THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ GIAI ĐOẠN 2018 –

Một phần của tài liệu Nhóm 8 - Nộp bài thảo luận - Bản hoàn thành 2 (Trang 42 - 47)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ GIAI ĐOẠN 2018 –

BÁNH KẸO HẢI HÀ GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

3.2.1 Thực trạng sản xuất của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà

Việc tổ chức sản xuất tại Công ty do Phó tổng giám đốc trực tiếp phụ trách giám sát. Tại các xí nghiệp có quản đốc, nhân viên kỹ thuật, nhân viên thống kê và tiền lương giám sát hoạt động sản xuất, tình hình vật liệu và tài sản cố định của công ty.

Trước đây máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là lạc hậu cũ kỹ, năng suất thấp. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, Công ty đã nhập các thiết bị của các nước công nghiệp tiên tiến như: Đức, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản. Tuy nhiên, các thiết bị có công suất nhỏ và vừa, đây là chiến lược dài hạn đúng đắn của Công ty do nhận định về thị

cạnh tranh khốc liệt và tỷ lệ hao mòn vô hình về tài sản tăng nhanh. Có thể kể đến một số dây chuyền sản xuất được sử dụng tại công ty:

Bảng 3.2: Thống kê năng lực sản xuất của một số máy móc thiết bị

Tên thiết bị Công suất(tấn/năm) Trình độ trang bị Dây chuyền sản xuất bánh

Biscuit 1600 Thiết bị mới, cơ giới hóa, tựđộng hóa Dây chuyền sản xuất bánh

Biscuit (Italy) 2300

Thiết bị mới, cơ giới hóa, tự động hóa

Dây chuyền sản xuất bánh kem

xốp 150 Cơ giới hóa và thủ công

Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 1400 Cơ giới hóa, tự động hóa Dây chuyền sản xuất kẹo mềm

chất lượng cao 1200 Cơ giới hóa, một phần tự độnghóa Dây chuyền sản xuất kẹo mềm

khác 6700 Cơ giới hóa, tự động hóa

Dây chuyền sản xuất kẹo

Caramen (Đức) 2500 Thiết bị mới, cơ giới hóa, tựđộng hóa Dây chuyền sản xuất Glucose

phục vụ sản xuất kẹo 1500 Cơ giới hóa

Nguồn: Phòng Kỹ thuật

Bảng 3.3: Một số thiết bị sản xuất kẹo

Tên thiết bị Nước sản xuất Công suất (kg/giờ) Nồi nấu kẹo chân không Đài Loan 300

Máy gói kẹo cứng Italia 500

Máy gói kẹo mềm, kiểu gấp xoắn Đức 600 Máy gói kẹo mềm kiểu gói gối Hà Lan 1000 Dây chuyền kẹo Jelly đổ khuôn Australia 2000 Dây chuyền sản xuất kẹo Chew Đức 2000 Dây chuyền sản xuất bánh quy bơ Đan Mạch 300

Dây chuyền phủ Socola Đan Mạch 200 Dây chuyền sản xuất Snack Trung Quốc 100 Dây chuyền sản xuất bánh Cracker Ý 400 Dây chuyền kẹo Jelly cốc Inđônêxia 120

Đặc điểm sản xuất của công ty là lao động nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo của người lao động nên lao động nữ chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 80%. Do nhập khẩu các dây chuyền sản xuất mới, hiện đại, ban giám đốc không chỉ quan tâm đến số lượng lao động mà còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề được chú trọng. Nhờ đó mà quy mô cũng như chất lượng lao động của công ty được nâng lên đáng kể với 51,46% công nhân là công nhân lành nghề, toàn bộ công ty có trình độ học vấn 12/12 đến Đại học và sau Đại học.

Ngoài ra, các nguyên liệu chính (chiếm 70% tổng số nguyên vật liệu): sữa, đường kính, đường glucose, bột mì, chất béo được mua từ các nhà cung cấp có uy tín trong nước và trên thế giới. Nguyên liệu sữa sử dụng trong sản xuất bánh kẹo của Hải Hà được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Công ty ký hợp đồng nhập khẩu sữa trực tiếp với các công ty của Mỹ từ năm 2002 đến nay. Nguyên liệu sữa có xuất xứ từ Mỹ đảm bảo chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn kiểm định của Mỹ. Một số loại nguyên liệu khác (chiếm 20% tổng số nguyên vật liệu): hương liệu, socola, canxi cacbonat… được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất từ các nước Mỹ, Pháp, Úc, và một số nước Đông Nam Á. Vì vậy mà chất lượng của sản phẩm được nâng lên, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm của Công ty ngày càng được người tiêu dùng tin dùng, mến mộ và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Hiện nay, Công ty đang cung ứng ra thị trường bánh kẹo khoảng 240 chủng loại sản phẩm khác nhau với những nhãn hiệu, bao bì, đặc tính riêng.

Bảng 3.4: Các nhóm sản phẩm chính của Công ty STT Các dòng sản phẩm chính Số loại sản phẩm Cơ cấu tỷ lệ % trong nhóm sản phẩm chính

1 Kẹo Jelly Kẹo Jelly chíp 6 2.97

Kẹo Jelly cốc 6 2.97

2 Kẹo Chew Kẹo Chew nhân 9 4.45

Kẹo Chew gối 10 4.95

3 Kẹo cứng Kẹo cứng nhân 3 1.48

Kẹo cứng gối 9 4.45

4 Kẹo que HaiHaPop 8 3.96

5 Kẹo mềm 14 6.93

8 Bánh kem xốp 16 7.92 9 Bánh cracker 13 6.44 10 Bánh quy 8 3.96 11 Bánh mềm 4 1.98 12 Bánh Trung thu 40 19.8 13 Bánh kẹo hộp 42 20.79 14 Mứt Tết 3 1.48 15 Bánh tươi 3 1.48

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Thị trường

Qua bảng số liệu trên cho thấy các dòng sản phẩm chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các sản phẩm chính của Công ty là kẹo Chew (chiếm 9.40%), kẹo mềm (chiếm 6.93%), bánh kem xốp (chiếm 7.92%), bánh cracker (chiếm 6.44%), bánh Trung thu (chiếm 19.8%), bánh kẹo hộp (chiếm 20.79%). Các sản phẩm thuộc dòng bánh Trung thu và Mứt Tết là các sản phẩm được tiêu thụ theo mùa vụ (trong khoảng thời gian 2- 3 tháng). Trong khi, dòng sản phẩm bánh kẹo hộp có thời hạn sử dụng lâu hơn (từ 1 – 3 năm), số lượng và chủng loại dòng sản phẩm này cũng đa dạng, phong phú hơn để phục vụ nhu cầu làm quà biếu tặng.

Đồ thị 3.1: Sản lượng sản xuất của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà

Nguồn: Báo cáo tài chính hằng năm của Công ty

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, sản lượng sản xuất của công ty giai đoạn 2018 – 2020 ở mức cao, đều trên 4000 tấn/quý liên tục tăng từ 4000 tấn lên 5620 tấn (tăng 40,5%). Trong mỗi năm, sản lượng tăng nhiều nhất ở quý IV với 4750 tấn năm 2018, năm 2019 là 5290 tấn và năm 2020 là 5620 tấn do dịp gần Tết nhu cầu tiêu thụ về bánh kẹo tăng cao nên sản lượng sản xuất cũng tăng theo. Nhờ việc đầu tư hợp lí các trang thiết bị sản xuất hiện đại tự động hóa; kết hợp với việc sử dụng kỹ thuật thủ công truyền thống của các công nhân có trình độ cao và nguồn nguyên liệu an toàn, ổn định từ các đối tác lâu năm của Công ty đã giúp tăng quy mô, sản lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm, và phát triển các sản phẩm có chất lượng vượt trội, mẫu mã bắt mắt nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong cả nước và nước ngoài. Điều đó đã giúp Công ty có mức doanh thu vượt trội trên 1000 tỷ đồng trong 3 năm qua, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong ngành thực phẩm tại Việt Nam.

Trong giai đoạn 2018 – 2020, với mục tiêu tiếp tục đầu tư xây dựng, tăng cường và củng cố vị thế của công ty, việc tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất và cải tiến công nghệ, mẫu mã bao bì sản phẩm, củng cố nhân lực bộ phận sản xuất,… là tất yếu. Đồng nghĩa, các chi phí sản xuất của công ty cũng có sự biến đổi theo, cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Các chi phí sản xuất của Công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Triệu đồng

2018 2019 2020

Chi phí nguyên vật liệu 644731 655656 613228

Chi phí nhân công 132599 158959 155911

Chi phí khấu hao tài

sản cố định 19176 24777 22159

Chi phí dịch vụ mua

ngoài 71522 108771 98187

Chi phí khác 31489 24519 26739

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty

Nhìn chung, các chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020 có xu hướng tăng do công ty đã tiếp tục đầu tư dây chuyền mới và bổ sung các thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất; đầu tư bổ sung một số máy móc thiết bị lẻ đầu tư thiết bị sản xuất các sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường; tiếp tục nghiên cứu đổi mới về mẫu mã, nâng cao chất lượng của các sản phẩm bánh mềm nhân trứng Mercury, bánh nhân mứt Daka, bánh cracker tảo biển Kami, …

Mặc dù công ty đầu tư các trang thiết bị, máy móc mới nhưng chi phí phân công vẫn có xu hướng tăng bởi dây chuyền sản xuất hiện đại, năng lực sản xuất, năng suất của lao động tăng, tiền lương của công nhân sẽ tăng. Ngoài ra, chi phí tổ chức đào tạo tay nghề cho số lao động mới, lao động kỹ thuật, lao động sử dụng các trang thiết bị mới, tổ chức học tập và thi nâng bậc cho công nhân trực tiếp sản xuất cũng tăng theo.

Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, nhà nước ta ra chỉ thị dãn cách xã hội, các nhà máy sản xuất tạm dừng hoạt động trong một thời gian dài, ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu của công ty nên chi phí sản xuất của công ty có sự giảm nhẹ so với năm 2019 cụ thể: chi phí nguyên vật liệu giảm 6,47%, chi phí nhân công giảm 1.91%, chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 10,57% và chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 9,73%.

Một phần của tài liệu Nhóm 8 - Nộp bài thảo luận - Bản hoàn thành 2 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w