Khái quát về các quốc gia Trung Đông
Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hoá của vùng Phi - Âu - Á về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á và Ai Cập. Trong những phạm vi khác, vùng này có thể gộp vào vùng Bắc Phi và/hay Trung Á, gồm nhiều nước như: Ảrập Xêút, Quatar, Côoét, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất,…
Ba ngôn ngữ đứng đầu về số người sử dụng là tiếng Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Anh cũng được sử dụng là ngôn ngữ thứ hai của một số cơ quan chính phủ của các nước phát triển và tầng lớp trung - thượng lưu ở các nước này.
Các nền kinh tế phát triển thịnh vượng tính theo PPP như Qatar, Kuwait, UAE, Bahrain và Síp; các quốc gia xếp hạng thấp nhất về PPP là chính quyền Palestinian và Bờ
Tây. Theo GDP, 3 nền kinh tế lớn nhất Trung Đông năm 2008 là Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út và Iran.
Tình hình nhập khẩu lao động tại Trung Đông
Trung Đông là một trong những khu vực thu hút số LĐ lớn nhất trên thế giới (thường xuyên có khoảng 10 triệu LĐNN làm việc ở khu vực này) với ngành nghề đa dạng: LĐ xây dựng, dầu khí, cơ khí, dệt may, dịch vụ công cộng, giúp việc gia đình và chuyên gia các ngành.
Khu vực này có điều kiện làm việc khắt khe, khí hậu và môi trường sinh hoạt khắc nghiệt, công việc chủ yếu ngoài trời nắng nóng và tiền lượng thấp (khoảng 300 USD/tháng đối với LĐ tay nghề thấp và 500-1000 USD/tháng đối với công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý,…) nhưng phải chịu nhiều loạ thuế, phong tục Đạo Hồi nghiêm ngặt.
Ả Rập Xê Út
● Số lượng, cơ cấu lao động nước ngoài
Ả Rập Xê Út đã từng là một trong những quốc gia nghèo và kém phát triển nhất trên thế giới cho đến ngay sau khi dầu mỏ được phát hiện vào cuối những năm 1930, xuất khẩu dầu mỏ trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, đóng góp phân nửa vào GDP của quốc gia nằm trong khu vực Trung Đông này.
Ả Rập Xê Út là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ số 1 thế giới, giá trị từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 40% GDP. Chính vì vậy, lực lượng lao động, bao gồm lao động nước ngoài, tập trung làm việc chủ yếu trong ngành này. Bên cạnh đó, lao động nước ngoài tại Ả Rập Xê Út tập trung ở một số ngành dịch vụ như bán hàng, du lịch và giúp việc gia đình.
Quốc gia này chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nga xét về số lượng người lao động nuước ngoài. Trong năm 2017, người lao động nước ngoài đạt gần 10,5 triệu người chiếm khoảng 30% tổng dân số. Số lượng lao động nhìn chung tăng đều từ năm 2010 đến năm 2018 nhưng bắt đầu có hiện tượng thụt giảm trong năm 2019 do ảnh hưởng của một số chính sách thắt chặt áp dụng cho người lao động nước ngoài trong những năm gần đây nhằm thay đổi nền kinh tế phụ thuộc của quốc gia này.
Biểu đồ 2. 10: Số lượng lao động nước ngoài tại Ả Rập Xê Út giai đoạn 10-19
Lượng lao động nhập cư tại Ả Rập Xê Út khá lớn và tăng đều qua các năm, mỗi năm tăng trung bình thêm khoảng 400 nghìn người lao động.
Quốc gia có số người lao động ở Ả Rập Xê Út lớn nhất là Syria và Ấn Độ, chiếm lần lượt 23% và 14% số người lao động nước ngoài làm việc tại quốc gia này.
Theo sau là một số quốc gia Nam Á khác, bao gồm Pakistan, Bangladesh, Indonesia. Một số quốc gia châu Phi cũng có số lượng lớn người lao động làm việc tại Ả Rập Xê Út như Ai Cập, Sudan, Yemen.
Biểu đồ 2. 11: Cơ cấu lao động nước ngoài theo quốc tịch tại Ả Rập Xê Út giai đoạn 10-19
Xu hướng nhập khẩu lao động của Ả Rập Xê Út:
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, để đối phó với tình trạng nguồn thu từ dầu mỏ sụt giảm, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân bản địa, Ả Rập Xê Út đã có những chính sách nhằm cắt giảm lực lượng lao động nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động bản địa.
● Trong khu vực kinh tế nhà nước, nhân lực nước ngoài bị cắt giảm và thay thế bởi nhân lực bản địa. Kế hoạch thay thế 28000 nhân lực nước ngoài đã được triển khai từ tháng 10/2017 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020.
● Trong khu vực kinh tế tư nhân, Ả Rập Xê Út đặt ra các yêu cầu về số lượng lao động bản địa và số lượng lao động nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp.
Từ tháng 9 năm 2018, người lao động nước ngoài sẽ không được tham gia làm việc trong 12 ngành kinh tế, chủ yếu là các ngành bán lẻ và dịch vụ.
Chính phủ Ả Rập Xê Út bắt đầu áp mức phí 100 riyal, tương đương 26,7 USD cho người ngoại quốc phụ thuộc từ tháng 7.2017. Mức phí này sẽ đạt 400 riyal mỗi tháng đến tháng 7.2020. Song theo báo Al Watan, giới chức Ả Rập Xê Út có thể nới lỏng một số quy tắc dành cho người ngoại quốc. Cụ thể, chính phủ có thể sửa đổi các kế hoạch, vốn đã yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ phải thay thế toàn bộ nhân viên nước ngoài bằng người Ả Rập Xê Út. Luật mới có thể chỉ yêu cầu tuyển 70% nhân viên là người Ả Rập Xê Út.
Trong tầm nhìn 2030 của Ả Rập Xê Út, chính phủ đã đưa ra một chương trình Cư trú Đặc biệt vào năm 2019 với mục tiêu cải thiện điều kiện sống và làm việc cho những người không phải bản địa bằng cách mở rộng khả năng sở hữu bất động sản của họ ở một số khu vực nhất định, cải thiện chất lượng cuộc sống, cho phép thành lập nhiều trường tư thục hơn và áp dụng một hệ thống hiệu quả và đơn giản để cấp thị thực và Giấy phép cư trú.