CHƯƠNG 4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM (2010-2020)
2.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 4. 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2019
(đơn vị: người)
Châu Âu Châu Á Châu Phi Khác
2011 1208 85354 1320 416
2012 757 111437 7320 12
2013 182 123090 2932 92
2015 757 111437 7329 12
2016 182 123090 2932 92
2017 1039 127429 1868 91
2018 1039 131429 1868 91
2019 4432 145871 359 62
(Nguồn: Niêm giám thông kê – Bộ Lao động – Thương binh xã hội) http://molisa.gov.vn/Upload/ThiTruong/Niengiamthongkelaodong(1).rar
Tính tổng trong cả giai đoạn 2011-2019, thị trường XKLĐ chủ yếu tập trung ở Châu Á với 1062660 lao động, chiếm tới hơn 92% thị trường. Đứng thứ 2 là thị trường Châu Phi với 5% tương đướng với 27556 người lao động Việt Nam làm việc tại đây. Ba thị trường còn lại (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương) chiếm tỷ lệ 1%.
Tuy nhiên, đến năm 2020, do tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi nhất định. Cơ cấu thị trường được nhóm nghiên cứu mô tả trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 4. 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020
Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 32.381 người, chiếm tỷ trọng 96,70% tổng số đưa đi, giảm 38% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Lao động đi làm việc tại Đài Loan: 10.318 người, giảm 50,23% so với cùng kỳ năm
trước. Quy mô lao đông đi làm việc tại Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng cao thứ hai so với các thị trường khác với tỷ trọng là 31,86% số lao động đưa đi trong khu vực này và 30,82% so với tổng số lao động đưa đi trong 11 tháng đầu năm 2020. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 2.063 người.
Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 21.133 người, giảm 25,57% so với số
lượng cung ứng cùng kỳ năm trước. Quy mô TTS sang Nhật chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác với tỷ trọng 65,26% số lao động đưa đi trong khu vực này và 63,11% so với tổng số lao động đưa đi trong 11 tháng đầunăm 2020. Bình quân mỗi tháng các doanh nghiệp cung ứng được 4.226 người.
Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc: 761 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc
tiếp nhận 152 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN giảm 73,67% so với cùng kỳ năm trước.
Lao động đi làm việc tại Macao: 57 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận
11 người, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Và Trung Quốc tiếp nhận 51người, Hồng Kong: 61 người.
Khu vực Đông Nam Á
Có 223 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 0,66% tống số lao động đưa đi. Trong đó lao động sang làm việc tại Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 104 người, chiếm 46,64% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 51,85% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 21 lao động, Singapor tiếp nhận 85 người, Thái Lan: 02 người, Philippin: 32 người.
Khu vực Trung Đông và Châu Phi
Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 56 lao động, chiếm 0,16% tổng số lao động đưa đi, giảm 91,04% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước.Trong 11
tháng đầunăm các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho ba thị trường, đó là: Ả Rập Xê-Út: 49 người, giảm 90% so với cùng kỳ năm trước, Qatar: 01 người, UAE: 06 người.
Số lao động đi làm việc tại các nước Châu Phi là150 người, chiếm 0,45% tổng số lao động đưa đi, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ có 1 thị trường tiếp nhận lao động, đó là: Algieri.
Khu vực Châu Âu
Lao động đi làm việc tại khu vực Châu Âu là 652 người, chiếm 1,95% tổng số lao động đưa đi, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thị trường CH Sip: 22 người, Rumani: 274 người, Ba Lan: 42 người, Ucraina: 01 người, Nga: 25 người, Slovakia: 56 người, Uzơbekitan: 227 người, Cychelle: 04 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.
Thị trường khu vực khác
Tiếp nhận 25 người, chiếm 0,08% tổng số lao động đưa đi, trong đó Hoa kỳ tiếp nhận 22 người và Châu Đại dương:03 người.
Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 12.513 người, chiếm 38% tổng số lao động đưa đi.
⇨ Trong 11 tháng đầu năm 2020, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam xếp theo thứ tự thị phần từ cao xuống thấp như sau: Đông Bắc Á, Khu vực Châu Âu, Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung Đông và khu vực khác. Thị phần lao động lớn nhất tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á.
⇨ Nguyên nhân: Do tác động của dịch bệnh Covid-19 các thị trường đều tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài và là khó khăn cho việc dự báo quy mô lao động cung ứng cho các thị trường trong thời gian tới.