Văn hóa gia đình trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Tống Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa (Trang 38 - 49)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.1. Văn hóa gia đình trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân

Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi lưu giữ những nền tảng cơ bản nhất của văn hóa. Nghiên cứu văn hóa không thể tách rời không gian gia đình. Nhiều nhà văn đương đại cũng đã khai thác về đề tài gia đình trong văn hóa miền núi như Đỗ Bích Thúy, Cao Duy Sơn, Hữu Tiến, Vi Hồng, Bùi Thị Như Lan… Tuy nhiên với Tống Ngọc Hân, văn hóa gia đình hiện ra theo một cách đặc trưng. Nếu với các nhà văn khác, gia đình như pháo đài bảo vệ nền móng văn hóa thì trong cách nhìn của Tống Ngọc Hân, pháo đài này dường như đã lung lay nhiều hơn với những bi kịch gia đình trong đời sống xã hội hiện đại. Nói cách khác, những bếp lửa, những mái nhà sàn đã và đang bị văn minh đô thị từng bước làm cho xói mòn. Tiếng nói của nhà văn Tống Ngọc Hân ở đây là tiếng nói đầy trách nhiệm, xót xa cho những nét đẹp truyền thống đang dần vụn vỡ.

Trong truyện ngắn Hồn xưa lưu lạc, tác giả Tống Ngọc Hân đã tái hiện lại đời sống của đồng bảo dân tộc thiểu số trên đỉnh Tây Côn Lĩnh với những nét đẹp truyền thống đặc sắc. “Hắn” là một gã trai người Mông họ Giàng, trong hội Gầu Tào đã tìm và lấy được vợ. Nhà nghèo cùng với những hủ tục cưới xin nặng nề, hắn phải bán hết đồ gỗ trong nhà từ cây khèn, bờ rào, chuồng trâu…

34

và cái chậu bằng gỗ quý truyền nhiều đời mà vợ hắn thường rửa mặt cho bảo tàng. Hắn mua về đồ nhựa và đồ kim loại, những thứ làm con hắn ngã chết. Vợ hắn bỏ đi. Hắn còn lại khoản nợ và phải làm thuê cho bảo tàng - nơi lưu giữ đồ đạc nhà hắn. Hắn nhớ những thứ đồ gỗ gắn bó với gia đình mình. Hắn vục mặt vào từng thứ đồ đạc được trưng bày và gần như phát điên. Du khách đến thăm bảo tàng thì cảm thấy thích thú một anh chàng hướng dẫn viên người Mông và tiếng khèn buồn bã. Hắn sống phần đời còn lại trong nỗi ám ảnh vì sự mất mát và đổ vỡ ấy.

Truyện ngắn Hồn xưa lưu lạc có thể xem là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Tống Ngọc Hân và nó cũng là nhan đề cho cả tập truyện.

Hồn xưa lưu lạc hay là tiếng lòng da diết cho những truyền thống đang dần vụn vỡ. Tác phẩm hay bởi cái xót xa mất mát ấy. Với truyện ngắn này, tác giả đã tái hiện lại một cách sinh động không gian gia đình với những truyền thống văn hóa được kế thừa từ thế hệ này tới thế hệ khác. Chi tiết cái chậu gỗ và đồ gỗ như hàng rào, chuồng trâu, cây khèn… xuyên suốt tác phẩm như một nét đẹp văn hóa. Nó là những sản phẩm thủ công, gắn bó với thiên nhiên và đời sống của đồng bào vùng cao. Nhà văn Tống Ngọc Hân mô tả thực sự chi tiết từ gác bếp với những bắp ngô được gác lên hay cây khèn bóng màu thời gian. Nhà văn đưa chúng ta trải nghiệm từng mái nhà, căn bếp của người Mông. Những trải nghiệm đơn sơ, giản dị nhưng là trầm tích qua thời gian của văn hóa tích tụ lại.

Tác phẩm Hồn xưa lưu lạc không những phản ánh đời sống sinh hoạt gia đình mà còn phản ảnh đời sống tâm linh của người Mông. Khi nhân vật chính mất đi những đồ gỗ gia truyền, hắn cảm thấy giày vò vì những đồ vật đó là một phần hồn của tổ tiên hắn, là thứ mà không thể đánh đổi bằng tiền bạc hay bất cứ sản phẩm công nghiệp nào khác: “Hắn đấy. Ngày nối ngày, rượu vào, hắn bồng bềnh sống bên cạnh những đồ đạc còn nồng nực mùi mồ hôi của bao thế hệ người trong gia đình hắn. Lúc tỉnh táo, hắn lại dằn vặt. Có lẽ nào

35

tổ tiên lại trừng phạt hắn? Đành rằng hắn là kẻ có tội. Nhưng những thứ đồ dùng cũ ấy, nếu để trong căn nhà gỗ tối tăm, lụp xụp của hắn thì đã hỏng và mục nát rồi. Ở đây, chúng được bảo quản, trông nom và mỗi năm cả triệu con người trên thế giới biết đến. Biết chúng thuộc về một cộng đồng dân tộc nhỏ bé nhưng tài hoa, có đời sống tinh thần trường tồn, bất diệt. Tại sao lại trừng phạt hắn? Hắn bán tiếng khèn thì đã sao nào? Hắn bán đồ vật chứ đâu có bán hồn vía tiên tổ? Càng dằn vặt, nghĩ ngợi, người hắn càng mụ mị, ngu ngơ.” [5; 10]

Độc thoại nội tâm trong nhân vật “Hắn” phản ánh sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại. Sự đổ vỡ của không gian gia đình trong đời sống văn minh. Đó cũng là vấn đề của xã hội hiện đại khi nghịch lý của phát triển là sự đánh mất các giá trị truyền thống, là các sản phẩm hiện đại đang dần thay thế những di sản của cha ông. Đó cũng là vấn đề văn học đương đại đang đặt ra: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà nhà văn Tống Ngọc Hân đã đưa vào trang viết của mình như một tiếng nói đầy trách nhiệm với xã hội.

Bên cạch tái hiện hình ảnh và không gian gia đình, tác giả Tống Ngọc Hân còn tái hiện lại những phong tục tập quán như ma chay, cưới hỏi, cúng bái… của người dân tộc Mông. Nó cho thấy sự gắn bó và tình yêu của chị dành cho mảnh đất này. Tất cả đều hiển hiện trên trang viết những lễ hội kéo vợ, cúng ma…: “Phong tục người Mông thế rồi, nước chảy ở lòng suối phải khác nước chảy trong thân cây. Ông nội, bố, các anh trai cưới vợ thế nào thì hắn cũng thế thôi. Không có tiền thì bà con sẽ giúp, giúp rồi trả. Đời người chẳng có món nợ nào để phấn đấu, kể cũng buồn. Với lại những món nợ trong họ hàng còn là sợi dây thân tình siết con người chặt vào nhau, để sống có trách nhiệm và tình nghĩa với nhau hơn.” [5; 3]

Tác giả thể hiện rõ sự trân trọng những phong tục tốt đẹp như sự gắn bó, cố kết của con người nơi vùng cao vượt qua sự nghèo đói. Những phong tục ấy nói lên cái tình cái nghĩa, đạo lý làm người của đồng bào dân tộc. Tác

36

giả nhìn thấy trong những tiếng khèn giản đơn là cả linh hồn của bao thế hệ trú ngụ. Tiếng khèn gìn giữ văn hóa tâm linh, gìn giữ sự lưu truyền và kế thừa văn hóa: “Hắn bảo, nhạc cụ người Mông, cái khèn quý nhất vì nó được dùng để gọi bạn tâm tình, gọi hồn gọi vía, dẫn dắt con người đi gặp tổ tiên, gặp gỡ thần linh.” [5; 11]. Những bi kịch của văn hóa bản địa ở đây nói chung và bi kịch của gia đình họ Giàng nói riêng là vấn đề mang tính chất tranh luận của thời đại giữa một bên là gìn giữ bản sắc và một bên là phát triển hòa nhập. Tác giả Tống Ngọc Hân đã mô tả sự va chạm này một cách đầy dữ dội. Không gian gia đình truyền thống với những di sản văn hóa va chạm với những sản phẩm công nghiệp hiện đại, với du lịch, với những ông Tây mắt xanh và những mì tôm, đồ ăn nhanh… Và tất nhiên, trong cơn bão đô thị ấy, văn hóa truyền thống gia đình là những yếu tố dễ bị tổn thương hơn đang dần dần sụp đổ. Với truyện ngắn đồng trong tậptruyện Kiều Mạch trắng, ta thấy mặt trái của Đô thị hóa còn là dung môi làm cho chính những con người bị tha hóa. Lúc này, sự rạn nứt của tình cảm gia đình không đến từ bên ngoài mà xuất phát từ chính bên trong, từ suy nghĩ của mỗi thành viên. Vì lòng tham của bản thân mà Sợi đã đẩy vợ mình vào những màn kịch không có hồi kết. Anh ta lập mưu để vợ của mình đến vay tiền của những gã đàn ông trong làng. Chỉ với vài câu hứa hẹn mà “…Phấn đến nhà nào trong bản là Phấn trở về đầy tay lần ấy. Gã nào nhìn thấy Phấn cũng dốc túi để người đẹp thấy hết cái bụng cái dạ mình.” [11; 4], “Nhờ cái kế sách ấy mà Sợi mua được lợn giống, xây được chuồng lợn và sửa lại được cái mái nhà dột kinh niên. Đó là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của vợ con những thằng dại gái cả.” [11; 4]. Cứ như vậy, Phấn như một món hàng chỉ để cho người chồng phải ngồi xe lăn của mình hành hạ và sai khiến. Anh đay nghiến, trì triết cô. Sợi từng được bố anh tin tưởng nhất vì anh là người lanh lợi, có tài đoán biết và nhìn thấu mọi việc. Đúng như vậy, anh hiểu vợ mình, từ việc phải gánh vác gia đình, nhẫn nhục trước sự dè bỉu của làng xóm, việc giấu một khoản tiền riêng vì mong muốn về quê. Nhưng anh ta lại lóa mắt trước số tiền mà bản

37

thân anh lừa được của người khác để rồi không nhận ra việc anh đã đẩy vợ mình vào sự cô độc, phải một thân cặm cụi quanh năm với kiếp vá đồng. “Năm nào Phấn cũng cùi cũi cấy một mình. Đàn bà ở đây, chả ai ưa cái đứa gái Dao ấy cả, họ bảo nhau từ chối Phấn nếu Phấn có nhờ. Họ bảo Phấn vừa đẹp vừa đĩ, nên đáng kiếp quanh năm vá đồng. Lúa nhà Phấn chín muộn, chín không đều, gặt sau cùng nên mùa nào cũng bị chuột và sâu bọ ăn mất nửa.” [11; 10]. Với

Nhà ở phố ngã tư, Đêm không bóng tối thì cũng như vậy. Người thân, mà để nói chính xác hơn thì là những món hàng, khi nó tốt thì được bảo vệ, trân trọng. Còn khi thấy không còn mang lại nhiều lợi ích thì lại bị đưa đi, đẩy lại. Đó là những cảnh đời đầy xót xa và nghiệt ngã.

Trong truyện ngắn Lửa khóc lửa cười, Tống Ngọc Hân lại nhìn những hủ tục trong văn hóa ở góc độ phê phán. Đó là vấn đề gia trưởng và bất bình đẳng với phụ nữ trong đời sống của đồng bào vùng cao. Trong truyến ngắn này, nhà văn xây dựng tình huống truyện dựa trên hai mâu thuẫn chính: Xung đột giữa cô con dâu người Kinh với lối sống truyền thống của gia đình người Tày; Mâu thuẫn giữa thói gia trưởng của người bố và sự cam chịu của người mẹ. Gia đình họ Chu người Tày có “Chựa” (cụ) già cả, bệnh tật chỉ nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt chăm sóc Chựa do mẹ đảm nhiệm còn con dâu người Kinh và các cháu cảm thấy ghê tởm và thờ ơ với sự tồn tại của Chựa. Chỉ có mẹ là cam chịu gánh vác mọi công việc năng nề, vặt vãnh không tên trong gia đình và gánh trọn mọi cơn thịnh nộ, những trận đòn của bố. Bi kịch cuối cùng chính là người con dâu đổ thức ăn của Chựa cho lợn và Chựa chết đói. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh lửa cháy âm ỉ nhẫn nại như thân phận người đàn bà vùng cao.

Tống Ngọc Hân rõ ràng nhìn nhận những vấn đề gia đình một cách đa dạng từ nhiều góc độ. Cái nhìn phê phán của chị không chỉ dành cho sự va chạm văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược mà còn ở những hủ tục của vùng cao. Đặc biệt đó là thói gia trưởng. Tác giả đã dùng ngòi bút nhân hậu của mình khắc họa lại bức chân dung của người phụ nữ truyền thống đầy cam chịu và

38

nhẫn nại. Đó là sự đồng cảm, xót thương mà có lẽ chỉ những nhà văn nữ mới có thể cảm thông và chia sẻ: “Giờ tôi mới hiểu, năm gian nhà sàn mênh mông này, ấm hay lạnh là do những người đàn bà chứ không phải do lửa từ ba cái bếp vẫn đỏ rực suốt năm suốt tháng.” [5; 29]

Trái ngược với truyện Lửa khóc lửa cười, truyện ngắn Đường mưa lại ấm áp tình người của người đàn bà dưới xuôi lấy chồng người Mông. Cặp vợ chồng ở với nhau 20 mươi năm nhưng hiếm muộn. Lão Phính chồng mụ xấu người, thấp bé, mắt chột nhưng có duyên hàng quán được nhiều chị em để ý. Lão có con với người đàn bà khác và mụ sống trong ghen tuông. Cuối cùng sự thật là chính lão Phính lại bị vô sinh và người đàn bà kia bỏ đứa con lại cho hai người. Vượt qua những ghen tuông, những dối lừa, mụ vẫn đón nhận đứa bé như chính con của mình. Vượt qua nhưng định kiến về máu mủ, ruột già, người đàn bà tưởng như vô duyên, cục mịch thô lỗ lại là nơi hội tụ những ấm áp tình người. Con đường mưa như chính con đường của mụ nhưng nó không hề lạnh lẽo. Giản dị nhưng chân thành qua một câu chuyện ngắn, Tống Ngọc Hân cho thấy tài năng của chị. Chị có thể tìm ra vẻ đẹp lấp lánh từ những gì rất đỗi đời thường.

Cũng với cái nhìn phê phán và cảm thông, truyện ngắn Mầm đắng bộc lộ tương đối trọn vẹn bút lực của nhà văn Tống Ngọc Hân. Ngay từ nhan đề

Mầm đắng đã cho thấy những cay đắng, nhọc nhằn của kiếp sống con người mà tác giả muốn phản ánh. Đặc biệt là thân phân người phụ nữ. Họ như cái mầm Măng đắng, lớn lên đầy mạnh mẽ kiên cường. Sự tài tình của nhà văn Tống Ngọc Hân ở đây thể hiện qua cách phô bày sự bất bình đẳng qua việc mô tả không gian gia đình và qua đó phản ánh những phong tục quan niệm lạc hậu của con người miền núi. Nhân vật “Tôi” là con gái trong một gia đình đông con vùng cao. “Tôi” lớn lên trong cái không gian mà phụ nữ quanh quẩn cả cuộc đời với đàn trâu và góc bếp. Cuộc đời họ bị trói buộc trong không gian ấy ngay cả khi đi lấy chồng. Việc học đối với phụ nữ nơi đây “Biết chữ là một cái tội”

39

[4; 63]. Nhưng nhân vật “Tôi” là một ngoại lệ, một cá biệt khi cô ý thức được sâu sắc bi kịch của những quan niệm lạc hậu đang trói buộc phụ nữ đó: “Chồng tôi, cũng như các anh trai thôi, được học đấy, nhưng chẳng để làm gì. Chồng tôi, rồi cũng sẽ khắt khe, khó tính giống bố và khi gần đất xa trời thì sẽ giống ông nội, suốt ngày chửi nhảm. Tôi sẽ như chị dâu, đẻ hai đứa con theo quy định của nhà nước. Rồi tôi sẽ như mẹ. Từ nhà lớn xuống bếp, từ bếp ra đồng. Từ đồng về nhà, quanh quẩn, quẩn quanh. Và tôi sẽ giống bà nội, mắt mờ, tay rung rinh cái vỉ ruồi, chả đập trúng ruồi, đập trúng mẹt đỗ đen, vãi tung tóe…” [5; 64]. Bởi vậy, cho nên từ bé, nhân vật “Tôi” đã muốn đi xa. Đi xa không phải để kiếm tiền mà là để thoát khỏi những trói buộc về định kiến của con người. Và nhân vật “Tôi” cứ lớn lên kiên cường “đâm xuyên” qua những định kiến đó để kiếm tìm cuộc sống tốt đẹp hơn dù chị phải đối mặt với muôn ngàn cay đắng. Mầm đắng trong tác phẩm là một ẩn dụ tuyệt đẹp cho sự kiên cường của người phụ nữ vùng cao nói chung và nhân vật “Tôi” nói riêng. Mầm măng mọc từng chút, từng chút đâm xuyên qua những lớp đất cứng cho đến khi nó nhú hẳn lên mặt đất thì nó sẽ cứng cáp vô cùng. Nó cũng như con người vùng cao rắn chắc như vậy. Câu chuyện là tiếng nói đòi quyền con người cho phụ nữ vùng cao và phá vỡ những định kiến như: phụ nữ không được đi học, phụ nữ chỉ là một món hời khi cưới gả… Nhưng kết thúc tác phẩm, cái đắng chát của phận người vẫn day dứt trong lòng người đọc bởi những thân phận ấy vẫn còn nhiều những rào cản để được tự do, hạnh phúc.

Cũng trong dòng mạch phê phán các hủ tục và định kiến đang đè nén con người, truyện ngắn Khóc một lần thôi tái hiện lại đời sống hôn nhân và phong tục của đồng bào Mông. Tống Ngọc Hân khéo léo dẫn dắt người đọc vào thế giới những phong tục cưới hỏi, ma chay của miền cao: “Tục thách cưới của người Mông vùng này có từ rất lâu đời. Cái lý của người Mông đơn giản là mày có bỏ ra cả gia sản để cưới con tao về thì mày mới đối đãi tử tế với con

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Tống Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)