Khái quát về Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 30 - 33)

- Bảo đảm vốn được phân bổ và sử dụng đúng mục đích và quy định pháp luật

TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.1.1. Khái quát về Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

1.1.1.1. Khái niệm về Quỹ Đầu tư phát triển địa phương * Quỹ đầu tư:

Ở Việt Nam, quỹ đầu tư thường được hiểu là định chế tài chính trung gian phi ngân hàng huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các loại tài sản tuân thủ theo mục tiêu được xác định (https://www.ssi.com.vn/).

Quỹ đầu tư thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác.

Chủ thể góp vốn vào các quỹ đầu tư có thể là cơ quan nhà nước (Chính phủ, chính quyền địa phương), các tổ chức kinh tế, tài chính, doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân. Các chủ thể tham gia vào quỹ đầu tư nhằm tối đa hố lợi ích từ các nguồn tài chính hiện có của mình.

Có nhiều cách phân loại quỹ đầu tư. Một trong những cách phân loại phổ biến nhất là:

Căn cứ vào phạm vi quản lý, quỹ đầu tư được chia thành: Quỹ đầu tư phát triển trung ương, quỹ đầu tư phát triển địa phương và quỹ đầu tư có nhiều người góp vốn.

Vì thế, có thể nói, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là một loại Quỹ do chính quyền địa phương góp vốn nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

* Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

Có một số các tác giả đã đưa ra khái niệm về Quỹ Đầu tư phát triển địa phương như sau:

- “Quỹ ĐTPT địa phương là tiền đề cho việc chuyển hóa một phần hoạt động đầu tư của Nhà nước sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình quan trọng, những dự án khơng có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền KT- XH theo địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được xã hội hóa thơng qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT địa phương” theo Nguyễn Quốc Tuấn , Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang, 2010.

- “Vốn của Quỹ ĐTPT địa phương là nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội , tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước” theo Phạm Thái Bình, Đề án Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính về Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho Quỹ Đầu tư Phát triển giai đoạn 2017-2020.

- Căn cứ theo Điều 3, Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về Tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương: “ Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương; thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế tốn riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”, Chính phủ, 2007.

Quỹ ĐTPT địa phương có thể hiểu là một tổ chức tài chính của chính

tư tài chính và đầu tư phát triển trên địa bàn, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo tồn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.

1.1.1.2. Đặc điểm của Quỹ ĐTPT địa phương

- Là loại định chế tài chính do chính quyền các địa phương sở hữu 100% vốn, chưa có sự tham gia của cơng chúng đầu tư như các loại hình Quỹ đầu tư khác.

- Về mơ hình tổ chức, Quỹ ĐTPT được tổ chức theo mơ hình tự quản lý, với cơ cấu đầy đủ như một doanh nghiệp; khơng có sự tham gia của các tổ chức trung gian.

- Hoạt động nhằm mục tiêu vừa thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương ( mục tiêu chính sách), vừa thực hiện mục tiêu gia tăng giá trị vốn cho chủ sở hữu và giảm tính chất bao cấp trong hoạt động. - Vốn của Quỹ ĐTPT địa phương là nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội như vay từ ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác như kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng hợp vốn để đầu tư, phát hành trái phiếu để huy động vốn,…tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư.

1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được xác định bao gồm:

- Huy động nguồn vốn trung, dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chức năng đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp vào các dự án; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

- Ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư, thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w