Thực trạng lập kế hoạch cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 56 - 60)

- Bảo đảm vốn được phân bổ và sử dụng đúng mục đích và quy định pháp luật

d) Công tác đầu tư trực tiếp

2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch cho vay

Kế hoạch cho vay ĐTPT trường học của Quỹ được xây dựng trên cơ sở sau:

- Nguồn vốn của Quỹ:

Nguồn vốn của Quỹ ĐTPT địa phương được sử dụng như là nguồn “vốn mồi” để thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh, thành phố góp phần giảm áp lực về vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả đầu tư vào các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của địa phương.

Với nguồn vốn còn hạn chế, Quỹ phải xây dựng kế hoạch cho vay đầu tư vốn theo một số lĩnh vực được ưu tiên trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Do đó, các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục ln chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số vốn cho vay của Quỹ theo các năm. Tỷ trọng này cơ bản đã được Quỹ triển khai thực hiện theo kế hoạch cho vay đã được phê duyệt.

Bảng 2.3: Kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho vay ĐTPT trường học giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT T

Nội dung phân bổ nguồn vốn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng cộng

1 Tổng Dư nợ cho vay 222.400 284.296 308.500 2 Cho vay ĐTPT trường

học 80.000 80.000 57.000 217.000

3 Tỷ lệ (%) 35,9 28,1 18,4

Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh.

- Lĩnh vực ưu tiên vay vốn của Quỹ trong từng thời kỳ, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh hằng

năm.

Trong giai đoạn 2017- 2019, Quỹ tập trung nguồn vốn cho vay theo các lĩnh vực xã hội hoá hạ tầng xã hội, nổi bật là các tiểu dự án xã hội hoá giáo dục. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, tình hình dự báo, căn cứ đề xuất của các phịng ban chun mơn, Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch cho vay trong năm tiếp theo.

Trong đó, Kế hoạch cho vay đầu tư phát triển trường học của Quỹ giai đoạn 2017-2019 được lập cho thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Kế hoạch cho vay đầu tư phát triển trường học tại Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tên dự án Kế hoạch cho vay được đề xuất Kế hoạch cho vay được phê duyệt Tỷ lệ(%) 2017

1) Trường mầm non tư thục

Nguyễn Du Hà Huy Tập 30.000 30.000 100

2) Trường Mầm non Trí Đức 30.000 30.000 100 3) Trường mầm non Nguyễn

Du tại Hồng Lĩnh

20.000 20.000 100

2018

1) Trường mầm non tư thục

Hà Huy Tập 35.000 35.000 100

2)Trường PT chất lượng cao

Albert Einstein( GĐ 1) 45.000 45.000 100

2019

1) Trường PT chất lượng cao

Albert Einstein (GĐ 2) 17.000 17.000 100 2) Trường mầm non huyện

Can Lộc

40.000

0

37,5 3) Trường mầm non huyện

Hương Sơn 15.000

Nguồn: Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh

Trong giai đoạn 2017-2019, tổng số dự án vay vốn ĐTPT trường học được đưa vào kế hoạch cho vay là 7/8 dự án. Trường Mầm non huyện Can Lộc không được phê duyệt cho vay do phương án tài chính của dự án khơng đảm bảo, tài sản đảm bảo không đủ.

Các chỉ tiêu cho vay được trình lên Ban Giám đốc đều được phê duyệt đúng như đề xuất, riêng dự án Trường Mầm non huyện Hương Sơn chỉ được phê duyệt cho vay 15 tỷ đồng.

Để làm rõ hơn về thực trạng lập kế hoạch cho vay đầu tư phát triển trường học, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ của Quỹ.

Câu hỏi: Anh (chị) cho biết việc lập kế hoạch cho vay vốn ĐTPT trường học được dựa trên các căn cứ nào? Các kế hoạch đưa ra có phù hợp với tình hình thực tiễn khơng? Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh có tập trung cho vay lĩnh vực nào hay khơng? Vì sao?

Trả lời của Ơng Phạm Thái Bình, Phó Giám đốc Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh: Căn cứ để lập kế hoạch cho vay của Quỹ là từ những định hướng cho vay ĐTPT trường học nói chung và tình hình giáo dục của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Quỹ tổng hợp nhu cầu của các doanh nghiệp, chủ đầu tư đề nghị vay vốn của Quỹ cũng như các dự án đang, sẽ hình thành có tiềm năng, đủ điều kiện vay vốn Quỹ. Tuy nhiên, cơng tác điều tra, dự đốn thực sự chính xác hồn tồn, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của kế hoạch. Một số dự án đề nghị mức vay khá cao trong khi được thẩm định khả năng trả nợ, thu hồi vốn khó, chậm dẫn đến mức cho vay giảm xuống hoặc có thể khơng được vay. Nhìn chung, cho đến nay, khoảng hơn 80% các đề mục trong kế hoạch cho vay vốn của Quỹ đều được thực hiện và đạt hiệu quả.

Nói về các lĩnh vực cho vay vốn được ưu tiên của Quỹ, Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng phòng Kế hoạch- Thẩm định cho rằng: Trên thực tế, Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh chỉ mới cho vay được 4/47, dự án chiếm 14,89% dự án thuộc đối tượng cho vay, trong đó chợ và trường học là các dự án chiếm tỷ trọng cho vay cao. Ngoài những lý do khách quan thuộc về đặc tính KTXH của tỉnh nhà, Bà cho rằng những dự án thuộc các lĩnh vực này thực sự thu hút được các doanh nghiệp đầu tư, có khả năng sinh lời, khá “bền”, được nhiều sự ưu ái, có chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà.

Nguồn: Phỏng vấn của tác giả thực hiện vào tháng 6/2020.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH (Trang 56 - 60)