- Bảo đảm vốn được phân bổ và sử dụng đúng mục đích và quy định pháp luật
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH
3.1.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm
tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
* Bối cảnh chung
Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Nghị quyết Trung ương 3, (khoá VII) năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết Trung ương 8, (khoá XI) một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của tồn dân”.
Với nhận thức rằng, chính sách giáo dục, đào tạo cùng với chính sách khoa học, cơng nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn, trong những năm qua, chính sách giáo dục, đào tạo ở nước ta đã được quan tâm chú ý và đổi mới, tạo ra nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều
* Bối cảnh của tỉnh Hà Tĩnh
Nhắc đến Hà Tĩnh là người ta nhớ đến một vùng đất hiếu học và khoa bảng với nhiều danh nhân hiền tài, thời nào cũng có những đóng góp cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực… Ngọn lửa của tinh thần hiếu học được thắp sáng từ ngàn xưa và gìn giữ cho đến ngày nay. Truyền thống khoa bảng của cha ông đã chảy vào huyết quản của thế hệ hôm nay, tạo nên gương mặt mới của giáo dục tỉnh nhà và bản sắc văn hóa Hà Tĩnh. Chính vì thế mà lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh ln có sự ưu ái nhất định đối với ngành giáo dục. Bám sát tinh thần Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết 05 và Nghị quyết số 20 của BCH Đảng bộ tỉnh, đề án “Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục mầm non và phổ thông Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, sắp xếp tổ chức lại hệ thống giáo dục gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển cơ sở giáo dục ngồi cơng lập; tăng cường tính tự chủ; xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Để đẩy mạnh giáo dục đào tạo, Hà Tĩnh đã mạnh dạn "mở cửa", tạo điều kiện hình thành và phát triển các mơ hình trường học theo chuẩn quốc tế, thơng qua việc xây dựng các quy hoạch và chính sách hỗ trợ cụ thể. Điều này thúc đẩy các nhà đầu tư về giáo dục đến đây. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, nhiều trường ngồi cơng lập với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và phương pháp giáo dục hiện đại đã được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm.
Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư khác cũng đang tiếp tục xúc tiến các dự án xã hội hóa giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong xu thế hội nhập, việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp tỉnh Hà Tĩnh nâng cao giá trị cạnh tranh, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh đóng vai trị định hướng các nhà đầu tư nhằm thu hút, điều tiết các nhà đầu tư thực hiện đầu tư các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, trở thành ‘công cụ tài chính đắc lực’ của chính quyền tỉnh tronh cơng cuộc xã hội hóa nói chung và xã hội hóa giáo dục nói riêng.