7. Đóng góp mới của luận văn
2.4. Hội tụ văn hóa trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân
Văn hóa có một đặc trưng là “Động” và “Mở” để vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc khác, vừa loại bỏ những gì không phù hợp với yêu cầu lịch sử của từng thời đại. Nhưng với mỗi nhà văn, phương thức nghệ thuật được sử dụng để phản ánh đặc trứng kể trên lại khác nhau, tùy thuộc vào vốn sống, phong cách nghệ thuật của từng tác giả. Nếu như với Vi Hồng, một nhà văn
55
hàng đầu của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, qua hàng loạt tác phẩm như:
Tháng năm biết nói, Người trong ống, Đường về với mẹ chữ, ông chỉ tập trung sử dụng chất liệu văn hóa Tày để xây dựng nên tác phẩm của mình thì với Tống Ngọc Hân lại khác. Dù là người Kinh, nhà văn nữ này có thời gian gắn bó lâu dài với đồng bào nhiều dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc, am hiểu sâu sắc, có tình yêu đặc biệt dành cho bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc ở miền núi như: Tày, H’Mông, Dao…Bởi vậy, trong các truyện ngắn của mình, Tống Ngọc Hân miêu tả những không gian văn hóa đặc thù của từng dân tộc, Đặt nhân vật vào trong “Bầu khí quyển” văn học rất riêng ấy để nhân vật va vấp với thử thách, khổ đau, hay hạnh phúc, rồi thay đổi nhận thức và hành động theo xu thế tích cực dù không phải lúc nào cũng có kết thúc lạc quan. Với bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc H’Mông, chỉ cần qua các truyện ngắn Áo tết, Hồn xưa lưu lạc, Chiếc vòng của thần sắt…. Người đọc sau phút ngạc nhiên, thích thú vì những phong tục tập quán rất “lạ” lại rưng rưng vì bao nét đẹp nhân văn đang ngày mai một dần trước sự “xâm lăng” từ mặt trái của quá trình Đô thị hóa, của cơ chế thị trường với sự “lên ngôi” của đồng tiền. Trong Áo tết phong tục cắt vải đỏ làm áo Tết cho đồ đạc trong nhà và nông cụ thật đẹp đẽ. Nó phản ánh quan điểm nhân sinh của người H’Mông: Vạn vật đều có linh hồn. Ngày Tết đến con người được mặc áo mới thì đồ đạc, nông cụ cũng phải được hưởng niềm vui ấy. rồi mối quan hệ vay - trả giữa Lùng và Vìn lại mang một ý nghĩa nhân văn cao đẹp, Lùng trả nợ cho Vìn bằng “Vòng vía - chiếc vòng bạc rất thiêng liêng của người H’Mông”. Vìn dắt trâu sang cho Lùng mượn, sau những lời nhắn gửi mộc mạc là tấm lòng cao quý, lá lành mong mỏi được đùm bọc lá rách.
Viết về văn hóa của người H’Mông, Áo tết chỉ là giai điệu dạo đầu còn đầm ấm niềm vui thầm kín. Nhưng ở các tác phẩm sau đó nỗi buồn đau khắc khoải của nhà văn ngày càng dày nặng lên, như với truyện ngắn Hồn xưa lưu lạc. Đây có lẽ là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Tống Ngọc Hân. Có hai không gian văn hóa H’Mông lần lượt xuất hiện trong truyện ngắn
56
này, mang những ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Không gian văn hóa H’Mông thật sự chân thực là: Ngôi nhà, khu vườn, đồ đạc…, có tính truyền thống, bao phủ văn hóa ngàn đời của người H’Mông, của nhân vật “Hắn” - một chàng trai người H’Mông. Trong nghèo đói, không gian văn hóa gia đình ấy ảm đạm, các đồ vật trong đó cũ kĩ dần. Trong thiếu thốn, nợ nần, hắn phải bán mọi đồ đạc, trừ cây Khèn môi ẩn dấu “tâm hồn” H’Mông. Để rồi trở thành kẻ làm thuê ngơ ngác, lạc lõng, cô độc trong không gian văn hóa bảo tàng. Cuối cùng, cây khèn cũng phải bán mất. Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến sự tàn phá văn hóa truyền thống. Nhưng ngay không gian văn hóa bảo tàng kia cũng có nguy cơ không được tồn tại, khi một gã người Do Thái đã bỏ tiền mua tất cả. Truyện ngắn mang cảm hứng buồn thương, tiếc nuối này đôi khi có lấp lánh chút ánh sáng của niềm vui: Lễ hội Gầu Tào, tục cướp vợ, tục thách cưới…, nhưng tiếng khèn H’Mông như một nhân vật lặng thầm xuyên suốt tác phẩm đã gieo vào trái tim người đọc một nỗi buồn day dứt với câu hỏi chưa có câu trả lời: Bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đang bị phá vỡ. Có cách nào để cứu vãn hay không?
Bên cạnh bản sắc văn hóa H’Mông được sử dụng làm “chất liệu” để xây dựng nhiều tác phẩm, Tống Ngọc Hân không chỉ ngợi ca mà còn kín đáo phê phán một phương diện vừa hiện thực vừa huyền ảo trong văn hóa Mường. Đó là phong tục sử dụng “Bùa yêu”. Trong truyện ngắn Mây không bay về trời,
qua cuộc gặp gỡ giữa Viễn và Soái – hai anh em cùng cha khác mẹ khi dập lửa cháy rừng. Bi kịch của hai gia đình dần được sáng tỏ: Mẹ của Soái là cô gái Mường xinh đẹp đã dùng Bùa yêu để cướp đi chồng, cha của một gia đình khác. Để rồi tất cả đều khổ đau, không có hạnh phúc. Câu nói của mẹ nhân vật Viễn như đã thâu tóm chủ đề của tác phẩm: “Hạnh phúc không thể có được bằng việc đánh cắp con ạ” [5; 17].
Văn hóa ẩm thực của người Mường với loại rượu đặc biệt của lão Dền và giống gà chín cựa trong truyện ngắn Gà chín cựa. Câu chuyện về đôi vợ chồng Suất và Vui không dừng lại ở những thiếu thốn, đói nghèo về kinh tế
57
mà còn là sự thiếu vắng cùng quá trình tìm lại niềm tin vào lòng nhân ái của con người.
Văn hóa truyền thống của người Tày được sử dụng làm chất liệu để xây dựng lên thế giới nghệ thuật sống động trong truyện ngắn Khóc một lần thôi.
Từ hủ tục xưa quy định để người chết lâu ngày trong nhà, làm đám ma kéo dài đến đổi mới hôm nay: Chỉ sau ba ngày là đem an táng người đã khuất. Rồi tình yêu vượt ra khỏi các quy ước ngàn đời của tộc người: Vin là chàng trai người Tày yêu Lan là thiếu nữ người H’Mông. Tình yêu ấy bị chia cắt, bởi với người H’Mông hôn nhân của con gái là do cha mẹ sắp đặt. Hủ tục thách cưới rất cao của người H’Mông cũng khiến đôi lứa ấy không thể đi đến hạnh phúc, khi nhà trai phải nộp đủ một trăm triệu để cưới về một cô gái đẹp. Dù miêu tả bi kịch tình yêu của đôi trai gái thuộc hai tộc người khác nhau, tác phẩm vẫn có một kết thúc có hậu khi nhân vật Vin gặp được Lý – em gái của Lan và một hi vọng tốt đẹp xuất hiện.
Tục cưới rể về nhà mình của đồng bào dân tộc Dao cũng được miêu tả thật sinh động, hấp dẫn trong truyện ngắn Hai con Chào Mào lửa. Nhân vật Pú được gia đình cô Mẩy cưới về với: “Bảy mươi đồng bạc và ba con lợn đã là to nhất xứ Mù Cang…” [12; 158]. Khi muốn rời bỏ nhà vợ về nhà mình, Pù đã ước ao bố mẹ mang tiền sang chuộc thân để trở về. Sau phút hiểu lầm cha mẹ vợ ác nghiệt, Pù đã rưng rưng nước mắt nhận ra lòng nhân ái vô bờ, dấu kín trong “vỏ bọc” lạnh lùng, ít nói của ông bà người Dao ấy. Văn hóa dân tộc Dao bị rạn vỡ, xói mòn trong “cơn bão” đào đãi vàng, được phản ánh trong truyện ngắn Máu và Tuyết. Sự đoàn kết nhân ái trong văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng làng bản đứng trước nguy cơ bị tàn phá ghê gớm. Cuộc sống của gia đình Pú và Mẩy đầy máu và nước mắt trong bản làng heo hút kia là minh chứng cho điều đó.
Văn hóa của dân tộc Giáy được phản ảnh trong một truyện ngắn duy nhất: Mầm đắng và cũng chỉ dừng lại ở phương diện hủ tục bị phê phán. Đó là
58
sự trọng nam khinh nữ, không cho con gái biết chữ, ép gả con gái lấy chồng để đòi tiền thách cưới. Và đau đớn hơn thế, bố của nhân vật “Tôi” trong tác phẩm còn thông đồng với lũ buôn người. Bán con gái đi đẻ thuê để lấy tiền xây nhà. Ở vùng cao xa xôi, những hủ tục vẫn còn tồn tại nặng nề, là “xiềng xích” vô hình trói buộc thân phận người phụ nữ miền núi.
Văn hóa truyền thống của người Kinh được nhà văn tái hiện trong truyện ngắn Mộng Giao Long bằng bút pháp kì ảo. Đó là tục xăm mình của người Việt cổ, với quan niệm người Việt là “Con rồng cháu tiên”, với ước muốn hồn nhiên: Xăm hình rồng rắn lên thân mình, khi xuống nước, các loài thủy quái không dám xâm hại. Câu chuyện kì lạ của anh Lãm với trận đấu cùng Giao Long, lễ hiến tế trên Dạ đàn, gợi nhớ phong tục thờ thần sông, thờ Hà Bá của người Việt xưa.
Có thể nói dù chỉ lấy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc cộng cư tại vùng cao Tây Bắc làm bối cảnh cho các tác phẩm của mình làm “sân khấu” cho các nhân vật xuất hiện, gặp gỡ, rồi hoặc yêu thương hoặc đấu tranh với nhau trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc, có không ít vấp ngã, lầm lạc. Tống Ngọc Hân trong hàng loạt truyện ngắn của mình đã thành công khi đặt số phận con người miền núi vào trong không gian văn hóa miền núi. Trong không gian văn hóa rộng lớn ấy có sự hội tụ dấu ấn văn hóa của nhiều tộc người. Có thể ví không gian văn hóa ấy là một bức tranh nhiều sắc màu, bản sắc văn hóa của mỗi tộc người là một sắc màu độc đáo, góp phần làm nên sự phong phú, hấp dẫn cho cả bức tranh. Sự hội tụ văn hóa này cũng đã phản ánh sự cộng cư, đoàn kết của nhiều dân tộc thiểu số anh em, trên vùng cao Tây Bắc nói riêng, trong cả nước nói chung. Nhưng đằng sau bức tranh văn hóa đầy sắc màu ấy là một thông điệp khẩn thiết đau đớn của nhà văn gửi tới bạn đọc: Văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi đang lâm nguy. Hãy cứu lấy văn hóa truyền thống trước tàn phá từ mặt trái của quá trình Đô thị hóa và cơ chế thị trường.
59
Ở chương hai, chúng tôi tập trung phân tích các phương diện văn hóa trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân. Đầu tiên đó là văn hóa gia đình với nhiều cung bậc, xung đột và biến động. Bên cạnh phản ánh những nét truyền thống trong sinh hoạt của người vùng cao, nhà văn còn phê phán những hủ tục đầy đọa con người như thói gia trưởng, bạo lực gia đình. Đặc biệt, chị dành những trang viết đầy cảm động cho thân phận người phụ nữ. Hơn thế, nhà văn còn phản ánh sự rạn vỡ của văn hóa truyền thống gia đình trong qua trình đô thị hóa, hiện đại hóa khi những mối liên hệ tình cảm chân thành bị thay thế bởi mối quan hệ đồng tiền lạnh lẽo và vô cảm.
Chúng tôi cũng phân tích văn hóa cộng đồng qua hình ảnh những không gian sinh hoạt của người vùng cào như núi, rừng, lễ hội… và đi đến kết luận về sự can thiệp thô bạo của đô thị hóa, mặt trái của kinh tế thị trường đang hủy hoại nó ra sao. Từ đó thấy rằng, việc can thiệp vào đời sống của những tộc người thiểu số là vô cùng nhạy cảm khi những thủy điện, bãi vàng đã và đang giết chết môi trường sinh thái và làm rạn vỡ quan hệ cộng đồng nơi đây. Điều này cho thấy cái nhìn thời đại của tác giả đối với những vấn đề xã hội.
Bên cạnh văn hóa gia đình và văn hóa cộng đồng, văn hóa nghệ thuật dân gian của đồng bào miền núi trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân cũng làm các tác phẩm của chị thêm chiều sâu ý nghĩa. Sự khai thác các huyền thoại dân gian tạo nên nhiều tầng lớp ý nghĩa và phản ánh đời sống tín ngưỡng và phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó các làn điệu dân gian, các nhạc cụ dân tộc làm mềm mại bức tranh hiện thực nhiều “gai góc” và khiến tác phẩm giàu chất thơ hơn. Đồng thời, nó khiến cho các tác phẩm như những lăng kính đa chiều soi chiếu đời sống của con người nơi vùng cao phía Bắc, với cả hạnh phúc và bi kịch của họ.
Dấu ấn văn hóa của nhiều tộc người thiểu số xuất hiện trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân tạo ra sự hội tụ văn hóa thú vị và đặc sắc. Nhưng đằng
60
sau đó là nỗi buồn thăm thẳm về sự mai một của Văn hóa miền núi trong những biến động của thờ đại.
61
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA MIỀN NÚI