Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Tống Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa (Trang 98 - 113)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.5. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân

Một trong những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong phản ánh dấu ấn văn hóa miền núi trong sáng tác của Tống Ngọc Hân là giọng điệu nghệ thuật. Như chúng ta đã biết, giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật quan trong trong việc phản ánh tâm tư, tình cảm cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả. Giọng điệu nghệ thuật góp phần cấu trúc nên thế giới mà nhà văn sáng tạo. Nó là là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Trong sáng tác của mình, Tống Ngọc Hân sử dụng khá đa dạng các kiểu giọng điệu. Sau đây là một vài khảo sát cơ bản về giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác của chị.

Truyện của Tống Ngọc Hân chủ yếu khai thác các mảng đề tài đời thường cộng với việc gắn bó với một thế giới giàu hình ảnh thiên nhiên và đi sâu vào nội tâm nhân vật cho nên giọng điệu trữ tình sâu lắng là chủ yếu. Có nhiều truyện ngắn của chị không khác gì một bài thơ bởi chính giọng điệu này.

Trong tác phẩm Bến trăm năm, bằng lời kể của người mẹ trong ngày cưới của con, tác giả đã cho nhân vật của mình bộc bạch dòng nội tâm tha thiết. Tất cả câu chuyên như một màn độc thoại mà ở đấy những ký ức thời trẻ của

94

người mẹ ùa về “Mẹ nhòa nước mắt, trong kí ức của mẹ là bóng đêm của căn buồng cũ kĩ, mọt rượp và tối đen vì không được lắp bóng điện. Chiếc giường cũ ọp ẹp, cái màn đen kịt vì lâu rồi không được giặt rũ, bị thủng cả mấy chục lỗ. Đêm đầu tiên đi làm dâu, mẹ ôm con trong cái giá rét mùa đông, hun hút thổi qua cánh cửa sổ không thể khép chặt hơn, muỗi vo ve hằng đàn trong màn. Con nằm sấp trên bụng mẹ, bụng mẹ thay cho chiếc chiếu sờn rách và lạnh ngắt. Phía trên lưng con là chiếc chăn trấn thủ cũ, mỏng và rất ngắn. Gối cưới của mẹ là hai cái áo cũ của bố để lâu, đầy mùi ẩm mốc được gấp vào cho vuông vức, thi thoảng da đầu lại chạm vào cái cúc áo tê tê. Đêm con đái ướt hết bụng mẹ. Đái xong là con vạch áo ra, tìm ngực mẹ, nhay và mút. Khi không được gì từ bộ ngực lép xẹp của mẹ thì con gào toáng lên. Giường ngoài, bà nội con lẩm bẩm chửi. Nhìn căn phòng cưới lộng lẫy, ấm áp của con, mẹ thấy mừng quá. Chúc mừng con” [5; 74]. Đoạn văn trên là một trong những tự sự trữ trình đặc sắc của tác giả. Nó không chỉ là một hồi ức mà còn chứa đựng đầy tình cảm yêu thương mừng vui, lo toan của người mẹ dành cho con.

Những trần thuật của Tống Ngọc Hân sở dĩ mang tính chất trữ tình đậm nét một phần bởi chị thường xuyên tạo ra những hình ảnh liên tưởng so sánh giàu cảm xúc, cũng như xây dựng một hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Ngay việc tả “Trăng” của tác giả cũng chất chứa những nỗi lo toan bôn bề của người dân vùng cao: “Người già bảo, để trăng bị ăn thì mùa màng theo đó mà thất bát. Thế thì đuổi thôi. Cái trống thủng một bên nên âm thanh cứ lục bục như người đàn bà đập váy lên tảng đá. Ấy thế mà gấu sợ. Trăng e thẹn luồn trong mây một lúc rồi cũng chui ra. Những vết cắn nham nhở đâu hết cả? Lại tròn vạnh, mịn màng. Đúng là trăng mười bốn có khác” [12; 23].

Dưới cái nhìn mềm mại của phái nữ, giọng điệu trữ tình, sâu lắng, thiết tha bộc lộ qua nhiều vấn đề, đặc biệt là hướng về thế sự đạo đức. Thông qua giọng điệu này, nhân vật trực tiếp bộc lộ thế giới nội tâm, tính cách khi nhìn nhận về con người, tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, kỉ niệm… Không đặc sắc về cốt truyện và kịch tính, song truyện của Tống Ngọc Hân lại có khả năng lắng đọng nhờ chất trữ tình ngọt ngào.

95

Bên cạnh giọng điệu trữ tình, sâu lắng, Tống Ngọc Hân còn triệt để sử dụng giọng điệu xót xa thương cảm. Đặc biệt, chị dành những dòng hay nhất của mình cho người phụ nữ vùng núi thường xuyên phải cam chịu cuộc sống gia trưởng, bất bình đẳng hay bạo lực gia đình.

Truyện ngắn Lửa khóc lửa cười là một trong những thành công của Tống Ngọc Hân khi mô tả thân phận người phụ nữ vùng cao. Qua giọng kể của nhân vật Tôi, hình ảnh người mẹ hiện lên đầy đau khổ với những trận đòn vô lý của ông bố. Sự xót xa hiên lên qua hình ảnh ngọn lửa cháy nhẫn nại, cháy hết mình để giữ hơi ấm cho gia đình: “Làm vợ một “con giời” như bố, mẹ phải nhẫn nhịn nhiều lắm. Làm cháu dâu một trưởng tộc đã tê liệt hết mọi cảm giác như chựa, mẹ phải vất vả nhiều lắm để lúc nào chựa cũng chỉn chu, thơm tho trước cháu con, họ hàng. Làm con dâu của hai người tuổi đã cao ngất mà không được ở vào thế thượng tôn như ông bà nội, mẹ chưa từng được ngơi nghỉ bao giờ” [5; 24]. Những câu văn nhấn lại nhiều lần như làm tăng sức nặng trên vai người mẹ. Mẹ như lửa bếp chưa bao giờ được ngơi nghỉ.

Tương tự, trong truyện ngắn Mầm đắng giọng điệu xót xa thương cảm là giọng điệu chủ đạo mà Tống Ngọc Hân giành cho người phụ nữ vùng cao. Những đứa con gái sinh ra chịu đủ thiệt thòi so với con trai, sống trong điều kiện thiếu thốn. Sự nghèo đói, sự thất học bủa vây họ như không có con đường nào để chạy trốn. Cái khát khao của những đứa bé gái hàng ngày trèo lên ngọn Trám thật cao để nhìn về phía thành phố hoa lệ là khát khao của những con người sống ở vùng đất đã sỏi cứ như những mầm măng đắng mọc xuyên nhọc nhằn: “Tôi lớn lên cùng với đàn trâu và rừng măng đắng. Trâu bán bao nhiêu lứa, măng mỗi năm đắng một mùa. Chắc ngày nào đó, tôi như cái mầm đắng đã thành cây, bố cũng gả chồng. Chồng tôi, cũng như các anh trai thôi, được học đấy, nhưng chẳng để làm gì. Chồng tôi, rồi cũng sẽ khắt khe, khó tính giống bố và khi gần đất xa trời thì sẽ giống ông nội, suốt ngày chửi nhảm. Tôi sẽ như chị dâu, đẻ hai đứa con theo quy định của nhà nước. Rồi tôi sẽ như mẹ. Từ nhà lớn xuống bếp, từ bếp ra đồng. Từ đồng về nhà, quanh quẩn, quẩn quanh. Và

96

tôi sẽ giống bà nội, mắt mờ, tay rung rinh cái vỉ ruồi, chả đập trúng ruồi, đập trúng mẹt đỗ đen, vãi tung tóe…” [5; 63].

Bên cạnh việc cảm thương xót xa cho số phận con người vùng núi phía Bắc, Tống Ngọc Hân còn qua giọng điệu phê phán của mình để bày tỏ thái độ với những hủ tục đang đày đọa con người, hay những sự phát triển, bất bình đẳng hủy diệt môi trường sống và văn hóa của họ. Trong truyện ngắn Hồn xưa lưu lạc, Lửa khóc lửa cười hay Thiếu ơi tác giả dành khá nhiều đoạn văn để lên án thói gia trưởng, vũ phu mà người phụ nữ phải gánh chịu: “Nhưng từ khi lên chức bố chồng, bố cay nghiệt với mẹ hẳn, cứ không vừa ý là chửi, là đánh. Bố chửi cả cái lũ “chúng mày” nhưng lại chỉ đánh một mình mẹ. Đánh ác lắm. Ác ở chỗ là bố chỉ đánh mẹ trước đông đủ con cái trong nhà mà không đứa nào bênh được. Không bênh thì bố đánh một. Có người bênh, bố đánh ba.” [5; 24]. Ngoài ra chị còn lên án phê phán các hủ tục khác như rượu chè, nhỏ nhen, đố kị. Trong các truyện ngắn như Núi vỡ, Son môi, hay Người săn côn trùng, Tống Ngọc Hân lại sử dụng giọng điệu châm biếm phê phán các mặt trái của kinh tế thị thường, của phát triển bừa bãi, của đồng tiền. “Nó không phải đường, mà là ao, là bùn sình ngập đến ngang đầu gối. Đến người đi bộ còn khó, nói gì cái xe máy. Thủy điện tệ thật. Ánh sáng chưa thấy đâu thì rừng đã bị cạo trọc, suối khô cạn và đường sá tanh bành thế này” [12; 101]. Như vậy, trước mắt ta đã thấy được tác hại đầu tiên của thủy điện: Hủy diệt hệ sinh thái. Càng nhiều nhà máy được xây dựng lại càng có nhiều khu rừng nguyên sinh bị tàn phá. Bảo vệ rừng đã là một công việc hết sức khó khăn nhưng trồng lại rừng từ đầu lại càng khó khăn gấp bội. Thế nhưng đâu chỉ lấy đi tài nguyên - những giá trị vật chất, mà nó còn: “Lấy đi cái nết na chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con gái San Hồ. Lấy đi cái ấm áp trong tình chồng nghĩa vợ. Những thứ ấy, không ai nhìn thấy.” [5; 40]. Hay chỉ bởi cái thú chơi “Tranh côn trùng” mà “Mới hôm nào từng đoàn người lũ lượt lên rừng đông như trẩy hội. Để bắt được bướm quý, người ta sẵn sàng hạ gục những gốc đại thụ. Cây to đè lên cây bé. Tan hoang cả vì bướm” [5; 55]. Sự trân trọng, hòa hợp thiên nhiên hay nhiều

97

những truyền thống đẹp đẽ khác cuối cùng lại bị chính lợi ích của con người chi phối.

Bằng cái nhìn tỉnh táo và đầy trách nhiệm, tác giả khiến chúng ta có thêm những nhận thức cần thiết cho những vấn đề của xã hội hiện nay. Trong đó, vấn đề đáng lo lắng nhất là sự rạn vỡ, mai một dần bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền núi.

Tiểu kết

Dấu ấn văn hóa miền núi trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân được biểu hiện qua nghệ thuật mô tả không gian thiên nhiên, sinh hoạt, văn hóa; qua mô tả tâm lý nhân vật, chi tiết nghệ thuật cũng như ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật. Tài năng của nhà văn được bộc lộ qua bút pháp tinh tế, giản dị và sắc nét để từ đó giúp người đọc hình dung ra một vùng đất tươi đẹp, một tình yêu thiết tha. Và hơn nữa đó là sự cảnh báo về những nét đẹp truyền thống đang dần lụi tàn.

Ở chương ba này, chúng tôi cố gắng làm rõ không gian văn hóa trong tác phẩm. Không gian chính là nền cảnh, là môi trường để cho văn hóa có thể bộc lộ được. Tống Ngọc Hân đã có sự hòa trộn không gian thiên nhiên và không gian làng bản vô cùng tinh tế. Từ những gì giản dị chị đã khái quát thành bức tranh nhiều màu sắc và lôi cuốn. Bên cạnh đó tác giả cũng tái hiện được ngôn ngữ và tâm lý của con người nới đây qua các nhân vật của mình. Một vùng đất như được tái hiện chân thực trước mắt độc giả. Nghệ thuật sử dụng một số biểu tượng nghệ thuật nổi bật và các chi tiết nghệ thuật đắt giá cũng làm nên sự riêng biệt độc đáo của nhà văn này. Có thể nói, với nghệ thuật tự sự đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật biểu hiện dấu ấn văn hóa miền núi trong tác phẩm của mình Tống Ngọc Hân cho thấy chị là một trong những nhà văn nữ thành công nhất hiện nay.

Sức sống của tác phẩm, sức bền của ngòi bút chính là thử thách cao nhất đối với người nghệ sỹ. Tống Ngọc Hân đã vượt qua những thử thách đó để khẳng định tài năng của mình trong lòng độc giả. Chị đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình, đồng thời nỗ lực không ngừng

98

99

KẾT LUẬN

1. Tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa là một trong những hướng nghiên cứu chủ đạo trong phê bình văn học những năm gần đây. Bằng việc tổng kết các hướng nghiên cứu đó, chúng tôi có gắng cập nhật những vấn đề lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài ở chương một như khái niệm, một số khuynh hướng chủ yếu trong nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa. Đồng thời ở chương này, chúng tôi cũng giới thiệu đôi nét về tác giả Tống Ngọc Hân và hành trình sáng tác của chị, qua đó cho thấy việc tìm hiểu các sáng tác của chị từ góc nhìn văn hóa là một hướng đi khả thi.

2. Ở chương hai, đề tài triển khai tìm hiểu các dấu ấn văn hóa trong truyến ngắn của Tống Ngọc Hân qua hai tập truyên “Hồn xưa lưu lạc”“Bức phù điêu mạ vàng”. Đây là hai trong số những tập truyện thể hiện rõ nhất những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Tống Ngọc Hân và gắn bó chặt chẽ với văn hóa miền núi phía Bắc. Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy, hai tập truyện này phản ánh những nét văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán, tín ngưỡng của con người vùng núi phía Bắc khá thành công. Văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng đang bị rạn vỡ, mất mát. Văn học nghệ thuật dân gian của đồng bào miền núi xuất hiện như các nhân vật thầm lặng, nói hộ nỗi lòng người vùng cao trước sự biến đổi dữ dội của đời sống văn hóa cộng đồng. Sự hội tụ văn hóa với nhiều thuộc tính của văn hóa nhiều dân tộc thiểu số ở miền núi, có cả yếu tố tích cực và tiêu cực, đã tạo thành bức tranh văn hóa đa sắc màu, vừa phong phú hấp dẫn vừa thăm thẳm buồn trong truyện ngắn của nhà văn nữ này. Qua sự miêu tả của nhà văn, người đọc được trải nghiệm những đời sống văn hóa phong phú. Không chỉ dừng lại ở việc tái hiện, Tống Ngọc Hân còn phản ánh sự xung đột văn hóa dữ dội trong quá trình đô thi hóa và phát triển công nghiệp. Trong sự xung đột đó, rõ ràng văn hóa của các cộng đồng thiểu số đang bị đe dọa nghiêm trong và các tác phẩm của chị là lời cảnh tỉnh

100

cho tất cả chúng ta về những gì đang mất đi đó. Đặc biệt, ở chương này, chúng tôi phân tích đánh giá sự hội tụ một số dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, H’Mông, Dao, Giáy… Tất cả dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu đang biến đổi theo chiều hướng bi quan, khi ngày càng phai nhạt, mất mát dần trước mặt trái của quá trình Đô thị hóa, công nghiệp hóa và cơ chế thị trường.

3. Chương ba của đề tài tập trung vào phân tích nghệ thuật biểu hiện các giá trị văn hóa trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân. Thông qua việc mô tả không gian, tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, biểu tượng và chi tiết nghệ thuật, tác giả không chỉ thể hiện mình là một trong những ngòi bút tiêu biểu của văn học đương đại mà còn cho thấy sự biểu đạt văn hóa xuất sắc trong đó. Chúng tôi thấy nghệ thuật trong xu hướng hiện đại có sự liên kết chặt chẽ với văn hóa đời sống. Nó bám sát từng nhịp thở của thời đại và đầy trách nhiệm với con người. Qua các phương diện kể trên chúng ta thấy màu sắc văn hóa hiện lên rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Nó không chỉ là các vẻ đẹp trong đời sống của đồng bào miền núi mà còn là nỗi khổ đau của họ. Có được những cảm nhận sâu sắc đó là bởi tình yêu của nhà văn dành cho mảnh đất này. Luận văn tìm hiểu bút pháp nghệ thuật của nhà văn để thấy rõ nghệ thuật thể hiện dấu ấn văn hóa miền núi như không gian văn hóa; ngôn ngữ văn hóa, tâm lý nhân vật và biểu tượng, chi tiết nghệ thuật. Từ đó khẳng định rõ tài năng cũng như cái nhìn nghệ thuật của tác giả đối với các giá trị văn hóa truyền thống. Qua việc khảo sát nói trên, chúng tôi có thể kết luận về các sáng tác của Tống Ngọc Hân mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc miền núi phía Bắc nhưng vẫn hài hòa với các yếu tố hiện đại. Truyện ngắn Tống Ngọc Hân đã kết hợp được hai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Tống Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa (Trang 98 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)