Xuất khẩu lao động của Trung Quốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20102019 (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 3 CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI (CUNG VỀ LAO ĐỘNG)

2.3. Xuất khẩu lao động của Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc đại lục là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển, có quy mô lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP danh nghĩa) và đứng thứ nhất nếu tính theo GDP sức mua tương đương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc luôn dao động ở mức 4% (năm 2019 là 4.5%) và được dự đoán tăng lên trong tương lai. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp để người thất nghiệp có việc làm, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Trung Quốc là một trong những quốc gia có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Nhiều quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới tiếp tục nhận vốn của Trung Quốc để xây dựng đường sá, cảng biển và mạng lưới viễn thông. Tuy nhiên, dòng vốn này thường đi kèm với một số yêu cầu, theo đó chính phủ các nước phải

cho phép các công ty Trung Quốc thực thi dự án - và đi theo với nó là một số lượng lớn lao động Trung Quốc.

2.3.1. Số lượng lao động ra nước ngoài làm việc.

Là quốc gia đông có dân số đứng đầu thế giới, Trung Quốc là một trong những quốc gia xuất khẩu số lượng lớn lao động ra nước ngoài. Tuy nhiên, so với dân số quốc gia, lượng lao động nước ngoài chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ (khoảng 0.1%). Nguyên nhân có thể là do đây chưa phải là lĩnh vực mà Trung Quốc quá chú trọng. Đồng thời, cộng đồng lao động Trung Quốc ở nước ngoài không nhận được nhiều sự đón nhận với tình trạng bạo lực chống lại lao động Trung Quốc ngày càng phổ biến ở một số quốc gia.

Biểu đồ 3. 9: Số lượng lao động ra nước ngoài làm việc của Trung Quốc

2.3.2. Doanh thu từ xuất khẩu lao động Trung Quốc nhận được:

Theo số liệu từ ngân hàng thế giới, lượng kiều hối của Trung Quốc tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2015. Trong đó, đạt mức cao nhất là 44.5 tỷ USD vào năm 2015, xếp thứ 2 thế giới sau Ấn Độ. Tuy nhiên, lượng kiều hối có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ 3. 10: Doanh thu từ xuất khẩu lao động Trung Quốc nhận được

Doanh thu từ xuất khẩu lao động nước ngoài đóng góp chưa đáng kể vào GDP Trung Quốc trong giai đoạn này, cao nhất là 0.4%.

Biểu đồ 3. 11: Doanh thu từ xuất khẩu lao động Trung Quốc đóng góp vào GDP

(Nguồn: http://www.stats.gov.cn/) Lao động từ Trung Quốc có tay nghề có tay nghề cao nhưng chi phí thuê lại tương đối thấp, thu hút rất nhiều đầu tư nước ngoài. Lao động của Trung Quốc thường được

giao cho các chức vụ quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và lao động khác… Nhà nước Trung Quốc khuyến khích và hỗ trợ thực hiện hợp tác dịch vụ lao động nước ngoài theo pháp luật, cải thiện mức độ hợp tác dịch vụ lao động nước ngoài và duy trì lợi ích hợp pháp của người lao động. Đồng thời, quy định về xuất khẩu lao động của Trung Quốc bao gồm 6 chương và 53 điều đề cập đến mục tiêu xuất khẩu lao động của chính phủ, các nguyên tắc để được cấp phép đưa lao động ra nước ngoài và các quy định để được ra nước ngoài làm việc của người lao động.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20102019 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)