7. Đóng góp mới của luận văn
3.1. Nghệ thuật mô tả không gian văn hóa miền núi trong truyện ngắn Tống
Truyện ngắn Tống Ngọc Hân có khả năng tái hiện những sắc màu văn hóa đa dạng và phong phú để rồi thấm sau vào lòng người đọc không chỉ bởi những vấn đề chị đặt ra mà còn ở một bút pháp nghệ thuật tinh tế, vừa truyền thống những cũng rất hiện đại. Ở chương ba, chúng tôi khảo sát một số phương diện nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân để thấy được tài năng của cây bút nữ này.
3.1. Nghệ thuật mô tả không gian văn hóa miền núi trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân Tống Ngọc Hân
Không gian nghệ thuật là một phạm trù lý luận văn học trong khám phá tác phẩm văn học ở phương diện thi pháp tác phẩm. Thông qua việc mô tả không gian nghệ thuật, tác giả sẽ thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới và con người. Không gian chính là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, biển cả, bản làng, ngôi nhà, khu vườn... Không gian cũng là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là môi trường cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn học là không gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên như trong đời sống mà do người nghệ sĩ lựa chọn nhằm thể hiện ý đồ tư tưởng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó… Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [43; 135]. Tương tự như vậy, ở mục này chúng
82
khác nhau, dưới vô số hình thức và thông qua cả những vật trung gian khác nhau mà chú ý, tôi sẽ nhận ra rằng chúng sẽ nối tiếp trong tâm trí tôi bằng con đường biến thái…Theo Freud, biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng…Khi ta nhận ra, chẳng hạn trong một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chố cho phần kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra, ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng là có tính biểu tượng” [72; 2].
Biểu tượng nổi bật nhất trong sáng tác của Tống Ngọc Hân mà chúng ta có thể kể đến là biểu tượng lửa. Lửa với nhiều cộng đồng người là nguyên tố vô cùng quan trọng phản ánh đời sống, tín ngưỡng và nhiều phong tục tập quán. Thông qua biểu tượng chúng ta sẽ khám phá được rất nhiều tầng vỉa văn hóa, ý nghĩa ẩn trong lịch sử của một cộng đồng. Ngọn lửa: Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, biểu tượng Lửa được giải thích với những ý nghĩa chính như sau:
“…Trong tất cả các truyền thuyết, ngọn lửa là biểu tượng của sự tẩy uế, sự tỏa sáng và tình yêu theo nghĩa tinh thần. Ngọn lửa là hình ảnh của tinh thần và của sự siêu việt, linh hồn của lửa.
Theo nghĩa xấu và đen tối, ngọn lửa làm cho đồi bại gây chia rẽ bất hòa: đó là hơi thở cháy bỏng của sự nổi loạn, mẩu củi cháy dở dày vò của sự thèm muốn, lò than hồng thiêu hủy của sự dâm ô, tiếng nổ giết người của quả lựu đạn. Lửa trong các nền văn mình có thể hiểu theo những nghĩa như sau: Lửa - bản thể; Lửa - thần thánh; Lửa - tẩy uế và tái sinh; Lửa - hủy diệt; Lửa- giác ngộ; Lửa - phương tiện vận chuyển; Lửa - giới tính…” [73]. Tống Ngọc Hân qua truyện Lửa khóc lửa cười đã tái hiện ngọn lửa như một sinh mệnh đầy cảm xúc và đầy quan niệm ý nghĩa của người dân tộc. Hơn thế, lửa trong tín ngưỡng của người Tày là vị thần bếp có vị trí được trọng vọng nhất trong gia
83
đình: “Người Tày vùng này vốn xem cây gỗ khô chắc nhất, dài nhất và vừa vặn nhất trong bếp là nơi thần bếp ngự. Cây gỗ có nhiệm vụ giữ lửa cho bếp nhà sàn hết cả tháng Giêng. Thần bếp giữ cho hơi ấm nhà sàn đi hết ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, đời này qua đời khác. Chựa là người hay ngồi gần khúc củi có thần bếp. Các dâu thường ý tứ ngồi xa hoặc đi đường vòng, dù vội cũng không dám bước qua khúc củi có thần bếp bao giờ. Thần bếp được trọng vọng mời về ngự ở bếp chính nhà sàn vào chiều ba mươi tết hằng năm. Trong nhà tôi, người được trọng vọng chỉ sau thần bếp chính là chựa”
[5; 22]. Đoạn văn cho thấy sự quan trọng của lửa trong đời sống người Tày và mối liên hệ của lửa với các yếu tố khác như gỗ, các vị thần. Các tín ngưỡng sơ khai phản ánh niềm tin mộc mạc của con người. Thêm vào đó, ở một số khía cạnh, lửa trong quan niệm của người Tày khá tương đồng với lửa trong văn hóa Ấn Độ khi nó cũng mang ý nghĩa thanh tẩy: “Người Tày vốn coi ngọn lửa, thần bếp là thiêng nhất nên thề thốt, hứa hẹn gì đều lấy ngọn lửa chứng cho lòng dạ” [5; 26]. Hình ảnh lửa ở đây khiến chúng ta liên tưởng tới sử thi Ramayana với chi tiết hoàng tử Rama vì nghi ngờ Sita thất thân với quỷ vương, Sita bước vào ngọn lửa để chứng minh cho sự trong trắng của mình. Đây chính là sự tương đồng của các tín ngưỡng cổ xưa của con người. Không chỉ bóc tách từng lớp nghĩa của các biểu tượng văn hóa, Tống Ngọc Hân còn như tạo thêm những tầng nghĩa mới cho biểu tượng với những liên tưởng đặc sắc. Đó là khi chị liên tưởng ngọn lửa bếp với hình ảnh người đàn bà vùng cao âm ỉ cháy, bền bỉ cháy hy sinh cho gia đình, giữ hơi ấm cho gia đình.
Như vậy, ở đây, chúng ta cũng thấy các phong tục của đồng bào miền núi phía Bắc trong kí ức văn hóa điểm tương đồng với các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, trong kí ức của nhân loại ngọn lửa để tẩy uế, trừ tà. Ở đây, ngọn lửa trong tâm thức cộng đồng người miền núi còn bao hàm cả sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ.
84
Cuộc sống của con người từ bao đời nay luôn gắn liền với lửa. Lửa có mặt trong mọi hoạt động của cuộc sống và đã trở thành một biểu tượng trong đời sống tinh thần của nhân loại nói chung và của người Việt Nam nói riêng.
Biểu tượng lửa cũng được nhà văn Đỗ Bích Thúy nhắc đến trong các sáng tác của mình như một truyền thống lâu đời, và không thể nào phai nhạt:
“Trong gia đình người Tày lửa không bao giờ được tắt. Khi nào bếp không có lửa ắt là điềm gở.” [89; 5]. Và bếp lửa cũng được nhắc đến trong: Thị trấn, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Cột đá treo người…. Bên cạnh đó lửa còn là thứ bảo vệ dân làng khỏi những điều huyền bí “Nếu mày quay mặt vào lửa, nhỡ có há mồm ra thì ma dại cũng không dám đi qua lửa để vào mồm mày” [90; 68].
Lửa là một biểu tượng nghệ thuật được nhắc đến nhiều trong kinh thánh và xã hội cổ đại. Với ánh sáng và sức nóng mà nó tỏa ra, thì lửa màn trong mình hai nét nghĩa đối lập: Tái sinh và phần nhiều là phá hủy (Ở dạng vật chất). Nhưng trong truyện ngắn của mình, Tống Ngọc Hân còn bổ sung thêm cho biểu tượng “Lửa” một lớp nghĩa hàm ngôn mới. Lửa còn là sự hủy diệt từ lòng tham và sự bất cẩn của con người, lửa còn là thử thách dữ dội để con người nhận ra chân lí. Trong truyện ngắn Mây không bay về trời, Viễn và Soái dập lửa trong trận cháy rừng khủng khiếp. Nhưng cũng chính lửa cháy rừng đã đưa hai chàng trai cùng cha khác mẹ ấy đến với nhau. Lửa cũng đã hàn gắn nỗi đau và sự hận – thù của những con người vốn tốt đẹp, chỉ vì tình huống éo le mà xa nhau, căm hờn nhau. Nhưng sau trận cháy rừng ấy, sự yêu thương và tha thứ đã hàn gắn tất cả.
Biểu tượng văn hóa và những tầng vỉa ý nghĩa của nó có thể nói là nơi tích tụ những khao khát và những nỗi sợ hãi của con người. Đặc biệt ở những tín ngưỡng sơ khai. Tống Ngọc Hân đã tái hiện lại những khao khát và sợ hãi đó qua biểu tượng nước. Như chúng ta đã biết, các dân tộc miền núi phía Bắc sinh hoạt gắn bó với thiên nhiên nên họ yêu thiên nhiên là điều dễ hiểu, nhưng thiên nhiên mặt khác lại luôn đe dọa họ một cách thường trực.
85
Biểu tượng quan trọng tiếp theo phải kể đến đó là “Nước”. Nó được nhà văn Tống Ngọc Hân mô tả khá kĩ trong truyện ngắn Núi vỡ, Mộng Giao Long
và nhiều truyện ngắn của mình. Miền núi và những mùa khô, nước là khao khát của con người. Trải qua hàng nghìn năm, nước đã đi vào tiềm thức của con người với những tình cảm đặc biệt: “Những ý nghĩa tượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Ba chủ đề này thường gặp trong những truyền thuyết cổ xưa nhất và hình thành những tổ hợp hình tượng đa dạng nhất và đồng thời cũng chặt chẽ nhất” [73; 709]
“Người Mông, cả đời chắt chiu từng giọt nước hiếm hoi cho từng gốc ngô, cọng rau, cây lúa. Nước quý lắm vì nước hiếm lắm. Thế nên trước biển nước mênh mông dường kia, ai ai cũng sợ” [5; 42].
“Trong kinh Vệ Đà ca ngợi những dòng nước mang lại sự sống, sức mạnh và sự thanh khiết về mặt tình thần cũng như thể xác:
Hỡi những Dòng nước hồi sức cho đời, Hãy mang lại cho chúng tôi sức mạnh,
Sự cao cả, niềm vui, cảnh mộng…” [73; 709]
Mỗi nền văn minh, mỗi dân tộc… đều sinh sống trên phạm vi xung quanh một dòng sông, bởi nước là một phần không thể thiếu của con người. Ở mỗi nơi, con người lại có những quan niệm, tín ngưỡng dành cho nguồn sống ấy. Người Việt nói chung và các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng cũng không ngoại lệ. Đất nước chúng ta có nhiều sông suối, có nền văn hóa nông nghiệp nên nước giữ vai trò quan trọng. Khảo sát các ý nghĩa, chúng tôi thấy quan niệm về nước, sông ở Việt Nam có nhiều điểm giống và khác so với các dân tộc trên thế giới. Hy vọng đây sẽ là chìa khóa giúp mở rộng ý nghĩa tác phẩm cũng như khái quát thêm về đời sống tinh thần trong chiều sâu văn hóa của con người miền núi.
86
Một biểu tượng gắn bó với tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số mà ở đây là người Mông, chúng ta không thể không nhắc đến là sắt. Trong truyện ngắn Chiếc vòng của thần sắt, Tống Ngọc Hân đã thể hiện khá trọn vẹn biểu tượng này: “Người Mông ta có tục thờ thần Sắt. Năm ấy, cả bản đúc một cái vòng khá lớn để tế Thần. Đang trong lúc cúng tế thì có con vượn vàng ở đâu trong rừng nhảy vào cướp cái vòng lẩn vào rừng xanh. Dân bản đuổi theo con vượn nhưng mất dấu. Sợ thần nổi giận, phường săn lên đường đi khắp những ngọn núi, lên tận thác nước trắng hút kia kìa, nhưng không thấy con vượn. Mọi người đoán thế nào nó cũng trốn lên đỉnh núi Cô. Mà Giàng ơi! Nơi ấy cheo leo hiểm trở lắm, những thân cây mốc trắng như tráng bạc, những tán lá đỏ ối và những thảm cỏ lung linh như bảy sắc cầu vồng. Nhưng vực sâu hun hút, chưa từng ai biết đáy nó ở đâu, vách núi dựng đứng. Nhưng vì nhiệm vụ mà bảy người trong phường săn quyết định lên đường. Bầy chó săn đã lần lượt rơi xuống vực sâu, duy chỉ con Sói còn sống sót theo đoàn tới đỉnh núi. Con Sói là con chó được ta thuần dưỡng từ nhỏ nên thông minh lắm. Ngay lập tức nó tìm ra chỗ trú ẩn của con vượn khổng lồ. Trong lúc vật lộn với con vượn bên miệng vực để đoạt lại vòng sắt thì cả hai con vật đã rơi xuống vực sâu…Và chiếc vòng sắt cũng không thể nào tìm thấy. Mọi người đã thề rằng, nếu không tìm thấy vòng tế thần Sắt thì không ai được quay lại núi Cô nữa”. [12; 10]
Câu chuyện gắn với những truyền thuyết, những huyền thoại cổ xưa của người dân bản địa. Nó là những kí ức xa xôi giải thích về nỗi sợ hãi của người dân và sự hiểm trở của núi Cô. Sự quý giá của sắt – kim loại được dùng để rèn đúc nông cụ như lưỡi cày, dao, búa… Rèn vũ khí như ngọn giáo, mũi tên. Tất cả được sử dụng để xây dựng và bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của quê hương, đất nước. Sắt là biểu tượng cho sự cứng rắn, kiên cường, chung thủy - những phẩm chất cao đẹp mà đồng bào Mông ca ngợi, tôn vinh. Sự hồn nhiên trong tín ngưỡng ấy theo nhiều nhà nghiên cứu phản ánh trình độ văn minh của các tộc người nhưng Tống Ngọc Hân không nhìn theo cách đó. Tác giả không
87
đánh giá sự lạc hậu hay mê tín mà nhấn mạnh tới kí ức cộng đồng qua các biểu tượng đó. Nó là sợi dây nối liền truyền thống, lưu giữ những nét đẹp văn hóa của tộc người.
Có thể nói, Tống Ngọc Hân bằng con mắt đầy tinh tế của một nhà văn tài năng đã mô tả được cả những nét văn hóa bề sâu của người dân tộc miền núi. Đó là những nét văn hóa tâm linh vừa thể hiện tình yêu vừa thể hiện sự thành kính sợ hãi đối với các biểu tượng. “Nước”, “Lửa” phản ánh những tầng lớp ý nghĩa sâu xa và ẩn chứa trong nó là những quan niệm, những phong tục của con người. Những tầng vỉa ý nghĩa đó càng khiến những truyện ngắn của Tống Ngọc Hân trở nên ám ảnh trong lòng người đọc.
Vậy giữa biểu tượng nghệ thuật với các chi tiết nghệ thuật có mối quan hệ như thế nào? Chúng có gì tương đồng và khác biệt? Thực chất chúng là hai phương diện quan trọng nằm trong hình thức nghệ thuật của Tác phẩm tự sự. Chúng khác biệt nhau nhưng lại có mối quan hệ gần gũi và trong một số trường hợp cá biệt, chúng có thể đổi chỗ cho nhau. Biểu tượng là “khuôn mẫu văn hóa” mang tính nhân loại, chứa đựng kí ức của cộng đồng người. Nén chặt trong đó là quan niệm nhân sinh của loài người với tính lịch sử của nó. Đó là những “Mẫu gốc” như: Nước, lửa, đất…cùng các biểu tượng phái sinh của nó. Chỉ khi nào gắn bó với cái “Mẫu gốc” kể trên, mang đặc trưng của nó thì được gọi là biểu tượng nghệ thuật. Còn các chi tiết nghệ thuật đắt giá là các sự vật, hiện tượng, sự kiện có sức lay động, ám ảnh mạnh mẽ là sáng tạo cá nhân của từng nhà văn, mang trong nó những cảm xúc và tư tưởng nhân văn cao đẹp…. Một số chi tiết nghệ thuật đắt giá có thể trùng hợp và trở thành biểu tượng như “Lửa” trong Lửa khóc lửa cười. Biển nước trong Núi vỡ, của Tống Ngọc Hân. Vì thế biểu tượng nghệ thuật ít ỏi hơn, chi tiết thông dụng hơn…, chúng gần gũi nhau, và đôi lúc có thể trùng khít lên nhau.
Chi tiết nghệ thuật là một yếu tố quan trong trong trần thuật. Nó không chỉ là những yếu tố tạo nên mạch truyện mà còn là những điểm nhấn tạo ấn
88
tượng cho người đọc. Nhà văn tài năng là nhà văn biết chọn lọc các chi tiết đắt giá để đưa vào trong tác phẩm của mình.
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1988) thì chi tiết là: “Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng” (Ví