THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM
3.5 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ TRONG SẢN XUẤT VÀ THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT GIA
HẢI HÀ TRONG SẢN XUẤT VÀ THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
3.5.1 Những thành công của Công ty trong sản xuất và thực hiện chi phí sản xuất
giai đoạn 2018 – 2020
Theo các số liệu và phân tích trên, công suất của các nhà máy sản xuất bánh kẹo Hải Hà có thể lên tới hơn 20.000 tấn/năm.
Đây là một con số khá ấn tượng đồng thời cũng thể hiện được vị trí thị phần của công ty luôn ở top đầu trên thị trường. Một công ty có kết quả kinh doanh và sản xuất tốt phần lớn sẽ là tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo, ban quản trị cùng các phòng ban chức năng khác. Ban lãnh đạo của Haihaco chiếm 0,96% trong tổng cơ cấu lao động là một thành công trong sự tinh gọn bộ máy lãnh đạo, tập trung nhân sự cho các bộ máy khác và ưu tiên các phòng ban, lực lượng sản xuất. Vì được thành lập sớm, từ năm 1960 nên đội ngũ lãnh đạo công ty đã có kinh nghiệm dày dặn, có tâm huyết với công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bởi vậy mà câu nói “chất lượng hơn số lượng” có lẽ là đánh giá chính xác nhất dành cho ban lãnh đạo công ty.
Haihaco cũng đã khiến cho các nhà đầu tư có ý định mua cổ phiếu của công ty có cái nhìn chính xác về năng lực lãnh đạo, năng lực sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một thành công trong việc thu hút vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất của Haihaco. Không chỉ vậy, nhờ có nguồn lao động trình độ cao (theo thống kê người lao động có trình độ Đại học cao đẳng và sau Đại học chiếm 14,85%, trình độ Trung cấp chiếm 33,72% còn lại là công nhân lành nghề chiếm 51,46%) cũng góp phần vào sự thành công trong hoạt động sản xuất của công ty.
Sự hoạt động hiệu quả của phòng kỹ thuật phát triển đã giúp cho dây chuyền sản xuất của công ty luôn trong trạng thái ổn định và sẵn sàng “chiến đấu” ra mắt thêm các mặt hàng sản phẩm theo xu hướng thị hiếu người tiêu dùng cả về chất lượng và hình thức. Từ đó, gây dựng được thương hiệu với vị trí vững chắc trên thị trường bánh kẹo.
Theo thống kê, lao động ở phòng kỹ thuật phát triển trong giai đoạn 2018-2020 chiếm 3,47% trong cơ cấu lao động của Haihaco và chỉ đứng sau lực lượng lao động trực tiếp (chiếm 87,04%). Phòng ban này có chức năng nghiên cứu và thực nghiệm sản phẩm mới, đảm bảo kỹ thuật của dây chuyền sản xuất; xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm, theo dõi việc thực hiện các quy phạm kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đảm bảo đầy đủ các chức chỉ về chất lượng các loại sản phẩm; xác minh nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn. Có lẽ ban lãnh đạo Haihaco đã nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của phòng ban này. Haihaco đã nghiên cứu và tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng Việt nên đã liên tục cho ra nhiều mẫu mã chủng loại sản phẩm khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng và đối tượng khách hàng.
Hầu hết các quy trình công nghệ sản ở Công ty rất đơn giản, chu kỳ ngắn, quá trình chế biến sản phẩm nằm gọn trong một phân xưởng nên công tác tổ chức và quản lý chất lượng sản phẩm tương đối thuận tiện.
Trong thời đại 4.0, thời đại của công nghệ hiện đại thì Hải Hà cũng đã bắt kịp rất nhanh xu hướng sử dụng các trang thiết bị máy móc tân tiến vào việc sản xuất. Dù nhân công có trình độ đến đâu mà không sử dụng công nghệ hiện đại thì cũng không thể cho ra được một con số sản lượng 20.000 tấn với chất lượng đồng đều được. Như đã phân tích ở trên, dây chuyền sản xuất của Hải Hà được đầu tư mới 100% và ứng dụng các công nghệ từ nước ngoài (từ các nước Đức, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản). Từ đó, việc sản xuất có tính chuyên môn hoá cao đã giúp công ty tiết kiệm được các chi phí sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng,....Vì khi sử dụng máy móc thì các tính toán nguyên liệu đều rất chuẩn và hạn chế việc thiếu hụt hay lãng phí nguyên liệu sản xuất bởi yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
Nhìn chung, công ty Hải Hà đã có những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất và thực hiện chi phí sản xuất khi trong giai đoạn 2018-2020 doanh thu luôn tăng trưởng ổn định theo phân tích tại bảng 3.1 “Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017 – 2020”. Những kết quả về doanh thu và lợi nhuận cho thấy tốc độ tăng trưởng của Công ty là tốt, đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo và cẩn tiếp tục cố gắng hơn nữa trong tương lai.
3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.5.2.1 Hạn chế trong hoạt động sản xuất
Bên cạnh những thành công thì hoạt động sản xuất và thực hiện chi phí sản xuất của Haihaco vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Công ty vẫn sử dụng kỹ thuật thủ công truyền thống bên cạnh máy móc hiện đại, chưa khai thác được hết nguồn lực lao động và công suất của các trang thiết bị sản xuất.
Dù công ty rất nhanh nhạy trong việc đổi mới dây chuyền sản xuất nhưng việc vẫn giữ nguyên mô hình sử dụng kỹ thuật truyền thống trong tương lai sẽ khiến chi phí sản xuất mà cụ thể là chi phí nhân công tăng. Trong bảng 3.12 “Số liệu sản lượng và lao động trong 12 quý từ quý 1 năm 2018 đến quý 4 năm 2020 của Công Ty CP Bánh kẹo Hải Hà” ở nội dung 3.4.1.1 về ước lượng hàm sản xuất, ta có thể thấy số người lao động qua từng năm không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2018 là 1.330 người, năm 2019 với số lượng 1525 người và năm 2020 là 1820 người. Điều này dẫn đến công ty sẽ phải chi trả thêm các khoản chi phí nhân công như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương…
Mặt khác, tại kết quả mô hình ước lượng hàm sản xuất cho thấy hệ số = 0,848960. Có nghĩa hàm ước lượng sản xuất phản ánh được 84,896% sự biến động của sản lượng phụ thuộc vào yếu tố số lượng lao động được thuê. Còn 15,104% chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài mô hình. Mà theo quy luật cận biên giảm dần, đến một ngưỡng nào đó, việc tăng thêm yếu tố đầu vào biến đổi như số lượng lao động trong khi cố định các đầu vào khác (yếu tố vốn) sẽ làm giảm năng suất của yếu tố đầu vào vì tỷ lệ đầu vào cố định so với đầu vào biến đổi sẽ giảm dần. Với sự phụ thuộc khá chặt chẽ của sản lượng bánh kẹo vào số lao động thì công ty cũng khó mà tối đa hoá được các chi phí để gia tăng lợi nhuận.
Điều này lưu ý cho người sử dụng lao động là cần phải sử dụng lao động đảm bảo được tính chuyên môn hóa cần thiết cho mỗi công đoạn sản phẩm để đạt năng suất lao động cao.
Dù đã nâng cấp nhà xưởng nhưng tất cả nhà xưởng của Haihaco ở quy mô trung bình và chia nhỏ.
Với quy mô nhà xưởng vẫn duy trì như vậy thì việc tiếp tục thuê lao động khi năng suất lao động đã xuống thấp thì Haihaco nên cân nhắc việc mở rộng quy mô nhà xưởng, thay vì cứ tiếp tục thuê thêm lao động.
Sử dụng chưa hiệu quả đối với tiềm lực tài chính trong việc đầu tư hoạt động sản xuất.
Dựa vào bảng 3.6 “Tình hình tài chính của công ty từ 2018-2020” phần 3.1.1, ở chỉ số ROE qua các năm 2018 với 10,71%, năm 2019 với 9,47% và năm 2020 với 8,34% đều dưới 15%, ta có thể nhận định rằng, Haihaco chưa thực sự sử dụng hiệu
Điều này dẫn tới các kết quả doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2018- 2020 có sự biến động theo xu hướng không được khả quan. Cụ thể, doanh thu vẫn tăng trưởng đều và đạt 1.471,82 tỷ đồng vào năm 2020 nhưng lợi nhuận sau thuế lại lần lượt giảm từ 42,08 tỷ đồng (năm 2018) còn 39,07 tỷ đồng (năm 2020). Lợi nhuận sau thuế càng cao thì công ty càng hoạt động ổn định, con số này cũng cho thấy một phần công ty đang kiểm soát chi phí của mình như thế nào. Lợi nhuận sau thuế là nguồn thu nhập cho các cổ đông, nếu công ty không tạo ra đủ lợi nhuận thì giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm. Nói đây là hạn chế bởi dựa vào kết quả này, các nhà đầu tư và các cổ đông sẽ có khả năng bán lại cổ phiếu của Haihaco với giá thấp hoặc không lựa chọn đầu tư. Nếu vậy, khả năng trong những giai đoạn tiếp theo, công ty sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản như các khoản chi phí phải trả (tiền lương, khoản chi phí sản xuất, kinh doanh, các khoản phải trả người bán, khoản vay và nợ thuê tài chính).
3.5.2.2 Hạn chế trong thực hiện chi phí sản xuất
Chưa đảm bảo được việc tăng doanh số, sản lượng sản xuất bên cạnh việc tối ưu các chi phí biến đổi ở mức càng thấp càng tốt.
Trong việc thực hiện chi phí sản xuất, qua bảng 3.14 “Số liệu về sản lượng và chi phí biến đổi trong 12 quý từ quý 1 năm 2018 đến quý 4 năm 2020 của Công Ty CP Bánh kẹo Hải Hà” ở nội dung 3.4.1.2 về ước lượng hàm chi phí sản xuất ta có thể thấy chi phí biến đổi (TVC) tăng dần khi công ty tăng sản lượng. Mặt khác, từ kết quả ước lượng ta có hệ số = 0,97248. Như vậy, hàm ước lượng chi phí sản xuất phản ánh được 97,248% sự biến động của chi phí biến đổi thực sự phụ thuộc vào sản lượng bánh kẹo sản xuất ra. Còn 2,752% chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài mô hình. Ta có thể thấy mối quan hệ phụ thuộc giữa chi phí biến đổi vào sản lượng bánh kẹo là rất chặt chẽ. Khi khối lượng sản xuất và sản lượng bánh kẹo tăng lên, chi phí biến đổi cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi ít sản phẩm được sản xuất thì chi phí biến đổi liên quan đến sản xuất sẽ giảm.
Điều này tạo nên hạn chế vì nếu cứ gia tăng hai yếu tố này đồng thời như vậy, lợi nhuận sẽ không được tối đa. Nếu như để tiết kiệm chi phí biến đổi mà giảm sản lượng thì kéo theo doanh thu và lợi nhuận- nguồn thu nhập chính của công ty sẽ giảm. Nếu vậy nó ảnh hưởng tới cả hệ thống bộ máy và dây chuyền sản xuất của Haihaco.
Vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập ngoại, đầu vào nguyên vật liệu trong nước phải nhập với giá cao khiến cho việc kiểm soát chi phí đầu vào gặp nhiều khó khăn.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% - 80% giá thành sản phẩm, do đó việc biến động giá nguyên vật liệu sẽ gây bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến
giá thành sản phẩm. Trong các nguồn nguyên vật liệu đầu vào, đường kính chiếm tới gần 15% tổng chi phí nguyên vật liệu của Công ty. Tuy nhiên, việc phải sử dụng nguyên liệu đường trong nước với giá cao sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh giá thành sản phẩm của Công ty.
Mặt khác các yếu tố đầu vào cần thiết như sữa, hương liệu, socola, canxi cacbonat, gelatin đều nhập từ nước ngoài dẫn đến việc phụ thuộc và khiến công ty chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như biến động tỷ giá, nguồn cung,…
Sự cạnh tranh từ đối thủ dẫn đến việc cần gia tăng các chi phí khác nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Trên thị trường hiện đang tràn lan các loại bánh kẹo nhập lậu, nguồn sản xuất bất hợp pháp, hàng nhái nhãn hiệu, không bảo đảm vệ sinh thực phẩm thậm chí còn nhái lại bao bì sản xuất của Haihaco. Có lẽ ban lãnh đạo công ty chưa thực sự mạnh tay trong việc đưa ra các giải pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác việc gia tăng các đối thủ cạnh tranh cũng khiến Haihaco sẽ cần phải triển khai lại phương án sản xuất ví dụ như đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới bao bì mẫu mã, áp dụng các chiến dịch marketing ấn tượng hơn để giữ vững thị phần và tăng doanh thu lợi nhuận. Mà tất cả những phương án này đều làm gia tăng các chi phí sản xuất trong thời gian tới.
3.5.2.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động sản xuất và thực hiện chi
phí sản xuất của Haihaco
Nguyên nhân khách quan:
Sự biến động về nền kinh tế và thị trường
Dịch bệnh Covid-19(2020), dịch tả lợn Châu Phi (2019), thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung và một số tỉnh thành Tây Bắc (2018), đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc các chi phí sản xuất vẫn tiếp tục gia tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận thu về từ hoạt động bán hàng lại có xu hướng tăng chậm thậm chí là giảm đi. Đặc biệt năm 2020 nền kinh tế sản xuất của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề, suy thoái bởi dịch Covid. Việc các nước đóng cửa để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu của Công ty và làm giá cả vật tư có sự biến động mạnh, đặc biệt giá đường, sữa, dầu ăn, gelatine, bao bì tăng mạnh kèm theo thời gian chờ vận chuyển về lâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng kẹo tiêu thụ mạnh vào thời điểm sau tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán. Do đó doanh thu của công ty không ổn định, cao nhất vào quý I và IV.
Mức độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo ngày càng cao
Việc gia nhập thị trường chung ASEAN, thuế nhập khẩu của ngành hàng bánh kẹo bằng 0, thị trường đón nhận hàng loạt các thương hiệu, sản phẩm bánh kẹo đến từ các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Korea và các nước phát triển khác như Mỹ, Hàn. Thậm chí có nhiều đơn vị đơn thuần làm thương mại nhưng sẵn sàng ra nước ngoài đặt nhãn hàng riêng (OEM) với giá rẻ, dán nhãn ngoại nhập với chất lượng kém xa hàng sản xuất trong nước để đánh vào tâm lý sính ngoại của người Việt. Các đơn vị này chỉ làm theo mùa vụ Tết, nhập về bán sỉ, cắt lô mua đứt bán đoạn do đó mọi hậu quả hàng kém chất lượng, hàng tồn sau Tết các cửa hàng và người tiêu dùng phải gánh chịu hết. Vô hình chung, doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và công ty Hải Hà đã bị đặt vào thế cạnh tranh khốc liệt.
Nhà nước chưa có những hỗ trợ kịp thời trong việc tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Dù đã có pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật bản quyền sở hữu công nghiệp quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhưng việc thi hành của các cơ quan chức năng chưa triệt để và chủ yếu cũng là các biện pháp xử phạt hành chính nên trên thị trường vẫn còn lưu thông một lượng hàng giá không nhỏ, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác, hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng...Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng và uy tín doanh nghiệp.
Chính sách pháp luật về xuất nhập khẩu
Những thay đổi trong luật, thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào. Hiện nay, việc sửa đổi Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số