Thực trạng quyết toán tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn (Trang 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng quyết toán tài chính

Căn cứ Luật NSNN, mục lục NSNN, chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính cụ thể hóa chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/6/2006 của Bộ Tài chính, và các văn bản hướng dẫn hiện hành, các

57

đơn vị được giao dự toán thực hiện các nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán kinh phí được giao hàng năm

Báo cáo quyết toán ngân sách năm của tất cả các đơn vị dự toán phải được lập theo mẫu biểu quy định, được thẩm tra, xét duyệt trước khi tổng hợp báo cáo quyết toán năm để gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đảm bảo theo đúng các nội dung quy định và hướng dẫn hàng năm của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải.

Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra và xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị theo các nội dung quy định, chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt hoặc thẩm định.

Trong quá trình thẩm định, xét duyệt quyết toán nếu phát hiện sai sót, cơ quan quản lý cấp trên có quyền yêu cầu điều chỉnh và lập lại báo cáo quyết toán đảm bảo đúng các quy định, các khoản chi không đúng chế độ quy định thì thực hiện xuất toán thu hồi nộp trả kinh phí cơ quan hoặc nộp NSNN.

Về thời gian gửi báo cáo quyết toán ngân sách năm: (1) Các đơn vị trực thuộc, văn phòng Sở gửi trước ngày 31/01 năm sau; (2) Các đơn vị trực thuộc thẩm định, xét duyệt và tổng hợp quyết toán toàn đơn vị gửi Sở (kèm các Thông báo xét duyệt, thẩm định) trước ngày 31/03 năm sau; (3) Sở tổng hợp quyết toán ngân sách năm gửi Sở Tài chính, Bộ Tài chính trước ngày 15/2 năm sau và (4) Sở thẩm định, xét duyệt và tổng hợp quyết toán toàn ngành gửi Bộ Tài chính trước ngày 30/6 năm sau kèm theo các Thông báo xét duyệt, thẩm định.

Bảng 3.9 cho thấy hầu hết các đơn vị lập được báo cáo quyết toán theo đúng qui định của Bộ Tài chính. Năm 2017 có 7 đơn vị lập báo cáo quyết toán đúng quy định chiếm 58,33%; 5 đơn vị lập báo cáo không đúng quy định chiếm tỷ lệ 41,67%. Năm 2018 có 9 đơn vị lập báo cáo quyết toán đúng quy định chiếm 75%; 3 đơn vị lập báo cáo không đúng quy định chiếm tỷ lệ 25%. Năm 2019 có 10 đơn vị lập báo cáo quyết toán đúng quy định chiếm 83,33%; 2 đơn vị lập báo cáo không đúng quy định chiếm tỷ lệ 16,67%.

78

- Cần đầu tư trang bị cho các bộ phận quản lý tài chính ở các cấp của Sở về hệ thống máy tính đồng bộ, cài đặt phần mềm kế toán để thực hiện chế độ kế toán máy từ các khâu lập, tổng hợp báo cáo quyết toán.

Thông qua đó thực hiện đăng ký chữ kỹ điện tử và nộp báo cáo quyết toán qua mạng để giảm chi phí trung gian cũng như tiết kiệm thời gian lập và nộp báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm. Đồng thời, khi được phận quyền quản lý cán bộ làm công tác quản lý tài chính có thể kiểm tra báo cáo quyết toán tại bất kỳ thời điểm nào.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Cần hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý, bổ sung, sửa đổi các quy định trong quản lý tài chính, ngân sách từ luật NSNN đến các văn bản dưới luật đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách. Trong đó cần thiết phải có quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về quy trình lập dự toán ngân sách, nhất là quy trình về lập dự toán nghiên cứu khoa học và công nghệ, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ hơn về trách nhiệm của thu trưởng đơn vị sử dụng ngân sách , cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan KBNN trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, trong đó đặc biệt chú trọng hoàn thiện chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, đối với phân bổ ngân sách của các cơ quan hành chính nhà nước: “Tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra,

79

chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước”. Để có thể hiện thực hóa theo Nghị quyết của Chính phủ, đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các điều kiện về tài chính, ngân sách bao gồm đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là biên chế (song song với việc thay đổi cơ chế ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng, hướng vào kiểm soát đầu ra thì hệ thống chi trả lương theo ngạch, bậc chức vụ không còn phù hợp). Chính phủ cần sớm ban hành các tiêu chí đánh giá các nội dung quy định về khối lượng, chất lượng thực hiện công việc, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO trong giải quyết hồ sơ hành chính, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách được giao dựa vào kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

4.3.2.Kiến nghị với Bộ Tài chính

Để phát huy hơn nữa quyền tự chủ của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc sử dụng kinh phí được giao như hiện nay, Bộ Tài chính cần sớm ban hành một số quy định để giao thêm quyền tự chủ:

Thứ nhất là bổ sung thêm một số các khoản chi được phép giao khoán (đã giao khoán thì không cần phải có hóa đơn chứng từ như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, công tác phí,…) kể cả khoán quỹ tiền lương cho từng bộ phận trong cơ quan, tiết kiệm con người để tăng thu nhập cho những công chức thực sự làm việc hiệu quả.

Thứ hai là đối với các khoản chi chưa có trong quy định của nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được phép chi trả sao cho phù hợp với tình hình tại đơn vị, đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được giao.

Thứ ba là kinh phí tiết kiệm được, Thủ trưởng đơn vị được quyết định chi trả mức chi bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, không bị giới hạn 1,0 (một) lần lương so với ngạch, bậc, chức vụ như hiện nay. Khi đó, mới thực sự chi trả lương theo công sức của người lao động, tạo động lực làm việc.

Thứ tư là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện các nội dung chi: Ngoài các nội dung chi bắt buộc phải thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, các khoản

80

chi khác như chi các đoàn đi công tác, trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động,… Thủ trưởng đơn vị được phép quy định các mức chi cao hơn hoặc thấp hơn chế độ nhà nước quy định. Đối với các nội dung chi chưa được nhà nước quy định, Thủ trưởng đơn vị được phép quy định mức chi phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ được giao. Để giảm khối lượng công việc, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, có thể xây dựng phương án khoán và thực hiện khoán đối với các nội dung chi thường xuyên của đơn vị.

81

KẾT LUẬN

Công tác quản lý tài chính tại Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng đơn vị. Đặc biệt mỗi cán bộ thực hiện công tác quản lý tài chính cần phải không ngừng học tập, nâng cao nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức của mình cùng với chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở và các cơ chế chính sách phù hợp.

Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn là đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội, công tác quản lý tài chính trong những năm gần đây đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả đáng kể, đáp ứng được nhu cầu đổi mới kinh tế, góp phần vào sự thành công trong công cuộc cải cách tài chính của đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài chính của Sở cũng vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần phải khắc phục và hoàn thiện như: phân cấp quản lý, trình độ cán bộ công chức quản lý trong lĩnh vực tài chính, công tác kiểm tra, kiểm soát…

Luận văn “Công tác quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn” đã đạt được những kết quả sau:

Một là đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính cơ quan hành chính sự nghiệp. Ngoài ra từ những kinh nghiệm quản lý tài chính tại một địa phương trong nước tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm quản lý tài chính cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn

Hai là luận văn đã phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019 và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của đơn vị.

Ba là luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính ngày càng cao cũng như thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025.

82

Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu thực tế về quản lý tài chính tại Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn nhưng đây là vấn đề phức tạp, khá nhạy cảm nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, thầy cô giáo,… để luận văn được hoàn thiện hơn.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Thị Thu Hà; Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình khoa học quản lý - Tập I, NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Giáo trình Quản lý tài chính Nhà nước (2002), NXb Tài chính, Hà Nội. 3. Quản lý tài chính công (2003), NXb Lao động.

4. Tạ Ngọc Minh (2013), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ tại tỉnh Thái Nguyên, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

5. Trần Hồng Hà (2006), Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Đình Ty, Quản lý tài chính công, NXB Lao động.

7. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội

8. Vương Quốc Anh Tiến (2010), Tăng cường công tác kiểm soát thu chi của cơ quan đại diện thông tấn xã Việt Nam tại Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

9. Viện nghiên cứu hành chính (2002), Thuật ngữ hành chính, Học viện Hành chính Quốc Gia -Bộ Nội vụ - Hà Nội.

10. Quyết định số 08/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004-2005.

84

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT I. Thông tin cá nhân:

Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1. Giới tính: Nam Nữ 2. Tuổi: Từ 18 -29 tuổi Từ 30 - 39 Trên 40 tuổi 3. Trình độ học vấn: Cao đẳng Đại học Sau đại học 4. Thời gian công tác

1- 10 năm 10 -20 năm

Trên 20 năm

5. Đơn vị công tác:...

II. Bảng khảo sát:

Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá công tác quản lý tài chính tại đơn vị mà Ông/ Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Mức Lựa chọn Mức đánh giá

5 Hoàn toàn đồng ý Tốt

4 Đồng ý Khá

3 Bình thường Trung bình

2 Không đồng ý Yếu

85

TT Các tiêu chí Mức độ đánh

giá

I Công tác lập dự toán 1 2 3 4 5

1 Công tác lập dự toán đúng quy trình, nhiệm vụ được giao

2 Dự toán được lập đúng biểu mẫu, thời gian nộp dự toán đúng quy định

3 Lập dự toán thu sát tình hình thực tế hiện tại

4 Lập dự toán chi đúng tiêu chuẩn định mức nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ

II Chấp hành thu 1 2 3 4 5

1 Công tác quản lý thu được tiến hành nghiêm túc, minh bạch

2 Công tác thu được tiến hành thu đúng người, đúng đối tượng

3 Công tác thu được kiểm tra định kỳ 4 Dự toán thu đạt kế hoạch đề ra

III Chấp hành chi

1 Đơn vị chi đúng dự toán được duyệt, đúng định mức, đúng quy chế chi tiêu nội bộ

2 Đơn vị công khai dự toán chi ngân sách

IV Công tác quyết toán

1 Báo cáo quyết toán nộp đúng thời gian quy định 2 Báo cáo quyết toán đúng biểu mẫu

3 Báo cáo quyết toán đúng nội dung được duyệt, đúng mục lục ngân sách

4 Số liệu quyết toán được đối chiếu đầy đủ 5 Tỷ lệ quyết toán đạt yêu cầu đề ra

86

TT Các tiêu chí Mức độ đánh

giá V Công tác thanh tra, kiểm tra

1 Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành công khai, minh bạch

2 Có hình thức xử phạt phù hợp đối với các vi phạm

3 Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm

4 Hoạt động thanh tra, kiểm tra hiệu quả và có ý nghĩa thực tế

Ý kiến khác góp ý?... ……… ………...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác quản lý tài chính tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)