LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Nhóm 8 - Nộp bài thảo luận - Bản hoàn thành 2 (Trang 27 - 38)

2.2.1 Một số vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Trong lý thuyết kinh tế, ngắn hạn được hiểu là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào không biến đổi. Do đó, chi phí sản xuất trong ngắn hạn là phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay gánh chịu khi thực hiện sản xuất trong ngắn hạn tức là trong một giai đoạn sản xuất với ít nhất có một yếu tố đầu vào không thay đổi. Khi nghiên cứu chi phí sản xuất ngắn hạn, chúng ta có các chỉ tiêu như: Tổng chi phí ngắn hạn, chi phí bình quân, chi phí cận biên.

Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (TC hoặc STC)

- Chi phí cố định (TFC):

Là loại chi phí không thay đổi theo mức sản lượng. Đây là chi phí đối với các đầu vào cố định, ví dụ: tiền lãi vay, tiền thuê nhà xưởng, nhà máy, tiền thuê đất, thuế bất động sản, tiền khấu hao máy móc, tiền lương theo hợp đồng và phải trả trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng dù doanh nghiệp có sản xuất hoặc không sản xuất,...

- Chi phí biến đổi (TVC):

Là loại chi phí thay đổi theo mức sản lượng. Chi phí này thực hiện đối với các đầu vào thay đổi. Ví dụ: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí trả lương công nhân, thuế thu nhập,...

Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, do đó: TC = TFC + TVC

Hình dạng của các đường chi phí Chi phí cố định TFC không thay đổi theo sản lượng nên được biểu diễn là một đường nằm ngang.

Chi phí biến đổi TVC = 0 khi Q = 0 và sau đó tăng khi sản lượng tăng. Tổng chi phí TC = TFC + TVC

 Khoảng cách giữa hai đường TC và TVC theo chiều dọc = TFC.

 TC là tổng theo chiều dọc của TFC và TVC.

Đồ thị 2.5: Các đường chi phí trong ngắn hạn

Để quyết định sản xuất bao nhiêu, những người quản lý của hãng cần biết biến phí sẽ tăng lên như thế nào khi mức sản lượng tăng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đưa ra thêm một số thước đo chi phí nữa. Đó là chi phí cận biên (MC) và chi phí bình quân(ATC).

Chi phí bình quân ngắn hạn (ATC hoặc SATC)

Chi phí bình quân là mức chi phí tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Do đó, chi phí bình quân được xác định bằng tổng chi phí chia cho tổng sản lượng.

Chi phí bình quân được cấu tạo từ hai loại chi phí là chi phí cố định bình quân (AFC) và chi phí biến đổi bình quân (AVC). Trong đó, chi phí cố định bình quân là chi phí cố định tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm; chi phí biến đổi bình quân là chi phí biến đổi tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

Sở dĩ như vậy vì tổng chi phí bao gồm hai bộ phận: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Vậy tổng chi phí bình quân có thể được tính bằng tổng của chi phí cố định bình quân và chi phí biến đổi bình quân. Do đó, hình dạng của ATC phản ánh hình dạng của hai đường AVC và AFC. Tại các mức sản lượng thấp, tổng chi phí bình quân cao vì chi phí cố định chỉ được phân bổ cho một số ít đơn vị sản phẩm. Khi sản lượng tăng đến một mức độ nào đó thì tổng chi phí bình quân giảm. Khi hãng sản xuất thêm sản lượng thì tổng chi phí bình quân tăng lên do chi phí biến đổi bình quân tăng mạnh. Do đó, đường tổng chi phí bình quân cũng có dạng chữ U. Vì AFC giảm theo Q nên khoảng cách theo chiều dọc giữa các đường ATC và AVC giảm dần khi sản lượng tăng lên. Do vậy, khi sản lượng tăng thì khoảng cách giữa đường ATC và AVC càng gần nhau hơn

Chi phí cận biên ngắn hạn (MC, SMC): Là sự thay đổi trong tổng chi phí khi

doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Ý nghĩa của chi phí cận biên ngắn hạn cho chúng ta biết mỗi đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra thêm sẽ mất thêm bao nhiêu chi phí.

Trong đó:

∆ là sự thay đổi trong tổng chi phí.

∆ là sự thay đổi trong tổng sản phẩm sản xuất ra.

Trong ngắn hạn, tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, trong đó, chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng nên khi sản lượng thay đổi tổng chi phí thay đổi phản ánh cho phần thay đổi của chi phí bIến đổi (∆ = ∆ ). Do vậy, chi phí cận biên có thể xác định bằng công thức:

Đường MC cũng có hình dạng chữ U do có mối quan hệ với sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào. Giả sử quá trình sản xuất của một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, vốn là yếu tố cố định. Giá thuê một đơn vị lao động là w. Khi hãng thuê thêm ΔL đơn vị lao động, hãng mất một chi phí là w.ΔL và số lượng sản phẩm thay đổi một lượng là ΔQ.

Vì sản phẩm cận biên đầu tiên tăng lên, đạt cực đại và sau đó giảm xuống nên với w không đổi thì ban đầu MC sẽ giảm, đạt cực tiểu và sau đó đi lên.

Từ công thức trên ta thấy: Với mức tiền công không đổi w, thì khi MPL tăng thì MC giảm; ngược lại, khi MPL giảm thì MC tăng. Như phần trên đã nghiên cứu, ta có quy luật sản phẩm cận biên giảm dần, tức có nghĩa là trong ngắn hạn, càng bổ sung thêm yếu tố đầu vào nào đó để tăng sản lượng thì có xu hướng giảm dần, do đó MC có xu hướng tăng lên. Thật vậy, khi hãng đang sản xuất với một mức sản lượng nhỏ thì hãng thuê ít nhân công và nhiều thiết bị không được sử dụng. Bởi vì hãng có thể dễ dàng sử dụng những nguồn lực nhàn rỗi này nên sản phẩm cận biên của mỗi công nhân tăng thêm lớn và chi phí cận biên cho mỗi sản phẩm tăng thêm là nhỏ. Ngược lại, khi hãng đang sản xuất với một mức sản lượng lớn, hãng sẽ thuê thêm nhiều công nhân và hầu hết các thiết bị đã được sử dụng hết. Hãng có thể sản xuất nhiều sản lượng hơn bằng cách thuê thêm lao động nhưng lao động mới phải làm việc trong điều kiện chật chội và có thể phải chờ đợi để được sử dụng thiết bị. Do đó, khi sản lượng được sản xuất ở mức quá cao, sản phẩm cận biên của mỗi công nhân tăng thêm thấp và chi phí cận biên của mỗi sản phẩm lớn.

Đồ thị 2.6: Các đường chi phí ngắn hạn

• Giữa tổng chi phí bình quân và chi phí cận biên (ATC và MC) Khi ATC = MC thì ATCmin

Khi MC < ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm dần. Khi MC > ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ tăng dần. • Mối quan hệ giữa AVC và MC

Khi MC > AVC thì khi tăng sản lượng, AVC sẽ tăng dần.

Đường chi phí cận biên đi qua điểm cực tiểu của đường chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân. Khi đường MC nằm bên dưới đường ATC, ở những mức sản lương này, nếu tăng sản lượng lên sẽ làm cho ATC giảm, tức là đường ATC đi xuống. Khi đường MC nằm bên trên đường ATC, tăng sản lượng sẽ làm tăng ATC, đường ATC đi lên. Mối quan hệ này tương tự giữa MC và AVC

Chú ý: AVC đạt cực tiểu của nó tại mức sản lượng thấp hơn so với đường ATC. Vì MC = AVC tại điểm cực tiểu của AVC. Do MC = ATC tại điểm cực tiểu của ATC, mà ATC luôn lớn hơn AVC và đường MC đi lên. ⇒ Điểm cực tiểu của đường ATC phải nằm trên và về bên phải điểm cực tiểu của đường AVC.

2.2.2 Ước lượng chi phí sản xuất trong ngắn hạn

2.2.2.1 Xác định dạng hàm chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Phương pháp phổ biến nhất để ước lượng hàm chi phí sản xuất trong ngắn hạn là phương pháp phân tích hồi quy. Như lý thuyết về chi phí sản xuất đã trình bày ở phần trên, chi phí sản xuất sẽ là một hàm số phụ thuộc vào sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra. Tuy nhiên, trong thực tế, ngoài mức sản lượng sản xuất, chi phí sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như quy mô hoạt động của hãng, giá của yếu tố đầu vào, yếu tố công nghệ, sự hiệu quả trong quản lý. Và khi đó, hàm chi phí sản xuất được thể hiện như sau:

TC = f(Q, S, P, T, E) Trong đó:

TC là tổng chi phí sản xuất. Q là sản lượng mà hãng sản xuất. P là giá của các yếu tố đầu vào.

S là quy mô nhà máy hay quy mô hoạt động của doanh nghiệp. T là yếu tố về công nghệ.

E là yếu tố thể hiện sự hiệu quả trong quản lý.

- Quy mô của doanh nghiệp (S): Là biến số quan trọng trong việc xác định chi phí. Tùy vào tính kinh tế theo quy mô tại quy mô hoạt động mà hình dáng của đường chi phí bình quân dài hạn sẽ khác nhau.

- Sản lượng đầu ra (Q): Sản lượng đầu ra và tổng chi phí có mối quan hệ cùng chiều. Sở dĩ như vậy vì để sản xuất thêm sản phẩm đòi hỏi gia tăng việc sử dụng các yếu tố đầu vào như nguyên nhiên vật liệu, lao động… và thậm chí, khi mức sản lượng

tăng ở mức cao, không phải chỉ có các yếu tố biến đổi tăng lên mà thậm chí cả các yếu tố cố định như nhà xưởng, dây chuyền sản xuất cũng phải tăng theo.

- Giá của các yếu tố đầu vào (P): Sự thay đổi trong giá của các yếu tố đầu vào cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, mức ảnh hưởng này tùy thuộc vào cách sử dụng yếu tố đầu vào và sự thay đổi tương đối trong giá cả các yếu tố. Chi phí sẽ tăng lên khi sử dụng những đầu vào mà giá đầu vào tăng lên đồng thời sẽ không bị tăng đối với các đầu vào khác không bị tăng giá. Và do vậy, chi phí sản xuất biến động trực tiếp theo giá của các yếu tố sản xuất.

- Công nghệ (T): Công nghệ là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chi phí. Theo định nghĩa, sự cải tiến trong công nghệ làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. Do đó, chi phí thay đổi nghịch với tiến bộ công nghệ. Công nghệ thường được xác định theo tỷ lệ vốn/sản lượng đầu ra. Cải thiện công nghệ thường được thể hiện khi có tỷ lệ vốn - sản lượng cao hơn.

- Hiệu quả quản lý (E): Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Nếu quản lý hiệu quả thì chi phí sản xuất sẽ giảm xuống và ngược lại. Rất khó để đo lường hiệu quả quản lý về số lượng. Tuy nhiên, sự thay đổi chi phí tại hai thời điểm có thể được gán cho là do sự thay đổi trong tổ chức hoặc cách thức quản lý đã đưa đến sự thay đổi trong chi phí (nếu đã loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố khác).

Trong ngắn hạn, các yếu tố về quy mô của doanh nghiệp, công nghệ, giá của yếu tố đầu vào và hiệu quả quản lý được giả định là không đổi, và do vậy chi phí sản xuất trong ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ còn phụ thuộc vào mức sản lượng mà hãng sản xuất.

Đồ thị 2.7: Đường tổng chi phí bình quân bậc ba

Để đảm bảo đường AVC và MC ban đầu đi xuống rồi sau đó đi lên, dấu của các hệ số phải đảm bảo a > 0, b < 0, c >0. Điều đó có nghĩa là khi sản lương tăng lên, tổng chi phí biến đổi ban đầu tăng với tốc độ chậm nhưng sau đó tăng với tốc độ nhanh hơn. Với dạng hàm này, giá trị chi phí biến đổi bình quân sẽ đạt giá trị cực tiểu ở mức sản lượng Q = -b/2a

Đồ thị 2.8: Đường tổng chi phí biến đổi tuyến tính

Dạng hàm tổng chi phí biến đổi tuyến khác cũng có thể được sử dụng, đó là dạng bậc hai. Khi đó, các hàm chi phí sẽ có phương trình sau:

Đồ thị 2.9: Đường tổng chi phí biến đổi bậc hai

2.2.2.2 Thu nhập dữ liệu về sản xuất và chi phí sản xuất

- Thứ nhất, đó là sự khác biệt giữa số chi phí kế toán và chi phí cơ hội: Các dữ liệu về chi phí sản xuất thường được lấy theo số liệu trong các báo cáo kế toán, và do vậy nó thường không tương đồng với quan điểm về kinh tế trong kinh tế học (có bao gồm chi phí ẩn mà chi phí kế toán không đề cập đến).

- Thứ hai, các chi phí cần phải được phân bố chính xác theo đúng số lượng sản phẩm sản xuất tương ứng. Điều này có nghĩa là các chi phí phải được phân bố theo giai đoạn sản xuất chứ không phải thời gian chi phí phát sinh. Cụ thể là những khoản chi phí trả trước hoặc trả sau cần phải được điều chỉnh để có được sự tương ứng chính xác giữa chi phí và đầu ra.

- Thứ ba, khi ước lượng chi phí sản xuất, chúng ta giả định rằng chi phí chỉ phụ thuộc vào sản lượng, điều đó có nghĩa là giá cả của các yếu tố đầu vào phải là cố định. Vì thế, dữ liệu về chi phí sản xuất phải được tính toán theo giá trị thực tế chứ không phải là giá trị danh nghĩa để đảm bảo tác động của lạm phát được loại bỏ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các đầu vào khác nhau có thể có những mức tăng giá khác nhau. Và do vậy, để đảm bảo độ chính xác, nên sử dụng chỉ số giá cho từng loại đầu vào (nếu có thể) để thu được chính xác các giá trị thực tế của các chi phí theo từng yếu tố đầu vào.

- Thứ tư, nhà quản lý cũng cần xác định khoảng thời gian đo lường chi phí để ước lượng hàm sản xuất theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý hay theo năm. Khoảng thời gian này phải đủ dài để đảm bảo có sự biến động rõ ràng trong sản lượng và chi phí sản xuất nhưng không quá dài khiến cho quy mô sản xuất của doanh nghiệp

bị thay đổi (khi đó doanh nghiệp là sản xuất trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn nữa).

2.2.2.3 Thực hiện ước lượng và kiểm tra mô hình

Với dữ liệu đã được thu thập và xử lý, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm kinh tế lượng để chạy ước lượng hàm chi phí sản xuất của doanh nghiệp, sau đó kiểm tra dấu của các tham số, kiểm định ý nghĩa thống kê và kiểm tra sự phù hợp của mô hình trước khi sử dụng kết quả ước lượng.

2.2.3 Ước lượng chi phí sản xuất trong dài hạn

Trong dài hạn, tất cả đầu vào của quá trình sản xuất của doanh nghiệp đều biến đổi. Điều này có nghĩa là trong dài hạn, những thay đổi cơ bản về cấu trúc chi phí của doanh nghiệp có thể xảy ra và những quyết định đưa ra ở hiện tại có thể giới hạn các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Vì lý do này, hàm chi phí sản xuất dài hạn đôi khi được gọi là “hàm chi phí kế hoạch”, bởi vì nó có thể được doanh nghiệp sử dụng để lên kế hoạch sản xuất trong thời gian tới.

Có 3 phương pháp dùng để ước lượng chi phí sản xuất trong dài hạn, đó là phương pháp hồi quy, phương pháp kỹ thuật và phương pháp duy trì.

- Phương pháp hồi quy:

Cũng như trong ngắn hạn, phương pháp hồi quy có thể được sử dụng để ước lượng hàm chi phí sản xuất trong dài hạn. Khi thực hiện ước lượng, người ta thường giả định rằng chỉ có sản lượng sản xuất mới ảnh hưởng đến chi phí bình quân dài hạn và đường chi phí dài hạn cũng vẫn có thể là tuyến tính, bậc hai hoặc bậc ba. Các bước

Một phần của tài liệu Nhóm 8 - Nộp bài thảo luận - Bản hoàn thành 2 (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w