Đánh giá theo tiêu chí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 71 - 77)

- Bảo đảm vốn được phân bổ và sử dụng đúng mục đích và quy định pháp luật

T Cơ quan kiểm kiểm sốt

2.3.1. Đánh giá theo tiêu chí

* Thực hiện cho vay vốn theo kế hoạch:

Tỷ trọng cho vay các dự án đầu tư trường học trung bình chiếm gần 30% trong tổng nguồn vốn cho vay theo kế hoạch. Quá trình giải ngân vốn vay, cũng như trả nợ, thu hồi vốn của hầu hết các dự án đều diễn ra theo đúng tiến độ.

Bảng 2.11. Thực trạng cho vay vốn ĐTPT trường học năm 2017-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số KH Thựchiện So sánh (%) Số KH Thực hiện So sánh (%) Số KH Thực hiện So sánh (%)

Số dư cho vay 80.000 65.000 81,25 80.000 80.000 100 57.000 35.000 61,4

Số dư nợ xấu 0 0 0 0 0 0

Tỷ lệ nợ xấu 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh.

Quỹ đã chủ động làm việc với các doanh nghiệp, chủ đầu tư để rà soát tiến độ thực hiện, khả năng nhu cầu giải ngân, kiếm tra thực tế một số dự án, nắm bắt nhu cầu vốn cần điều chỉnh của các chủ đầu tư để tổng hợp, có phương án đề xuất với HĐQL, UBND điều chỉnh cho phù hợp. Hướng dẫn chủ đầu tư hồn thiện hồ sơ thanh tốn theo kế hoạch vốn được giao gửi Quỹ để thẩm tra giải ngân theo quy định mà Kế hoạch giao.

* Tình hình nợ xấu trên tổng dư nợ của hoạt động cho vay ĐTPT trường học:

Về hồn thiện quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng hiệu quả thẩm tra và rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế được rủi ro và đảm bảo việc thu hồi vốn đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo toàn vốn. Hiện nay, các dự án ĐTPT trường học đều khơng có nợ xấu.

* Chấp hành theo các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước: Trên cơ sở thực hiện quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, Thông tư số 28/2014/TT-BTC, Thông tư số 43/2014/TT-BTC quy định về việc tổ chức, hoạt động và quy chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh đã dự thảo sửa đổi Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển và các quy chế

thẩm định- cho vay, đầu tư trực tiếp trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Chấp hành mọi quy định liên quan đến đối tượng cho vay, trình tự, thủ tục hồ sơ vay vốn theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP. Khơng có dự án nào cho vay sai quy định pháp luật và quy chế quản lý tài chính của Quỹ.

Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng lao động, là một bộ máy tinh gọn, hiệu quả, ln hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và đi đầu trong mọi phong trào của tỉnh.

2.3.2. Điểm mạnh

* Lập Kế hoạch cho vay

Công tác lập kế hoạch ngoài việc phát huy tác dụng là phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thơng qua việc lựa chọn các phương án tối ưu mà Quỹ đã tiết kiệm nguồn lực và sử dụng nguồn lực một cách có trọng tâm, trọng điểm. Phát huy được tính độc lập và sáng tạo, tính chuyên mơn hố và năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân song nó vẫn khơng làm mất đi tính phối hợp giữa các hoạt động, giữa các phịng ban làm cho cơng tác thực thi kế hoạch diễn ra trôi chảy.

* Tổ chức thực hiện cho vay

- Việc phát triển cho vay đầu tư phát triển trường học thu hút được những khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện thiết lập được mối quan hệ với khách hàng góp phần quảng bá thương hiệu cũng như uy tín, làm tăng khả năng cạnh tranh của Quỹ.

- Chất lượng cho vay nhìn chung tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu thấp một phần vì giá trị, số lượng các khoản cho vay đầu tư phát triển trường học chưa cao so với tồn bộ hoạt động tín dụng, một phần do kết quả của quá trình thẩm định đánh giá kỹ lưỡng, theo dõi quản lý sát sao các món vay và tiến hành thu nợ kịp thời của cán bộ tín dụng.

tỉnh, của huyện để làm tốt cơng tác tun truyền về tơn chỉ, mục đích và nguyên tác hoạt động của Quỹ, cũng như trình tự thủ tục để tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi.

* Kiểm sốt thực hiện cho vay

Cán bộ tín dụng kiểm tra, giám sát đã bám sát quy trình nghiệp vụ, cơng tác kiểm tra, giám sát cho vay được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch, góp phần quan trọng đảm bảo an toàn tài sản. Cán bộ kiểm tra, giám sát đã áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp như giám sát trực tiếp hàng ngày q trình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng, kiểm sốt trước, trong và sau khi cho vay, hoặc kiểm tra đột xuất để phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng.

2.3.3. Điểm yếu

Thứ nhất, về lập kế hoạch cho vay:

- Nguồn vốn cho vay đầu tư nói chung và cho vay đầu tư phát triển trường học còn hạn chế. Hoạt động huy động vốn của Quỹ Đầu tư Phát triển cịn khó khăn do khơng cạnh tranh với hệ thống ngân hàng cũng như khơng có khả năng phát hành trái phiếu Quỹ. Trong năm 2015, chỉ có 17/38 quỹ có hoạt động huy động vốn, trong đó có nguồn vốn ODA đóng vai trị chủ yếu, chiếm đến 65% tổng số vốn huy động của hệ thống quỹ. Khi dự án Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và dự án AFD kết thúc, nguồn huy động của các quỹ thông qua nguồn vốn vay ODA là hạn chế nên nguồn huy động vốn của Quỹ gặp nhiều khó khăn. Do đó, Quỹ cần chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn huy động khác.

- Các kế hoạch thường được căn cứ vào các báo cáo từ năm trước đó và được cân đối vốn tương ứng. Nếu khơng dự phịng vốn hợp lý sẽ khơng thể bố trí cho vay đối với các dự án có nhu cầu vay vốn phát sinh trong năm tiếp theo. Cơng tác lập kế hoạch vẫn cịn ở trong trạng thái bị động; Dẫn đến các mục tiêu kế hoạch còn chưa cụ thể, khơng đo lường được, khơng có thứ tự ưu

tiên giữa các mục tiêu và thiếu tính khả thi. Cơng tác lập kế hoạch chưa thực sự khoa học, mang tính thụ động.

Thứ hai, về tổ chức thực hiện cho vay

- Cán bộ nghiệp vụ của Quỹ có trình độ song hầu hết cịn mang tính chất kiêm nhiệm, không chuyên trách, còn thiếu kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn cho vay, thẩm định, giải ngân dẫn đến sự chậm trễ, thiếu chuyện nghiệp.

- Thủ tục, hồ sơ vay vốn của Quỹ còn khá rườm rà, phức tạp, dẫn đễn chậm giải ngân.

Số lượng một bộ hồ sơ vay vốn đầu tư hồn thiện phải có từ 25 đến 31 đầu mục giấy tờ khác nhau; Thời gian giải quyết vay vốn cịn dài (14 ngày làm việc mới có thơng báo về việc có cho vay hay khơng kể từ ngày khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn). Vì thế, cho vay đầu tư tại Quỹ chưa hấp dẫn nhà đầu tư đến vay vốn, khó thu hút được khách hàng tốt làm ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay đầu tư của Quỹ

- Hoạt động tuyên truyền, marketing của Quỹ cịn hạn chế, chưa có những chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng như hệ thống ngân hàng thương mại. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa biết hoạt động về Quỹ, khó tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ

Thứ ba, về kiểm soát việc thực hiện cho vay

- Một số khoản vay từ Ngân hàng phát triển được chuyển sang cho Quỹ không đúng theo đối tượng thuộc Danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng làm cho dư nợ xấu của Quỹ tăng trong giai đoạn 2017- 2018.

- Hạn chế trong công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cũng như kiểm sốt đối tượng: Cán bộ tín dụng thiếu các đợt kiểm tra định kỳ khách hàng sau khi cho vay để xem có hay khơng các biểu hiện bất thường

(nếu có) của khách hàng, để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, mức độ kiểm sốt giữa các dự án cịn chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w