- Thái độ: tâm lý tự ti, bi quan; thiếu sự đoàn kết với tập thể.
8 Tình huống: Phụ nữ ít được tiếp cận các nguồn lực
Rủi ro với phụ nữ
• Phụ nữ phải chịu sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thị trường, nguồn tín dụng, thơng tin cũng như dịch vụ cứu trợ, do đó khả năng phục hồi sau thiên tai của phụ nữ cũng thấp hơn nam giới.
Ví dụ cụ thể
• Phụ nữ ít có khả năng tiếp cận đất đai và nguồn lực sản xuất hơn nam giới. Ở Việt Nam, chỉ có 9% số chủ trang trại là phụ nữ và phụ nữ làm nơng nghiệp quy mơ nhỏ có khả năng tiếp cận đất đai thấp hơn hẳn so với nam giới. Phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận các nguồn tín dụng do họ khơng có tài sản sở hữu để làm thế chấp.
• Tại Việt Nam, phụ nữ phụ thuộc vào nông nghiệp nhiều hơn nam giới, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ mất thu nhập và nguồn lực lớn hơn do bão, lụt và hạn hán. Hơn nữa, khả năng tiếp cận tài nguyên, tín dụng, thị trường và dịch vụ mở rộng kém hơn cũng khiến phụ nữ có sức chống chịu kém hơn, đặc biệt là những người thuộc hộ nghèo.
VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA PHỤ NỮ ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
SỔ TAY TRUYỀN THƠNG44 44
Các nhận định mang tính định kiến về việc phụ nữ và nam giới có thể và khơng thể làm gì hay nên và khơng nên làm gì có thể làm cho những khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trở nên trầm trọng hơn, đôi khi gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Cho dù vậy, giới lại vẫn ln là yếu tố ít được quan tâm nhất trong các hoạt động nhân đạo.
Trên thực tế, nhận thức của phụ nữ và nam giới về rủi ro thiên tai cũng không giống nhau. Ngay cả khi phụ nữ và nam giới cùng ở trong một tình huống bị thiên tai tác động thì họ vẫn khác nhau về mức độ dễ bị tổn thương cũng như cơ hội, khả năng tiếp cận các nguồn lực. Chính vì thế, phụ nữ và nam giới sẽ hình thành những kỹ năng ứng phó thiên tai khơng giống nhau.
Nói tóm lại, phụ nữ khác với nam giới về mức độ rủi ro mà họ phải đối mặt, về mức độ dễ bị tổn thương cũng như các năng lực ứng phó do có những khác biệt trên cơ sở giới và bất bình đẳng giới trong chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội. Việc nhận định rằng rủi ro thiên tai có tính trung lập về giới có thể gây nên nhiều hậu quả, ví dụ như:
• Thiếu chính xác trong xác định rủi ro thiên tai và đánh giá mức độ rủi ro;
• Đưa ra các chính sách, ưu tiên và hỗ trợ tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro khơng phù hợp cả ở cấp trung ương và địa phương;
• Xây dựng các biện pháp can thiệp khơng phù hợp về giảm thiểu rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường năng lực ứng phó;
• Đưa ra các can thiệp và dự kiến kết quả đầu ra thiếu hiệu quả về giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
• Khó đảm bảo tồn cộng đồng sẽ tích cực tiếp nhận hoặc ủng hộ các can thiệp nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
• Các can thiệp có thể tạo ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng giới và dễ bị tổn thương của địa phương;
Như vậy, có thể nói, để có được các can thiệp giảm nhẹ rủi ro thiên tai hiệu quả và tiết kiệm chi phí, cần thiết phải đảm bảo được tính nhạy cảm giới trong q trình quản lý rủi ro thiên tai ở tất cả các bước.