C (Kiểm tra) giám sát và soát xét ISMS
29 Cục thương mại điện tử và CNTT – Bộ Công thương, Thương mại điện tử, NXB Lao động – Xã hội,
131 - Các hệ thông tin quản lý (Management information systems);
- Các hệ trợ giúp quyết định (Decision support systems); - Các hệ trợ giúp thực thi (Executive support systems).
Hệ thống TMĐT là những hệ phân tán, không chỉ có chức năng quản lý giao dịch mua, đặt hàng, bán hàng, mà còn có chức năng quản lý giao dịch thanh toán và tư vấn khách hàng… Để có thể thực hiện các chức năng này, các nhà phát triển hệ thống TMĐT cần phải biết sử dụng các công nghệ, kỹ thuật lưu trữ và xử lý phân tán cũng như nắm vững các kỹ thuật trong biểu diễn và xử lý tri thức của các lĩnh vực liên quan như trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu, web ngữ nghĩa…
5.1.1.b. Mô hình phát triển hệ thống TMĐT
Về bản chất, hệ thống TMĐT của doanh nghiệp được tạo nên từ chỉ phần cứng, chỉ phần mềm, hoặc kết hợp cả hai.Có nhiều mô hình khác nhau để phát triển hệ thống TMĐT, có thể liệt kê dưới đây:
- Mô hình thác nước (Waterfall model); - Mô hình xoắn ốc (Spiral model); - Mô hình linh hoạt (Agile model); - Mô hình tiếp cận lặp (Iterative model); - Mô hình tăng trưởng (Incremental model); - Mô hình chữ V (V model);
- Mô hình Scrum;
- Mô hình ứng dụng nhanh RAD model ( Rapid Application Development)…
Trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu hai mô hình tiêu biểu đó là mô hình thác nước và mô hình SCRUM.
Mô hình thác nước (Waterfall model)
Mô hình thác nước được phát triển bởi Benington (1956) và được Winston Royce sửa đổi (1970).
Trong mô hình này, hoạt động phát triển phần mềm được chia thành các giai đoạn khác nhau và từng giai đoạn bao gồm hàng loạt các nhiệm vụ và có các mục tiêu khác nhau. Trong mô hình thác nước, sự phát triển của một pha chỉ bắt đầu khi giai đoạn trước hoàn thành. Do tính chất này, mỗi giai đoạn của mô hình thác nước phải được xác định khá chính xác. Các giai đoạn chuyển từ mức cao xuống mức thấp hơn, giống như một thác nước.
132
Hình 5. 2 Mô hình thác nước phát triển hệ thống TMĐT30
Mô hình SCRUM
SCRUM là một mô hình phát triển phần mềm chỉ ra cách để nhóm phát triển làm việc một cách hiệu quả để tạo ra sản phẩm phần mềm. Với nguyên tắc chủ đạo là chia nhỏ phần mềm cần sản xuất ra thành các phần nhỏ để phát triển, lấy ý kiến khách hàng và thay đổi cho phù hợp ngay trong quá trình phát triển để đảm bảo sản phẩm đáp ứng những gì khách hàng mong muốn.
Một số đặc điểm của phương pháp phát triển hệ thống theo SCRUM bao gồm:
- Tập trung vào sản phẩm, sản phẩm mới là đích cuối cùng chứ không phải qui trình;
- Thích ứng nhanh với sự thay đổi yêu cầu;
- Nhấn mạnh vai trò của nhóm phát triển, nhóm phát triển mới là người đưa ra giải pháp và thực hiện nó;
- Tạo nên sự tương tác cao giữa khách hàng, nhóm phát triển để chắc chắn sản phẩm đầu ra đúng với yêu cầu của khách hàng.
SCRUM không phải là một quy trình hay một kĩ thuật cụ thể để xây dựng sản phẩm, nó là một khung làm việc cho phép sử dụng nhiều quy trình và kĩ thuật khác nhau. Khung
làm việc SCRUM bao gồm một nhóm SCRUM với các vai trò được phân định rõ ràng, các sự kiện, các tạo tác (artifact) và các quy tắc. Mỗi thành phần trong khung làm việc phục vụ
một mục đích rõ ràng và nòng cốt trong việc sử dụng và thành công của SCRUM.