CHƯƠNG 4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM (2010-2020)
2.4. Số lượng lao động xuất khẩu
2.4.1. Số lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Theo số liệu báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 người. Tuy nhiên, do tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh vào năm 2020.
Biểu đồ 4. 1 Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoai giai đoạn 2010 – 2020
(Nguồn: Niêm giám Cục quản lý lao động ngoài nước) Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng từ năm 2010 đến năm 2019, số lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng một cách nhanh và mạnh mẽ qua từng năm. Với nỗ lực của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triển của ngành xuất khẩu lao động, từ năm 2010, lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam đã có sự hồi phục sau tình hình khủng
hoảng tình chính Mỹ (2007-2009) và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2011 (đạt 88298 người, tăng 3,22% so với năm 2010).
Tuy nhiên, đến năm 2012, lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam lại có sự suy giảm, chỉ đạt được khoảng 90% so với mục tiêu đã đề ra trong năm. Các nguyên nhân khách quan như tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên gay gắt hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, ý thức làm việc và tác phong của người lao động vân là trở ngại khiến họ chưa theo kịp với những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động ngoài nước. Chính điều này đã gây cản trở đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Trong những năm tiếp theo kể từ 2012, lượng người đi xuất khẩu lao động vẫn luôn tiếp tục tăng, trung bình 10.000 người/năm. Nguyên nhân có thể kể đến là nhờ sự nỗ lực của chính phủ Việt Nam cũng như Cục quản lý lao động, cùng với việc toàn cầu hóa kinh tế lan rộng ra trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, đến năm 2020, do tình hình bất ổn của đại dịch toàn cầu Covid-19, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, các quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp, giãn cách xã hội kéo dài tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp... Nhiều doanh nghiệp tại các nước tiếp nhận lao động Việt Nam thu hẹp sản xuất, ngừng sản xuất hoặc thậm chí bị phá sản đã dẫn đến giảm nhu cầu tiếp nhận lao động. Các nước tiếp nhận lao động cũng ban hành các quy định hạn chế nhập cảnh đối với công dân nước ngoài, tạm dừng các chuyến bay thương mại thường kỳ giữa Việt Nam và một số quốc gia tiếp nhận lao động... Vì vậy mặc dù công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sự phối hợp tốt của các cơ quan có liên quan, năm 2020 ta chỉ đưa được trên 78.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thấp nhất trong vòng 05 năm trở lại đây.
2.4.2. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á
So với các nước trong khu vực châu Á, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng đạt được những con số gây ấn tượng. Nhóm nghiên cứu đã thống kê số lượng người lao động làm việc ở nước ngoài của các nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam như sau:
Bảng 4. 1: Số lượng người lao động làm việc ở nước ngoài của các quốc gia châu Á giai đoạn 2015-2020
(Đơn vị: người)
Quốc gia Việt Nam Philippinese Trung Quốc Singapore Myanmar 2015 119510 2446000 1027000 138730 95000 2016 126296 2240000 969000 13930 146000 2017 130427 2338000 979000 136800 162000 2018 134427 2299000 996000 138600 238000 2019 152532 2202000 992000 142740 259000 2020 78641 1902000 980000 123150 21400
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và thống kê)
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng, Việt Nam đang xếp thứ 4/5 quốc gia tại châu Á, ngang hang với Singapore về số lượng người xuất khẩu lao động.
Đứng đầu trên thị trường xuất khẩu lao động châu Á chính là Philippines (trung bình xuất khẩu trên 2.000.000 người lao động trong 5 năm trở lại đây). Bởi lẽ, Theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng một triệu lao động Philippines ra nước ngoài làm việc mỗi năm, tính ra mỗi ngày có gần 3.000 người rời đất nước đi xuất khẩu lao động, trong đó có cả các gia đình nhiều thế hệ. Đồng thời, chính phủ nước này cũng chú trọng hoạt động xuất khẩu lao động vì họ coi đây là một trong những hướng giải quyết vấn đề việc làm.
Xếp thứ 2 là Trung Quốc với lượng người xuất khẩu trung bình rơi vào khoảng 1.000.000 người mỗi năm. Đây là một con số lớn nhưng so với tổng dân số của quốc gia này thì lượng lao động nước ngoài chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ (khoảng 0.1%).
Xếp thứ 3 là Myanmar với số lượng người xuất khẩu lao động rơi vào khoảng 250.000 người, so với dân số của quốc gia này thì chiếm 5%. Bởi lẽ, kinh tế Myanmar là một trong những ngành kinh tế kém phát triển nhất trên thế giới, do đó, nhu cầu xuất khẩu lao động là rất lớn.
Xếp sau Myanmar chính là Việt Nam với tổng số lượng người đi xuất khẩu lao động hằng năm rơi vào khoảng 110.000 người. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia được đánh giá cao, luôn được thu hút bởi các quốc gia có cầu lớn về lao động như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ả rập – Xê út,…