Tình huống thiên tai diễn ra chậm (hạn hán, đất trồng bị nhiễm mặn, suy thoái )

Một phần của tài liệu SỔ TAY TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 41 - 42)

- Thái độ: tâm lý tự ti, bi quan; thiếu sự đoàn kết với tập thể.

2 Tình huống thiên tai diễn ra chậm (hạn hán, đất trồng bị nhiễm mặn, suy thoái )

Rủi ro với phụ nữ

• Phụ nữ mất thêm thời gian, sức lực để tích trữ nước, lấy nước, bảo vệ nguồn nước và phân phối nước cho các thành viên trong gia đình - thơng thường đây là trách nhiệm của phụ nữ.

• Phụ nữ chịu gánh nặng duy trì và tìm kiếm thức ăn cho gia đình, đảm bảo gia đình khơng bị đói. • Số lượng phụ nữ làm chủ gia đình tăng lên do ngày càng nhiều nam giới phải di cư lao động, kiếm

việc làm.

• Cơ hội và khả năng tiếp cận các nguồn lương thực, nhiên liệu đun nấu, nước uống của phụ nữ ngày càng ít đi

Ví dụ cụ thể

• Do ảnh hưởng của El Nino, miền Trung và khu vực Tây Nguyên của Việt Nam đã trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng kể từ cuối năm 2015. Ít nhất 2 triệu người, trong đó có 1 triệu phụ nữ và 520.000 trẻ em hiện đang phải đối mặt với việc tiếp cận đến nguồn nước và điều kiện vệ sinh khơng đảm bảo, gặp tình trạng thiếu nước nghiêm trọng và cần trợ giúp nhân đạo. Tình trạng thiếu nước sạch và kém vệ sinh khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt là phụ nữ. Do tác động của hạn hán và xâm nhập mặn, phụ nữ thường phải dành thêm từ hai đến ba tiếng mỗi ngày để đi lấy nước cho gia đình.

• Tại tỉnh Gia Lai, đặc biệt là đồng bào dân tộc Ba Na và Gia Rai, phụ nữ và trẻ em gái phải đi lấy nước uống và sinh hoạt cho tồn bộ gia đình. Trận hạn hán năm 2016 làm cho việc đi lấy nước càng ngày càng khó khăn hơn. Quãng đường đi lấy nước xa hơn (từ 2 - 4km một chiều và mất khoảng từ 1 - 3 tiếng cho một lần đi lấy nước) vì các nguồn nước ngày càng cạn kiệt.

• Tại tỉnh Bến Tre, do hạn hán và xâm nhập mặn (2016), đất canh tác khơng cịn sử dụng được, hầu hết thanh niên lên thành phố tìm việc làm. Phụ nữ và nam giới cũng phải đi đến các tỉnh lân cận để tìm việc làm thêm. Chủ yếu nam đi các tỉnh xa hơn để làm một số công việc nặng hơn như xây dựng, thợ cơ khí. Trong khi đó phụ nữ tìm các cơng việc phụ ở địa phương và gánh vác toàn bộ việc nhà trong gia đình. Phụ nữ cũng thường làm các cơng việc được trả cơng ít hơn. Hạn hán và xâm nhập mặn làm cho khối lượng công việc của phụ nữ nhiều hơn và họ cũng vẫn phải lo lắng việc có đủ nước cho gia đình sử dụng.

Một phần của tài liệu SỔ TAY TRUYỀN THÔNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)