Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) (Trang 25 - 26)

1.4.1.1. Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ đề ra một chính sách riêng đối với đào tạo NNL phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp. Nếu chiến lược của doanh nghiệp là mở rộng thêm phạm vi và lĩnh vực thì nhu cầu về đào tạo NNL là tất yếu. Doanh nghiệp sẽ phải có chính sách đào tạo NNL phù hợp để có được lực lượng lao động phù hợp với chiến lược kinh doanh đề ra. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cũng sẽ tự xây dựng cho mình những chính sách về đào tạo riêng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Các chính sách này là kim chi nam chứ không phải là là luật lệ cứng nhắc. Trường hợp doanh nghiệp có chính sách đào tạo vừa đủ để NLĐ làm tốt công việc của mình thì đào tạo sẽ dừng lại ở mức độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và một phần nhu cầu của NLĐ. Nếu doanh nghiệp khuyến khích và thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ thực hiện các khóa đào tạo bổ trợ để NLĐ phát triển hơn nữa về kiến thức chuyên môn ngoài phạm vi công việc hiện tại của NLĐ thì hoạt động đào tạo sẽ trở nên phong phú hơn.

1.4.1.2. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm toàn bộ những người lao động làm việc trong doanh nghiệp đó. Nếu trình độ hiện tại của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không đáp ứng tốt yêu cầu của công việc thì doanh nghiệp buộc phải đào tạo lại. Còn nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã đáp ứng được thì doanh nghiệp nên có kế hoạch đào nâng cao hay đào tạo mới. Nếu năng lực và trình độ của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng cao, khả năng hoàn thành công việc tốt thì yêu cầu đào tạo ít được đặt ra với doanh nghiệp.

Vậy, chỉ có thông qua đào tạo thì doanh nghiệp mới có thể duy trì được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh và đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

1.4.1.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

thực hiện. Một nguồn kinh phí đủ đảm bảo triển khai đầy đủ các kế hoạch và nội dung đào tạo đã đưa ra sẽ đảm bảo cho kế hoạch đào tạo được thực hiện tốt, không bị ngắt quãng do thiếu kinh phí. Do đó, những người phụ trách đào tạo, cán bộ tài chính kế hoạch… cần phải dự trù và cân đối thu chi của doanh nghiệp để đảm bảo kinh phí cho đào tạo.

1.4.1.4. Quan điểm của lãnh đạo

Quan điểm, nhận thức của lãnh đạo trong doanh nghiệp quyết định đến việc doanh nghiệp có quan tâm, đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hay không. Có lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đầu tư cho đào tạo là một khoản đầu tư không có lợi vì sau khi đào tạo thì người lao động có thể sẽ rời bỏ doanh nghiệp. Nhưng cũng có nhiều lãnh đạo cho rằng đầu tư cho đào tạo là đầu tư cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp nó làm cho người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Chính vì vậy quan điểm của lãnh đạo quyết định đến chất lượng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w