- KOLs Việt nâng đỡ tài năng Việt là chiến lược vô cùng hợp với định vị
9. Đặc trưng của các đạo giáo trên thế giớ
- Có hàng ngàn tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, nhưng phần lớn dân số thế
giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất. Đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ân Độ giáo, Phật giáo hoặc các dạng tôn giáo dân gian.
- Kito giáo
- Theo Kito giáo, vai trò của Bề trên quy định nghĩa vụ và nhiệm vụ của cha Bề
trên. Qua việc khấn dòng người tu sĩ sống ba lời khuyên phúc âm khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục với lời khấn công và hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa qua việc phục vụ Giáo hội với một danh nghĩa đặc biệt và mới mẻ...
- Có những quy định về những sắc luật, huấn thị, hành chính chuyên biệt,
quy chế,
nội quy, thế nhân và pháp nhân; các giáo hội địa phương, các tu hội, tu đoàn tông đồ, giáo huấn, hoạt động truyền giáo, giáo dục truyền thông, bí tích thêm sức, bí tích hôn nhân. ngoài Giáo luật, còn có giới luật như:
- Giới luật 1: “Tham dự Thánh lễ Chúa nhật cũng và các ngày lễ buộc, kiêng việc
xác và những hoạt động cản trở việc thánh hóa những ngày đó. - Giới luật 2: “Xưng tội một năm ít là một lần”.
- Luật này chỉ buộc những người mắc tội trọng. Nhưng trong thực tế, những người
mắc tội nhẹ cũng nên xưng tội để được thêm ơn trợ giúp và tránh phạm tội trọng. - Giới luật 3: “Lãnh nhận Mình Thánh Chúa trong mùa Phục Sinh”.
- Mùa Phục Sinh kể từ thứ tư lễ tro đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đón
nhận “lương thực bởi trời” này mỗi khi tham dự Thánh lễ để được thực sự sống bởi Chúa và trong Chúa.
- Giới luật 4: “Giữ chay và kiêng thịt những ngày giáo hội quy định”.
- Giới luật 5: Mỗi người theo khả năng, đóng góp cho các nhu cầu của Hội Thánh.
- Hồi giáo
- Hồi giáo cũng có luật như: Pháp luật Hồi giáo chi phối, điều chỉnh các
quan hệ
xã hội ở phần lớn các nước Ả rập. - Đạo Hồi có 5 trụ cột cơ bản:
* Shahadan - tuyên xưng đức tin. Mỗi tín đồ Hồi giáo phải tuyên thệ: không có thánh nào khác ngoài đấng Allah và Mohammed là nhà tiên tri và là sứ giả của ngài.
* Salat - sự cầu nguyện. Các tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần trong một ngày: lúc sáng sớm khi bình minh hé rạng và phải trước khi mặt trời đã lên hẳn trên đường chân trời; buổi trưa lúc mặt trời đứng bóng; buổi chiều lúc mặt trời nghiêng 45 độ so với mặt đất; lúc mặt trời lặn và buổi tối trước khi đi ngủ.
* Zakat - bố thí cho người nghèo. Người theo đạo Hồi phải thực hiện một nghĩa vụ mà tự mình, nhà tiên tri Mohammed là người nêu tấm gương sáng, đó là bớt đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo. Những người giàu có được khuyến khích làm từ thiện nhiều hơn. Những ai làm từ thiện nhiều hơn số lượng quy định được coi là là một Sadagah - người thiện tâm.
* Sawm - nhịn ăn, uống trong tháng ăn chay Ramadan. Mỗi ngày trong tháng ăn chay Ramadan, tất cả các tín đồ Hồi giáo, chỉ trừ trẻ em, phụ nữ có thai và những người ốm, đều phải nhịn ăn từ lúc rạng sáng cho đến khi mặt trời lặn. Trong tháng ăn chay, người Hồi giáo không những nhịn ăn mà còn phải nhịn uống, dù đó là nước khoáng, nước suối, nước lọc tinh khiết hay đơn giản chỉ là nước đun sôi để nguội. Tháng ăn chay cũng đồng thời là tháng trai giới, các tín đồ Hồi giáo trong thời gian từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn không được động phòng. * Hajj - hành hương đến Mecca. Mecca, thành phố thiêng liêng bất tử ở Arập Xê -út, quê hương của Mohammed, là thánh địa của người Hồi giáo.
- - Người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn. Kinh Coran cấm người theo đạo
Hồi ăn
thịt lợn. - Người phụ nữ che mạng hoặc quàng khăn qua đầu. - Chế độ đa thê. - Cắt bao quy đầu cho các bé trai. - Phong tục tang lễ. Phong tục tang lễ của người Hồi giáo khá đặc biệt so với các tôn giáo khác. Người chết phải được chôn trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi chết, nhưng không được chôn vào ban đêm. Luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các trụ cột của đạo Hồi và các phong tục tập quán của người Hồi giáo. Đây là hệ thống pháp luật pha trộn giữa quy phạm tôn giáo, đạo đức và pháp luật.
- Phật giáo
- Phật giáo là tôn giáo hòa bình: Không như một số các tôn giáo khác, lịch sử
truyền bá Phật giáo là lịch sử vì mục đích hạnh phúc đích thực của con người. Chính vì vậy, nơi đâu có Phật giáo đi qua, nơi đó chưa từng có những hành vi cưỡng bức, bạo hành, tàn sát hoặc bằng thức này, hoặc bằng hình thức khác, nhằm mục đích lôi kéo tín đồ.
- Phật giáo giúp con người nhận diện bản chất của bản thân và cuộc đời:
Khác với
các tôn giáo khác, Phật giáo không tô hồng hay bôi đen thực tại, mà luôn nhìn nhận nó một bằng cái nhìn khách quan. Cái nhìn đó khái quát thành chân lý, rằng khổ đau hay không toại nguyện là một trong các biểu hiện phổ biến nhất của cuộc đời.
- Đặt niềm tin trên nền tảng trí tuệ: Niềm tin là một vấn đề quan trọng trong giáo
lý của các tôn giáo. Phật giáo cũng đề cập tới niềm tin như là yếu tố tiên quyết của việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người. Trong các yếu tố đưa tới giác ngộ, niềm tin hay tín đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói không có niềm tin thì những nỗ lực của chúng ta trên con đường tu học, phát triển đời sống đạo đức thực sự rất khó đi đến kết quả mong muốn.
- Đề cao lối sống tỉnh thức: Hướng con người tới đời sống tỉnh thức là mục tiêu
cao nhất của Phật giáo. Tỉnh thức tức làm chủ bản thân mình trong mọi hoàn cảnh, không bị bất kỳ một thứ gì trên cuộc đời này chi phối, khiến cho tâm bất an, loạn động. Bản chất của đời sống tỉnh thức chính là chánh niệm.
- Khơi mở tình thương: Phật giáo tồn tại và ngày càng tiến sâu vào đời sống con
người là vì Phật giáo luôn luôn xem tình thương là yếu tố căn bản kết nối con người với con người, con người với thế giới xung quanh. Thiếu tình thương Phật giáo sẽ mất đi sức sống vốn có của nó. Trong Phật giáo từ bi hay tình thương được xem là phẩm chất cao thượng mà bất kỳ ai muốn thể hiện trọn vẹn đời sống giác ngộ, giải thoát cũng phải hoàn thiện nó.
- Cung cấp nền tảng đạo đức căn bản thuần khiết cho con người: Đây là
điểm nổi
bật của Phật giáo. Đạo đức là những giá trị mang tính lành mạnh, trong sáng và hướng tới việc tách rời đời sống ô uế, thiết lập đời sống phạm hạnh. Không thể chỉ xem đạo đức của Phật giáo là một hệ thống các giá trị luân lý. Trong ý nghĩa bao hàm cả luân lý, đạo đức Phật giáo còn hướng tới giá trị giải thoát. Nếu không hướng tới giá trị này, có thể đạo đức Phật giáo chỉ dừng lại ở ý nghĩa luân lý, vốn là những giá trị thống thường trong hệ thống đạo đức của các tôn giáo khác.
- Vì mục tiêu hạnh phúc, an lạc cho cuộc đời: An lạc và hạnh phúc là mục đích
cao nhất của con người khi đến với Phật giáo. Tuy nhiên, Phật giáo không chỉ hướng tới đời sống hạnh phúc cá nhân cho một thiểu số mà luôn luôn hướng đến
hạnh phúc cộng đồng.