C (Kiểm tra) giám sát và soát xét ISMS
30 Winston W Royce (1970), Managing the Development of Large Software Systems, Proceedings of IEEE WESCON 26 (August): 1–
5.1.4. Phân tích yêu cầu của hệ thống TMĐT
5.1.4.a. Tổng quan
Phân tích yêu cầu của một hệ thống TMĐT nhằm trả lời câu hỏi hệ thống sẽ làm những gì (what), hơn là chỉ ra cách thức (how) làm những việc đó. Vì vậy, cần phải phân rã các yêu cầu phức tạp được trình bày trong pha xác định yêu cầu thành các nhân tố chính cùng mối quan hệ giữa chúng để làm cơ sở cho giải pháp được trình bày trong pha thiết kế sau này. Phân tích yêu cầu là giai đoạn đầu tiên giúp hiểu được mô hình thực sự của hệ thống TMĐT mà doanh nghiệp muốn có được.
Một quá trình phân tích thường được chia thành hai giai đoạn: Xây dựng mô hình phân
139 model). Mô hình phân tích tĩnh được thể hiện bởi một biểu đồ lớp (Class diagram) để chỉ ra
các đối tượng mà hệ thống sẽ sử dụng và cách thức chúng tương tác với nhau. Mô hình phân tích động thể hiện bởi biểu đồ giao tiếp (Communication diagram) nhằm chỉ ra tính khả thi
của mô hình phân tích tĩnh.
Có hai đầu vào cho pha phân tích:
- Mô hình yêu cầu nghiệp vụ (Business requirement model): mô tả các thao tác bằng tay và tự động hoá của luồng công việc được thể hiện theo hướng nghiệp vụ các tác nhân, ca sử dụng, đối tượng, bản thuật ngữ và có thể có biểu đồ giao tiếp và hoạt động. Ví dụ cụ thể là quy trình của khách hàng ghé thăm website, chọn hàng, đặt lệnh mua hàng, thanh toán tiền hàng…
- Mô hình yêu cầu hệ thống (System requirement model): mô tả cái nhìn tổng quát bên ngoài hệ thống được thể hiện theo hướng hệ thống các tác nhân, các ca sử dụng và biểu đồ ca sử dụng, phác họa giao diện người dùng, bản thuật ngữ đã bổ sung và các yêu cầu phi chức năng như đã trình bày ở phần trên.
Hoạt động phân tích yêu cầu hệ thống TMĐT là hoạt động phối hợp giữa doanh nghiệp TMĐT (người dùng) và người phân tích (nhà phát triển). Doanh nghiệp TMĐT phát biểu yêu cầu và người phân tích hiểu, cụ thể hóa và biểu diễn lại yêu cầu. Hoạt động phân tích giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển hệ thống TMĐT, giúp cho đảm bảo chất lượng của hệ thống. Hệ thống TMĐT đáng tin cậy có nghĩa là phải thực hiện được chính xác, đầy đủ yêu cầu của người sử dụng. Nếu phân tích không tốt dẫn đến hiểu lầm yêu cầu thì việc sửa chữa sẽ trở nên rất tốn kém. Chi phí để sửa chữa sai sót về yêu cầu sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu như sai sót đó được phát hiện muộn.
Trong bước phân tích hệ thống, cần trả lời câu hỏi “Doanh nghiệp muốn hệ thống TMĐT phục vụ gì cho doanh nghiệp?”. Vấn đề quan trọng là để cho các quyết định kinh doanh thúc đẩy công nghệ, chứ không phải ngược lại. Điều này sẽ đảm bảo rằng nền tảng công nghệ được liên kết với doanh nghiệp. Một cách hợp lý thì doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xác định các mục tiêu kinh doanh cụ thể cho hệ thống TMĐT, và sau đó phát triển danh sách chức năng hệ thống và yêu cầu thông tin. Mục tiêu kinh doanh là những khả năng mà hệ thống TMĐT cần có. Chức năng hệ thống là các loại khả năng của HTTT cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh. Các yêu cầu thông tin cho một hệ thống TMĐT là các yếu tố thông tin mà hệ thống phải tạo ra để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Danh sách này cần được thảo luận và cung cấp cho các nhà phát triển hệ thống để họ nắm được doanh nghiệp TMĐT mong muốn họ làm gì.
Bảng 5.4 dưới dây mô tả một số mục tiêu kinh doanh cơ bản, các chức năng hệ thống và các yêu cầu thông tin cho một websiteTMĐT điển hình.
Bảng 5. 4 Một ví dụ về phân tích hệ thống TMĐT
Mục tiêu kinh doanh Chức năng hệ thống Yêu cầu thông tin
Trưng bày hàng hóa Catalog điện tử Danh mục tài liệu và đồ họa động Cung cấp thông tin sản
phẩm (nội dung) Cơ sở dữ liệu sản phẩm Mô tả sản phẩm, số lượng, mức tồn kho Cá nhân hóa/ tùy chỉnh Theo dõi khách hàng tại Nhật ký trang web cho mỗi lần khách
140
sản phẩm trang hàng ghé thăm; khả năng khai thác dữ
liệu để xác định đường dẫn khách hàng phổ biến và phản hồi phù hợp
Thu hút khách hàng vào cuộc trò chuyện
Blog on-site; diễn đàn người dùng
Phần mềm với chức năng viết blog và diễn đàn cộng đồng
Thực hiện một giao dịch
Giỏ hàng/ hệ thống thanh toán
Thanh toán và xóa thẻ tín dụng an toàn; nhiều lựa chọn thanh toán Tích lũy thông tin
khách hàng
Cơ sở dữ liệu khách hàng
Tên, địa chỉ, điện thoại và e-mail cho tất cả khách hàng; đăng ký khách hàng trực tuyến
Cung cấp hỗ trợ khách
hàng sau bán hàng Cơ sở dữ liệu bán hàng
ID khách hàng, sản phẩm, ngày, thanh toán, ngày giao hàng
Phối hợp marketing/ quảng cáo
Máy chủ quảng cáo, máy chủ email, e-mail, người quản lý chiến dịch, người quản lý biểu ngữ quảng cáo
Nhật ký hành vi website của khách hàng tiềm năng và khách hàng được liên kết với các chiến dịch quảng cáo email và biểu ngữ
Hiểu được hiệu quả marketing
Hệ thống báo cáo và theo dõi website
Số lượng khách truy cập duy nhất (Unique visitors), các trang đã truy cập, các sản phẩm đã mua, được xác định bởi chiến dịch marketing Cung cấp liên kết sản xuất và nhà cung cấp Hệ thống quản lý hàng tồn kho Sản phẩm và mức hàng tồn kho, ID nhà cung cấp và liên hệ, dữ liệu số lượng đặt hàng theo sản phẩm
5.1.4.b. Những khó khăn trong việc phân tích, nắm bắt yêu cầu hệ thống TMĐT
Những vấn đề từ phía doanh nghiệp TMĐT (người dùng) bao gồm: - Người dùng không hiểu mình muốn gì;
- Người dùng liên tục thay đổi yêu cầu ngay cả khi việc phát triển sản phẩm đã được bắt đầu;
- Người dùng không hiểu về kỹ thuật;
- Người dùng không hiểu về quy trình phát triển phần mềm. Những vấn đề từ phía nhà phát triển bao gồm:
- Ngôn từ của người dùng và nhà phát triển không khớp nhau;
- Nhà phát triển cố lái cho yêu cầu của người dùng khớp với một hệ thống hay mô hình sẵn có thay vì phát triển một hệ thống theo nhu cầu của người dùng;
- Việc phân tích có thể do các lập trình viên thực hiện thay vì các nhân viên có kỹ năng phân tích để có thể hiểu được nhu cầu của người dùng một cách đúng đắn. Những vấn đề khác:
141 - Các yêu cầu thường mang tính đặc thù của tổ chức đặt hàng nó, do đó nó thường
khó hiểu, khó định nghĩa và không theo một tiêu chuẩn nào cả;
- Các hệ thống thông tin lớn có rất nhiều người sử dụng, do đó các yêu cầu thường rất đa dạng và có các mức ưu tiên khác nhau, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau;
- Người đặt hàng nhiều khi là các nhà quản lý, không phải là người dùng thực sự do đó việc đưa ra các yêu cầu thường không chính xác.
5.1.4.c. Các giai đoạn phân tích yêu cầu hệ thống TMĐT
Tùy theo quá trình và thỏa thuận làm việc giữa doanh nghiệp TMĐT và nhà phát triển, nhưng về cơ bản các giai đoạn chính mà một nhà phát triển làm việc với doanh nghiệp TMĐT trong phân tích yêu cầu hệ thống TMĐT bao gồm các bước như dưới đây.
(1) Tìm hiểu các yêu cầu của hệ thống TMĐT (2) Phân tích yêu cầu và thương lượng
(3) Mô hình hóa yêu cầu
(4) Đặc tả yêu cầu và định dạng đặc tả yêu cầu.
Kết quả của bước phân tích là tạo ra bản đặc tả yêu cầu hệ thống TMĐT, cụ thể hóa trong phạm vi một phần mềmTMĐT người ta sẽ sử dụng bản đặc tả yêu cầu phần mền
(Software requirement specification - SRS). Đặc tả yêu cầu phải chỉ rõ được phạm vi của sản phẩm, các chức năng cần có, đối tượng người sử dụng và các ràng buộc khi vận hành sản phẩm.
Định dạng của tài liệu đặc tả yêu cầu được hướng dẫn theo chuẩn IEEE 830-1984. Bảng 5.5 dưới đây là một ví dụ về bản đặc tả yêu cầu phần mềm theo IEEE 830-1984.
Bảng 5. 5 Ví dụ về tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm theo IEEE 830-1984
1. Giới thiệu 1.1 Mục đích 1.2 Phạm vi
1.3 Định nghĩa (định nghĩa, từ viết tắt) 1.4 Tài liệu tham khảo
1.5 Mô tả cấu trúc tài liệu 2. Mô tả chung
2.1 Tổng quan về sản phẩm 2.2 Chức năng sản phẩm 2.3 Đối tượng người dùng 2.4 Ràng buộc tổng thể 2.5 Giả thiết và sự lệ thuộc 3. Yêu cầu chi tiết
3.1. Yêu cầu chức năng 3.1.1. Yêu cầu chức năng 1
3.1.1.1. Giới thiệu 3.1.1.2. Dữ liệu vào 3.1.1.3. Xử lí 3.1.1.4. Kết quả
142 3.1.2 Yêu cầu chức năng 2
3.1.n Yêu cầu chức năng n 3.2 Yêu cầu giao diện ngoài
3.2.1 Giao diện người dùng 3.2.2 Giao diện phần cứng 3.2.3 Giao diện phần mềm 3.2.4 Giao diện truyền thông 3.3 Yêu cầu hiệu suất
3.4 Ràng buộc thiết kế 3.5 Thuộc tính 3.5.1 Tính bảo mật 3.5.2 Tính bảo trì 3.6 Các yêu cầu khác 4. Phụ lục (nếu có).