1 Làm sạch các chi tiết và đường ống dẫn xăng.
3.11.2 Cấu tạo và hoạt động của cơ cấu đóng mở bướm ga
3.11.2.1 Cấu tạo
Khi lái xe nhả chân ga, nếu bướm ga đóng nhanh quá, sẽ làm cho khí hỗn hợp quá đậm vì quán tính phun của dòng xăng kớn hơn dòng không khí rất nhiều lần, điều đó khiến cho dòng khí hỗn hợp cháy không hết gây ô nhiễm môi trường, làm tăng lượng khí độc HC và CO trong khí thải ra môi trường. Để kiểm soát được vấn đề này, bộ chế hoà khí hiện đại được trang bị cơ cấu kiểm soát tốc độ đóng mở bướm ga.
a) Cơ cấu đóng mở bướm ga bằng cơ khí: (Hình3.55) - Cấu tạo:
167
Đối với bộ chế hoà khí có hai họng hút, họng sơ cấp và họng thứ cấp thi cơ cấu này có các cần dẫn động liên quan giữa bướm ga của họng sơ cấp và họng thứ cấp.
Hình 3.55. Cơ cấu đóng mở bướm ga bằng không khí
1. Cần nối cơ cấu dẫn động bướm ga; 2. Quả đào chủ động; 3. Quả đào bị động; 4. Bướm ga; 5. Trục bướm ga;
- Nguyên tắc hoạt động: Khi động cơ làm việc bướm gió cần sẽ khoá cần không cho bướm họng thư hai mở ra. Khi bướm gió mở lớn nhất, bướm ga thứ cấp mới tự do đóng đóng mở theo bướm ga họng sơ cấp đã được mở 1/3 hành trình.
b) Cơ cấu đóng mở bướm ga chân không
Cơ cấu này gồm các bộ phận giảm chấn, bầu chân không và các cần dẫn động liên quan bướm ga.
Khi đạp bàn đạp ga, tốc độ quay trục khuỷu động cơ lớn độ chân không phía sau nhỏ, lò xo đẩy màng về phía bên phải, cần cũng dịch chuyển về phía bên phải làm cho bướm ga mở lớn. Khi nhả bàn đạp ga, bướm ga đóng đột ngột, độ chân không phía sau bướm ga tăng lên nhò có bộ giảm chấn, cần cản trở làm cho bướm ga đóng lại từ từ.
3.11.3 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng Nguyên nhân Hậu quả
Khó duy trì cho động cơ chạy chậm ở chế độ không tải.
Trục bướm ga và lỗ lắp trục ở trên thân bị mòn làm tăng khe hở làm cho không khí lọt qua đường này vào ống nap làm nhạt hỗn hợp nhiên liệu và kết hợp với vị trí đóng bướm ga không ổn định.
công suất động cơ giảm, có thể gây chết máy.
168