Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi trong nước

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 25 - 33)

Ở phạm vi nghiên cứu trong nước, số lượng các công trình ít hơn so với ngoài nước. Điều này hoàn toàn đến từ nguyên nhân khách quan của chế định QTV. Theo đó, mặc dù pháp luật về phá sản ở Việt Nam đã hiện diện trong hơn ba thập kỷ, nhưng QTV chỉ được

chính thức ghi nhận từ năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2015. Nghĩa là cho đến nay, chỉ mới hơn 6 năm địa vị pháp lý của QTV được thực thi trên thực tiễn. Bên cạnh đó, với đặc trưng nhận thức về vấn đề phá sản còn hạn chế, rất nhiều DN, HTX khi lâm vào tình trạng phá sản thay vì tiếp cận thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật thì thường lựa chọn phương án tự đóng cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, trên thực tế số lượng vụ việc phá sản giải quyết bằng thủ tục phá sản không lớn, sự hiện diện của QTV cũng vì thế mà tương đối hạn chế. Do đó, các nghiên cứu về vấn đề này có số lượng ít và thiếu tính đa dạng.

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu về những vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của QTV được một số công trình – chủ yếu ở cấp độ luận văn thạc sĩ và bài báo khoa học đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành luật học và kinh tế ở trong nước như: tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2014) với nghiên cứu ―Thủ t c thanh l t i sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm v o t nh trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam‖; tác giả Vũ Huy Hoàng (2015) với nghiên cứu ―Thủ t c phá sản theo Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Quách Thị Thu Hương (2015) với nghiên cứu

Luật Phá sản năm 2014 - ư c phát tri n của pháp luật phá sản Việt Nam‖; tác giả Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; tác giả Trần Danh Phú (2017) với ghiên cứu ―Sựtham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014”; Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá sản trư c đó‖, ….

Các nghiên cứu kể trên bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phân tích, tổng hợp đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của QTV như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phá sản và thủ t c phá sản. Đây là kết quả nghiên cứu lớn nhất và có tính toàn vẹn nhất. Theo đó, các tác giả đã phân tích làm rõ được nội hàm khái niệm phá sản và bản chất của hoạt động phá sản. Đồng thời, những vấn đề thuộc về nguồn gốc, quan điểm và sự khác biệt trong ghi nhận về những nội dung điều chỉnh của pháp luật về phá sản cũng được các nghiên cứu làm rõ. Trong đó, đặc biệt bốn tác giả: Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; Trần Danh Phú (2017) với nghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖ và Nguyễn Thị

ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá sản trư c đó‖, với góc độ tiếp cận luật thực định đã tiến hành xây dựng khái niệm, bản chất, các nội dung điều chỉnh của pháp luật về phá sản trong Luật Phá sản năm 2014 – văn bản pháp lý hiện hành về phá sản. Các kết quả nghiên cứu này cơ bản đã bao trùm hầu hết các vấn đề lý luận về phá sản và thủ tục phá sản. Do đó, đây là những công trình có giá trị nghiên cứu mang tính nền tảng khi nghiên cứu luận án.

Thứ hai, nghiên cứu khái niệm địa vị pháp lý của QTV. Các nghiên cứu của các tác giả: Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; Trần Danh Phú (2017) với ghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖; Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phásản trư c đó‖; Cao Đăng Vinh (2014) với nghiên cứu ― ảo to n t i sản doanh nghiệp trong quá tr nh giải quy t thủ t c phá sản - m t số t n tại c n kh c ph c‖… đã làm rõ những vấn đề lý luận của QTV như:

- Nghiên cứu khái niệm của QTV. Đây là kết quả nghiên cứu được xác lập phổ biến nhất trong các công trình kể trên. Khái niệm QTV chủ yếu được xây dựng dựa trên cơ sở của luật thực định. Điều này hoàn toàn hợp lý với góc độ nghiên cứu pháp lý của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã viện dẫn và phân tích khái niệm QTV ở một số quốc gia trên thế giới để cho thấy tính đa dạng trong quan niệm về vấn đề pháp lý này. Khái niệm QTV vì thế được nghiên cứu tương đối đầy đủ, còn rất ít khoảng trống nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, khái niệm địa vị pháp lý của QTV lại chưa được các nghiên cứu đề cập tới. Vì hầu hết các nghiên cứu kể trên đều tiếp cận QTV thông qua các quy định của pháp luật – quy định pháp lý về QTV vốn chỉ có một phần nhỏ nội hàm trùng với địa vị pháp lý của QTV. Chính vì thế, các kết quả nghiên cứu không xây dựng khái niệm địa vị pháp lý và địa vị pháp lý của QTV. Đây là khoảng trống nghiên cứu lớn, mang tính cơ bản khi nghiên cứu về lý luận địa vị pháp lý của QTV.

- Nghiên cứu đặc trưng địa vị pháp lý của QTV. Chính vì các nghiên cứu hiện nay không nghiên cứu trực tiếp địa vị pháp lý của QTV mà chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật phá sản về QTV, do đó, hầu hết các đặc trưng được chỉ ra trong các nghiên cứu trên là đặc trưng của QTV. Theo đó, các đặc trưng này gồm: là một thực thể độc lập; thực hiện hoạt động quản lý và thanh lý tài sản; được chi trả thù lao cho hoạt động nghề nghiệp… Các đặc trưng này đóng vai trò quan trọng khi là cơ sở để nhận diện QTV. Tuy nhiên, những đặc trưng của địa vị pháp lý của QTV lại mang bản chất là để phân biệt địa vị pháp lý của QTV với địa vị pháp lý của các chủ thể pháp lý khác thì chưa được các nghiên cứu làm rõ. Điều này hoàn

toàn vì lý do góc độ tiếp cận. Chính vì thế, có thể thấy đặc trưng địa vị pháp lý của QTV cũng là một khoảng trống nghiên cứu lý luận quan trọng của luận án.

- Nghiên cứu mục đích, ý nghĩa quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Cũng vì góc độ tiếp cận của các nghiên cứu như phân tích ở trên, nên mục đích, ý nghĩa của quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV chủ yếu được nghiên cứu dưới dạng vai trò của QTV. Theo đó, các vai trò của QTV như: thay mặt các bên quản lý sản nghiệp phá sản; tham gia Hội nghị chủ nợ; tham gia đấu giá tài sản; đề nghị áp dụng các biện pháp khẩn cấp để bảo toàn sản nghiệp phá sản… Các kết quảnghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ vai trò, ý nghĩa của QTV trong thủ tục phá sản DN, HTX. Tuy nhiên, khi đặt dưới góc độ tiếp cận của luận án là địa vị pháp lý của QTV thì vai trò của QTV không có sự trùng khớp với mục đích và ý nghĩa quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Do đó, tác giả xác định đây là nội dung quan trọng số ba trong phần nghiên cứu về lý luận mà luận án phải làm rõ.

- Nghiên cứu các cấu thành địa vị pháp lý của QTV. Đây là nội dung chỉ xuất hiện trong các nghiên cứu về địa vị pháp lý của QTV. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước hiện nay chưa có công trình nào tiếp cận dưới góc độ này. Do đó, chủ yếu các kết quả chỉ ra những quyền và nghĩa vụ của QTV trong thủ tục phá sản. Những quyền và nghĩa vụ này gắn liền với bản chất và vai trò của QTV, do đó góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng pháp lý của chế định này. Tuy nhiên, một lần nữa, cách tiếp cận này không có sự trùng khớp với địa vị pháp lý của QTV. Do đó, cấu thành địa vị pháp lý của QTV là khoảng trống nghiên cứu thứ tư và cũng là nội dung quan trọng nhất trong phần nghiên cứu về lý luận của luận án.

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thực tiễn địa vị pháp lý của QTV bao gồm các tác giả tiêu biểu như: tác giả Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; tác giả Trần Danh Phú (2017) với nghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá sản trư c đó‖; tác giả Cao Đăng Vinh (2014) với nghiên cứu ― ảo to n t i sản doanh nghiệp trong quá tr nh giải quy t thủ t c phá sản - m t số t n tại c n kh c ph c‖; tác giả Vũ Huy Hoàng (2015) với nghiên cứu ―Thủ t c phá sản theo Luật Phá sản năm 2014‖; Hoàng Thị Kim Anh (2014) với nghiên cứu ―Luật Phá sản 2004 - Những hạn ch , bất cập v giải pháp ho n thiện‖; tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2014) với nghiên cứu ―Thủ t c thanh l t i sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm v o t nh trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá

sản Việt Nam‖; tác giả Quản Văn Minh (2016) vớinghiên cứu ―Thực tiễn v những vư ng m c của Quản t i viên trong quá tr nh h nh nghề‖; Trương Thị Quỳnh Trâm (2019) với nghiên cứu ―Hoàn thiện các quy định của Luật Phá sản năm 2014‖; và tác giả Khúc Thị Phương Nhung (2020) với nghiên cứu ―Ch định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành – M t số hạn ch , bất cập và ki n nghị hoàn thiện pháp luật‖. Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và quan sát khoa học đã làm rõ một số những nội dung quan trọng sau đây liên quan đến thực tiễn địa vị pháp lý của QTV:

Thứ nhất, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về địa vị pháp lý QTV ở m t số quốc gia trên th gi i. Một số nghiên cứu tập trung vào nội dung này như: tác giả Phan Thị Thu Hà (2010) với nghiên cứu ―T m hi u pháp luật phá sản trên th gi i‖; tác giả Vũ Thị Hòa Như, Lê Ngọc Anh (2013) với nghiên cứu ―Pháp luật phá sản của m t số quốc gia trên th gi i‖… Các nghiên cứu trên tập trung làm rõ các quy định của pháp luật thực định về QTV ở một số quốc gia trên thế giới như: Anh; Hoa Kỳ; Singapore; Nhật Bản; Thái Lan… Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự đồng nhất trong quy định về chế định QTV ở các quốc gia trên thế giới. Tuỳ vào lịch sử, chính trị, quan điểm pháp lý… mà quy định của pháp luật các quốc gia về QTV là khác nhau. Sự khác nhau này bao gồm từ tên gọi, bản chất, quyền và nghĩa vụ, điều kiện hành nghề cho tới kinh phí được chi trả và các hậu quả pháp lý phải gánh chịu. Nội dung nghiên cứu này cơ bản đã được các công trình kể trên làm rõ, trở thành những giá trị tham khảo lớn khi tìm hiểu, đánh giá quy định của pháp luật về QTV ở một số quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Đây là nội dung nghiên cứu phổ biến nhất trong các nghiên cứu được liệt kê ở trên. Với mục tiêu đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về QTV nói riêng và luật phá sản nói chung, các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích các quy định pháp luật thực định về QTV để chỉ ra những nội dung đã được pháp định, những nội dung chưa pháp định hoặc còn chồng chéo hoặc khó thực thi trên thực tế. Theo đó, những nội dung được các nghiên cứu làm rõ thực tiễn pháp luật quy định về QTV như sau:

- Điều kiện hành nghề QTV. Đây là nội dung được khá nhiều nghiên cứu đề cập tới. Bằng cách tiếp cận các quy định của pháp luật thực định về các điều kiện hành nghề QTV, các nghiên cứu đã phân tích, đối chiếu và bình luận về các điều kiện này. Theo đó, có một tranh luận xảy ra xung quanh việc ghi nhận điều kiệnhành nghề mang tính ―kiêm nhiệm‖ của QTV trong Luật Phá sản năm 2014 khiến định chế này thiết lập nên một nghề hay không phải là một nghề độc lập. Đây là nội dung rất thú vị mà các nghiên cứu đã đặt ra, lý giải nhưng chưa có sự thống nhất.

cách phân tích từng quyền và nghĩa vụ của QTV. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của QTV được chỉ ra gồm: quản lý tài sản; thanh lý tài sản; tổ chức Hội nghị chủ nợ; tham gia xây dựng phương án phục hồi DN, HTX… Mỗi quyền và nghĩa vụ này được đánh giá để cho thấy được sự đầy đủ hay thiếu sót của pháp luật hiện hành. Các kết quả nghiên cứu này mặc dù chưa có sự toàn vẹn do góc độ tiếp cận khác nhau, tuy nhiên cũng đóng vai trò rất quan trọng khi cung cấp những giá trị học thuật mang tính tham khảo rất lớn cho luận án.

- Mối quan hệ giữa QTV và các chủ thể pháp luật khác trong thủ tục phá sản. Hai nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này đến từ hai tác giả: Trần Danh Phú (2017) với nghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖ và tác giả Đặng Văn Huy (2020) với nghiên cứu ―Đặc đi m pháp lý và các mối liên hệ cơ bản của quản tài viên‖. Hai tác giả kể trên cùng với nghiên cứu của mình đã làm rõ mối liên hệ giữa QTV với: toà án; chủ nợ; con nợ và sản nghiệp phá sản. Các mối quan hệ này đã được phân tích dựa trên sự ghi nhận của pháp luật về phá sản hiện hành. Theo đó, mối quan hệ giữa QTV với toà án là mối quan hệ uỷ quyền – toà án uỷ quyền còn QTV nhận quyền; giữa chủ nợ với QTV là mối quan hệ đại diện – QTV đại diện các chủ nợ; giữa con nợ với QTV là mối quan hệ đại diện; giữa sản nghiệp phá sản với QTV1 là mối quan hệ quản lý. Kết quả nghiên cứu này cơ bản đã cho thấy vị trí pháp lý của QTV so với các chủ thể pháp luật khác. Tuy nhiên, vì góc tiếp cận đơn thuần là quy định của pháp luật về định chế này mà không phải phân tích với tư cách là một cấu thành quan trọng của địa vị pháp lý của QTV. Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm khi nghiên cứu thực tiễn quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV trong luận án.

- Trách nhiệm pháp lý của QTV. Nội dung này xuất hiện trong các nghiên cứu kể trên với một tiểu mục nhỏ hoặc một nội dung phụ khi phân tích quy định của pháp luật về QTV. Do đó, việc phân tích chuyên sâu và có sự lý giải còn hạn chế. Chính vì thế, có thể xác định đây là một ―khoảng trống‖ nghiên cứu mà luận án cần làm rõ.

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về QTV. Đây là nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung tại các luận văn thạc sĩ luật học của các tác giả như: tác giả Đào

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w