C (Kiểm tra) giám sát và soát xét ISMS
30 Winston W Royce (1970), Managing the Development of Large Software Systems, Proceedings of IEEE WESCON 26 (August): 1–
5.2. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐIỆN TỬ 1 Tổng quan về kế hoạch kinh doanh điện tử
5.2.1. Tổng quan về kế hoạch kinh doanh điện tử
5.2.1.a. Một số khái niệm cơ bản về kế hoạch kinh doanh điện tử
Kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh (Business plan) là một văn bản trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó. Bản kế hoạch kinh doanh trình bày chi tiết mô hình kinh doanh(Business modul) có khả năng khai thác tốt nhất cơ hội trên thị trường, cũng như triển
vọng phát triển doanh nghiệp thể hiện qua các số liệu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh dự tính cho những năm đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là logic về một hệ thống kinh doanh để tạo ra giá trị. Hệ thống kinh doanh là tập hợp các yếu tố cho phép người kinh doanh triển khai các tiến trình nhằm tạo ra các giá trị cho phân khúc khách hàng mục tiêu để từ đó thu lại giá trị từ mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình.
Về thành tố của mô hình kinh doanh, hiện có nhiều tác giả giới thiệu nhiều mô hình khác nhau, với ưu thế về việc thể hiện trực quan ý tưởng kinh doanh trên một trang giấy, cũng như cung cấp tư duy chiến lược, trong tài liệu này chúng tôi diễn giải cách thức xây dựng mô hình kinh doanh theo khung BMC (Business model canva) của Osterwalder vàPigneur (2010).
Osterwalder và Pigneur cho rằng: “Mô hình kinh doanh diễn giải tính hợp lý trong cách thức một tổ chức tạo lập, phân phối và nắm bắt giá trị; Mô hình kinh doanh có thể được mô tả chính xác thông qua chín thành tố cơ bản. Những thành tố này cho thấy tính logic trong cách một công ty theo đuổi mục tiêu gặt hái lợi nhuận”. Cũng theo hai tác giả này, mô hình
152 kinh doanh bao gồm bốn lĩnh vực chính của một tổ chức, gồm: Khách hàng; Sản phẩm chào bán; Cơ sở hạ tầng; và Năng lực cạnh tranh tài chính. Mô hình kinh doanh giống như bản kế hoạch chi tiết để thực thi một chiến lược xuyên suốt mọi cơ cấu tổ chức, qui trình và hệ thống.
Trong BMC, các thành tố được diễn giải như sau:
(1) Phân khúc khách hàng: một tổ chức phục vụ một hay một số phân khúc khách hàng;
(2) Giải pháp giá trị: tổ chức này cố gắng tháo gỡ những vấn đề gì của khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng bằng những giải pháp giá trị;
(3) Kênh kinh doanh: những giải pháp giá trị được chuyển tới khách hàng thông qua các kênh thông tin liên lạc, phân phối và bán hàng;
(4) Quan hệ khách hàng: mối quan hệ với khách hàng được thiết lập và duy trì đối với từng phân khúc khách hàng;
(5) Dòng doanh thu: các dòng doanh thu từ những giải pháp giá trị tác động hiệu quả đến khách hàng;
(6) Các nguồn lực chủ chốt: những tài sản cần thiết để có thể cung cấp những giải pháp giá trị cho khách hàng;
(7) Các hoạt động trọng yếu: các hoạt động quan trọng nhất mà tổ chức phải thực hiện để vận hành mô hình kinh doanh của mình;
(8) Các đối tác chính: những nhà cung cấp và đối tác mà nhờ đó mô hình kinh doanh có thể vận hành;