhiên liệu. Khi bướm ga mở to nữa thì độ chân không sau bướm ga giảm và hệ thống không tải ngừng hoạt động.
+ Hệ thống không tải chế hoà khí ô tô Toyota: - Sơ đồ cấu tạo, hoat động (hình 3.41):
132
Hình 3.42. Hệ thống không tải chế hoà khí ô tô Toyota