Khung pháp luật cơ bản về TMĐT trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Phần 2 (Trang 79 - 81)

C (Kiểm tra) giám sát và soát xét ISMS

CHƯƠNG 6 CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ XÃ HỘI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

6.1.2. Khung pháp luật cơ bản về TMĐT trên thế giớ

6.1.2.a. Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL)

Trước những thay đổi lớn về việc trao đổi chứng từ thương mại qua phương tiện điện tử, năm 1984, tại phiên họp lần thứ 17, Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã đưa chủ đề các ảnh hưởng về mặt pháp lý của việc xử lý dữ liệu tự động đối với thương mại quốc tế vào diện ưu tiên giải quyết trong chương trình làm việc của mình. Sau nhiều năm nghiên cứu và xây dựng, UNCITRAL đã thông qua Luật mẫu về TMĐT tại cuộc

160 họp ngày 12 tháng 6 năm 1996.32

Luật mẫu được soạn thảo dựa trên sáu nguyên tắc cơ bản, gồm:

- Tương đương thuộc tính: tài liệu điện tử có thể được coi có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định.

- Tự do thỏa thuận hợp đồng: các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận hình thức hợp đồng ở dạng thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên điều này không dẫn tới việc thay đổi những điều khoản cơ bản của hợp đồng.

- Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử: các bên có thể tự do lựa chọn việc tham gia một giao dịch điện tử hay không. Điều này không mang tính bắt buộc.

- Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng: những yêu cầu đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tôn trọng.

- Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng, mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thỏa mãn những yêu cầu pháp lý nhất định.

- Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước: pháp luật bảo vệ người tiêu dùng có thể được hình thành trước những quy định của Luật mẫu.

Luật mẫu của UNCITRAL về TMĐT bao gồm 17 điều chia làm hai phần. Phần I với 15 điều, tương ứng với ba chương. Chương I nêu lên những quy định chung bao gồm phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, diễn giải... Các điều kiện luật định đối với thông điệp dữ liệu được quy định ở Chương II, cụ thể là quy định về việc công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, về văn bản viết, chữ ký, bản gốc, khả năng được chấp nhận và giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu, việc lưu trữ thông điệp dữ liệu. Chương III quy định các vấn đề về truyền gửi thông điệp dữ liệu như hình thức và giá trị pháp lý của hợp đồng, thời gian, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu… Nội dung của chương này nhấn mạnh các bên ký kết hợp đồng phải công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Phần II của Luật mẫu bao gồm hai điều 16 và 17 quy định về vận tải hàng hóa.

Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL ra đời là nền tảng pháp lý thừa nhận thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại, đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về việc sử dụng, lưu trữ và truyền gửi thông tin bằng phương tiện điện tử. Sau khi Luật mẫu của UNCITRAL được ban hành, nhiều quốc gia đã tiến hành xây dựng pháp luật dựa trên nội dung của Luật mẫu này như: Singapore (1998), Hàn Quốc (1999), Australia (1999), Trung Quốc (2004)…Việt Nam ban hành Luật Giao dịch điện tử vào năm 2005.

6.1.2.b.Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL

Luật mẫu về chữ ký điện tử chính thức được thông qua ngày 29/09/2000. Mục đích của luật này là hướng dẫn các quốc gia thành viên trong việc xây dựng khung pháp lý thống nhất và công bằng để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về chữ ký điện tử - yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong các giao dịch TMĐT.

161 Đạo luật này nêu lên những vấn đề cơ bản của chữ ký điện tử, chữ ký số và các vấn đề về người ký, bên thứ ba và chứng nhận chữ ký số. Đặc biệt nhằm đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng luật này, UNCITRAL đã đưa ra một bản hướng dẫn thi hành chi tiết, trong đó có phân tích và hướng dẫn cho từng điều khoản của luật mẫu.

Với những nội dung như vậy, Luật mẫu đã góp phần loại bỏ những cản trở trong việc sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch TMĐT ở phạm vi quốc tế.

6.1.2.c. Công ước của Liên Hiệp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng thương mại quốc tế

Công ước Liên hiệp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng thương mại quốc tế đã được phiên họp lần thứ 60 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua tại Nghị quyết số A/RES/60/21 ngày 9/11/2005. Về nội dung chuyên môn, công ước này do UNCITRAL xây dựng, nhằm đưa ra một khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản nhất của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương tiện điện tử.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Phần 2 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)