Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên cơ sở các tài liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, từ các báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019.

Ngoài ra, đề tài thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan như: Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, Bộ Tài chính, thu thập các số liệu thông qua các phương tiện đại chúng: đài, báo, ti vi, internet …

2.2.1.2.Phương pháp thu thấp thông tin sơ cấp

Là những thông tin đã thu thập được từ từ điều tra, khảo sát: Phỏng vấn những cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn. Kết quả được xác định như sau:

Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu điều tra. Do số lượng cán bộ làm công tác tại đơn vị chỉ có 60 người nên tác giả sẽ lựa chọn toàn bộ đối tượng đó đề tiến hành điều tra.

34

Bước 2: Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức phòng, ban.

Bước 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

Bước 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.

Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi trong phiếu được dựa trên các thông tin công bố công khai của Phòng Tài chính - Kế toán trong các cuộc họp, chuyên đề cũng như website của Sở. Chính vì thế các cán bộ, nhân viên của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đều có thể nắm được.

Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra

Phần 2: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Điểm Mực đánh giá Ý nghĩa

1 1,00 - 1,80 Yếu 2 1,81 - 2,60 Trung bình 3 2,61 - 3,40 Khá 4 3,41 - 4,20 Tốt 5 4,21 - 5,00 Rất tốt 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Từ những số liệu thu thập được tác giả tiến hành xử lý số liệu bằng cách dùng phần mềm Microsoft Excel 2010. Nhờ vậy sẽ thống kê được chính xác các số liệu theo hàng dọc hàng ngang, kết quả sẽ tự động thay đổi tùy theo mỗi thay đổi tác giả thực hiện trong hàng hoặc cột, lại vừa có thể phân tích số liệu theo nhóm khi tiến hành các thao tác rút, trích hoặc sử dụng các hàm.

35

Tổng hợp tài liệu tham khảo, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các nội dung có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, nhân tố thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình đơn vị, cán bộ tham gia phỏng vấn phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như: quy chế có hợp lý không, chế độ đã thoả đáng chưa, định mức chi có phù hợp không...

- Phương pháp so sánh: Tình hình thu chi qua các năm nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả sử dụng nguồn NSNN, so sánh hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị qua các năm...

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng một một dung tính chất tương tự như nhau.

- Biểu hiện bằng số: Số tiền hay tỷ lệ %.

- Phương pháp so sánh trong kỳ phân tích tài chính là:

+ So sánh số thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước để thấy được sự tốt hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này so với kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài chính Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn.

36

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý tài chính

* Lập dự toán:

Trong công tác quản lý tài chính tại CQHCNN,công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến công tác quản lý tài chính. Để đánh giá công tác dự toán ta nghiên cứu chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ tăng dự toán thu -

chi(%) =

Dự toán năm n- Dự toán năm (n-1) Dự toán năm n-1

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tăng chi dự toán thu - chi tăng hoặc giảm bao nhiêu lần so với năm trước đó.

- Dự toán các khoản thu theo từng năm, từng danh mục - Dự toán các khoản chi theo từng năm, theo từng danh mục

* Chấp hành thu -chi:

Để đánh giá quá trình thực hiện chấp hành thu - chi tài chính tại CQHCNNN ta nghiên cứu chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ hoàn thành dự toán

thu - chi (%) =

Thực hiện năm n Dự toán năm n

Chỉ tiêu này cho biết quá trình thực hiện hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với dự toán đề ra.

- Các khoản thu đã chấp hành theo từng danh mục. - Các khoản chi đã chấp hành theo từng danh mục.

* Kế toán, quyết toán:

Tỷ lệ đơn vị thực hiện quyết toán đúng yêu cầu

(%)

=

Số đơn vị thực hiện quyết toán đúng yêu cầu

Tổng đơn vị thực hiện

Chỉ tiêu này phản ánh thực hiện công tác thực hiện công tác quản lý tài chính ở mức nào nếu chỉ tiêu này ở gần mức 100% thi các đơn vị thực hiện tốt công tác quyết toán thu- chi và ngược lại.

37

- Các khoản chi đã quyết toán theo từng danh mục.

* Thanh, kiểm tra ngân sách:

Công tác kiểm tra, giám sát quá trình quản lý thu chi tài chính, được đánh giá qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ tăng số đợt thanh tra, kiểm tra (%) =

Số đợt thanh tra, kiểm tra năm n- Số đợt thanh , kiêm tra năm (n-1)

Số đợt thanh tra, kiểm tra năm n

Chỉ tiêu này phản ánh số đợt thanh tra, kiểm tra thu chi tài chính thực hiện cao hơn năm trước bao nhiêu lần.

- Số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện. - Số sai phạm đã phát hiện và xử lý.

38

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN 3.1. Giới thiệu khái quát về Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện kỳ họp thứ 10 ngày 06/11/1996 Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn chia tách địa giới hành chính của tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, theo đó tỉnh Bắc Kạn được tái lập ngày 01/01/1997. Ngày 01/01/1997, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định số 01/QĐ-UBND về việc số lượng, tên gọi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong đó có Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn. Ngày 22/01/1997, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-UBND về việc tổ chức lại bộ máy của Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn. Hiện nay Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn có trụ sở tại số 05, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về đường bộ, đường thuỷ nội địa; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh, theo phân cấp và quy định của pháp luật.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn đã trưởng thành, lớn mạnh không ngừng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị của tỉnh:

- Công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông. - Công tác quản lý vận tải phương tiện và người lái. - Công tác an toàn giao thông.

39

- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. - Công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải được quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVTBNV ngày 14/8/2015 của Liên Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn

Từ khi thành lập lại đến nay, Sở Giao thông vận tải đã nhiều lần được tổ chức, cơ cấu lại. Hiện nay theo Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Giao thông vận tải gồm 06 phòng ban và 05 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở. Tuy nhiên đến cuối năm 2016, Ban Quản lý các dự án giao thông không còn là ĐVSN trực thuộc Sở và Bến xe khách đã cổ phần hóa, chuyển cho tư nhân thành lập công ty cổ phần. Hiện tại, ĐVSN công lập trực thuộc Sở GTVT chỉ còn 03 đơn vị.

+ Văn phòng Sở Giao thông vận tải

Văn phòng sở thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở về công tác tố chức cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; công tác cải cách hành chính, pháp chế, thực hiện ISO, công tác một cửa, tổng hợp báo cáo và các công tác khác.

+ Thanh tra Sở Giao thông vận tải

Thanh tra Sở có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật:

- Thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở GTVT.

40

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật, quy định chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân về kết cấu hạ tầng GTVT; phương tiện, thiết bị, điều kiện và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông; đào tạo cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn điều khiển, vận tải phương tiện; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải…

- Thực hiện quy định về tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định.

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

+ Phòng Kế hoạch - tài chính

Phòng kế hoạch - tài chính có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở quản lý tài chính, kế toán thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định:

- Thực hiện nhiệm vụ Luật kế toán, quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính kế toán đối với các ĐVSN trực thuộc Sở; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị.

- Cung cấp các thông tin, tài liệu kế toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo quy định.

+ Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý của Sở:

- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định; tổ chức lắp đặt và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thuỷ nội địa địa phương trong phạm vi được giao.

- Giải quyết thủ tục cấp giấy phép lưu hành xe siêu trường, siêu trọng, xe quá tải, quá khổ; thoả thuận thiết kế, cấp giấy phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

41

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật hạ tầng giao thông đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông.

- Thực hiện công tác phòng chống thiên tai, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

+ Phòng Quản lý vận tải và phương tiện người lái Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện các chức năng:

- Quản lý nhà nước về vận tải: quy hoạch và tổ chức triển khai các quy hoạch phát triển vận tải hành khách, hệ thống bến xe khách, bến thuỷ nội địa, vận tải hàng hoá nội địa; các hoạt động vận tải hành khách đường bộ; thực hiện quy trình kiểm tra, cấp, quản lý việc sử dụng các thủ tục hành chính như các loại phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, giấy phép hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực vận tải.

- Quản lý nhà nước về phương tiện: quản lý số lượng, chất lượng phương tiện vận tải đường bộ; quản lý nhà nước hoạt động của các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới; thực hiện đăng ký xe máy công trình, phương tiện thuỷ nội địa, thiết kế cải tạo và hoán cải phương tiện đường bộ.

- Quản lý người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ: quản lý quy hoạch cấp phép các các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch; kiểm tra công tác đào tạo, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo tại các cơ sở đào tạo lái xe.

+ Phòng Quản lý chất lượng công trình và an toàn giao thông

Phòng Quản lý chất lượng công trình và an toàn giao thông tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật, chất lượng công trình và an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở, các công tác quy hoạch, kế hoạch, thống kê về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn:

- Chủ trì thẩm định các dự án, công trình thuộc lĩnh vực về giao thông; thẩm định công tác an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý, tham gia quản lý kỹ thuật và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

42

- Chủ trì kiểm tra hồ sơ, hiện trường các công trình giao thông theo phân cấp trước khi chủ đầu tư nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

- Tham mưu kế hoạch đấu thầu, thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Theo dõi, giảm sát các dự án, công trình thuộc nguồn vốn do Sở quản lý về tiến độ thực hiện dự án, kế hoạch giải ngân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)