CHƯƠNG 3 CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI (CUNG VỀ LAO ĐỘNG)
2.2. Xuất khẩu lao động của Ấn Độ.
Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về XKLĐ kỹ thuật cao lẫn LĐ phổ thông. Có hơn 20 triệu người Ấn Độ sống ở nước ngoài, phần lớn di cư bởi lý do kinh tế, trong đó LĐ có nghề và chuyên gia chiếm khoảng 20% tổng số lao động xuất khẩu, còn lại chủ yếu là lao động phổ thông chiếm 80%, tiền kiều hối chuyển về nước từ 1975-2000 đạt khoảng 97 tỷ USD, tính trung bình đạt từ 1,5-2% GDP trong những năm 1990. Tính tới tháng 10/2020, lao động nước ngoài đã đóng góp lên tới gần 5% GDP của đất nước tỷ dân này.
2.2.1. Số lượng lao động ra nước ngoài làm việc:
Ấn Độ được coi là quốc gia đứng đầu về số lượng người xuất khẩu lao động trên toàn thế giới, với 17,5 triệu NRIs (những người Ấn Độ làm việc ở nước ngoài) vào năm 2019 đến từ Ấn Độ, tăng từ 15,9 triệu vào năm 2015, theo một tập dữ liệu do Bộ Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc tại New York. Tính đến năm 2020, có khoảng 18 triệu người lao động Ấn Độ làm việc tại nước người. Những nước xếp sau Ấn Độ bao gồm Mexico và Liên Bang Nga (11 triệu), Trung Quốc (10 triệu) và Syria (8 triệu).
Số lượng lao động Ấn Độ ở nước ngoài giai đoạn 2010 – 2019 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3. 5:Số lượng lao động Ấn Độ làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2010-2019
(Nguồn:http://labourbureaunew.gov.in/Index.aspx/showdetail.aspx?pr_id=R16a%2B2lY Ow4%3D)
2.2.2. Doanh thu từ xuất khẩu lao động Ấn Độ nhận được.
Ấn Độ là quốc gia có số lượng lao động nước ngoài hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo dữ liệu từ Liên hợp quốc, có khoảng 17,5 triệu người Ấn Độ làm việc ở nước ngoài vào năm 2019. Với số lượng khổng lồ những người xuất khẩu, không ngạc nhiên khi Ấn Độ cũng đứng đầu bảng xếp hạng về lượng kiều hối giai đoạn 2010 –2019 với hơn 83 tỷ đô la.
Biểu đồ 3. 6:Doanh thu từ xuất khẩu lao động của Ấn Độ giai đoạn 2010 – 2019
(Nguồn:
http://labourbureaunew.gov.in/Index.aspx/showdetail.aspx?pr_id=R16a%2B2lYOw4%3 D)
Thị trường XKLĐ chủ yếu của Ấn Độ là các nước vùng Vịnh và Trung đông, tiếp theo là các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, và các nước Đông Nam Á. Trong những năm gần đây tỷ lệ XKLĐ có nghề đã tăng lên đáng kể. Nhắc đến xuất khẩu lao động của Ấn Độ cũng chính là nhắc đến nguồn lao động công nghệ thông tin. Sức mạnh và sự thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu chuyên gia công nghệ thông tin chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực dồi dào, giỏi tiếng Anh, được đào tạo cơ bản và chi phí nhân công thấp, khả năng linh hoạt và dễ thích nghi của các chuyên gia và kỹ thuật viên phần mềm Ấn Độ, danh tiếng của họ trong việc cung cấp các công trình đúng thời hạn và kế hoạch…đã đem lại thế mạnh cạnh tranh cho Ấn Độ khi tham gia thị trường lao động quốc tế.
Sự đóng góp của lao động nhập cư, cả có tay nghề cao và tay nghề thấp, đã khiến Ấn Độ trở thành nước tiếp nhận nhiều nhất lượng kiều hối trên thế giới, với hơn 62,7 tỷ đô la Mỹ nhận được trong năm 2016. Dòng vốn FDI cùng năm vào Ấn Độ là ở mức 46,4 tỷ USD, nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng kiều hối vào nền kinh tế Ấn Độ. Có 9% lượng kiều hối đổ về Ấn Độ giảm trong năm 2016, một xu hướng phù hợp với hầu hết
các quốc gia khác ở châu Á. Sự suy giảm này là do một loạt các yếu tố chu kỳ như suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước GCC, Liên bang Nga và Châu Âu. Hơn nữa, sự suy yếu của đồng euro và đồng bảng Anh so với đồng đô la đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh hơn trong lượng kiều hối. Kiều hối từ GCC chiếm 52% lượng kiều hối nhận được ở Ấn Độ và do đó, sự sụt giảm theo chu kỳ sẽ đã rõ rệt hơn nhiều đối với Ấn Độ vào năm 2016.
Biểu đồ 3. 7:Doanh thu từ xuất khẩu lao động của Ấn Độ đóng góp vào GDP
(Nguồn: https://www.statista.com/statistics/593142/indiana-labour-employees-GDP/)
2.2.3. Thị trường xuất khẩu lao động của Ấn độ
Biểu đồ 3. 8:Cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của Ấn Độ
(Nguồn:https://psa.gov.ph/content/total-number-ofws-estimated-22-million)
Trong giai đoạn 2010-2019, thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Ấn Độ là các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với hơn 3,5 triệu người (chiếm 22%), tiếp theo là Mỹ với 2,7 triệu người (chiếm 18%) và Ả Rập Xê Út 2,6 triệu người (chiếm 17%), khoảng 33% người lao động Ấn Độ làm việc ở các quốc gia Oman, Kuwait, Qatar và Bahrain.