Xây dựng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay là một công việc phức tạp và đòi hỏi phải có những nguyên tắc của riêng nó. Các nguyên tắc chính là những giới hạn hợp lý của giải pháp để giúp tăng khả năng ứng dụng giải pháp trên thực tiễn thay vì chỉ được trình bày trên giấy tờ. Trong giới hạn của Luận án, NCS xác định ra các nguyên tắc này dưới dạng những quan điểm xây dựng giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay với 04 quan điểm cơ bản sau đây:
4.2.1. Hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam cần phải phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn đất nước
Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay hướng tới mục tiêu cung ứng các giải pháp mang tính đột phá nhằm hoàn thiện địa vị
pháp lý của QTV theo hướng hiện đại, khoa học, đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn theo đòi hỏi của xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các giải pháp này sẽ sáng tạo ra những quan điểm vượt ra ngoài giới hạn của tư duy và điều kiện pháp lý của Việt Nam hiện nay. Ngược lại, các giải pháp đó phải được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý hiện tại, trong khuôn khổ của tư tưởng pháp lý hiện tại với mục tiêu quay trở lại cải tạo chính nền tảng và tư tưởng đó. Quan điểm về nguyên tắc thứ nhất này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện v nâng cao địa vị pháp lý của QTV phải phù hợp v i quan đi m pháp lý về kinh t thị trường hiện nay. Theo đó, tư duy pháp lýnày được định hướng bởi tư duy chính trị về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ản chất của vấn đề kinh tế thị trường trong môi trường pháp lý ở Việt Nam vì thế không có sự trùng khít với vấn đề kinh tế thị trường ở thế giới. Các bản chất đó giúp cho Việt Nam có những bản sắc riêng trong phát triển kinh tế và tránh được nguy cơ hoà tan khi hội nhập. Chính vì thế, các giải pháp đề xuất phải tôn trọng sự khác biệt này bằng cách nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc trưng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra một địa vị pháp lý của QTV hoàn thiện hơn trong chính tư duy pháp lý này.
Thứ hai, giải pháp hoàn thiện v nâng cao địa vị pháp lý của QTV phải phù hợp v i mối quan hệ pháp luật giữa nh nư c và xã h i trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước và xã hội ở Việt Nam cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng ―nhà nước nhỏ, xã hội lớn‖. Sự chuyển dịch này nhằm để phù hợp với xu hướng thu hẹp sự can thiệp của nhà nước và mở rộng khả năng của xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ này trong điều kiện pháp lý Việt Nam có những đặc trưng riêng. Đặc trưng này được quy định bởi quan điểm chính trị, trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí và quan trọng nhất là ý thức xã hội. Theo đó, nhà nước vẫn phải giữ vai trò hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội để thiết lập trật tự và duy trì lẽ công bằng trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai trung hạn. Chính vì thế, giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong giai đoạn hiện nay phải dựa trên cơ sở tôn trọng mối quan hệ giữa Thẩm phán, Chấp hành viên, Kiểm sát viên với QTV trong mối quan hệ phá sản DN, HTX theo cấu trúc và nội dung hiện nay. Đồng thời, phải chỉ ra được những biện pháp cải cách, nâng cao hiệu quả của các mối quan hệ đó.
Thứ ba, giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của QTV phải phù hợp v i các quy định được ghi nhận tại các văn bản pháp lý khác có liên quan. Theo đó, những vấn đề về địa vị pháp lý của QTV còn được ghi nhận tại Luật DN, Luật HTX, Bộ luật Dân sự… Sự ghi nhận này theo thiết kế ban đầu là để bổ trợ nhau về mặt pháp lý. Chính vì thế, nếu các giải pháp hướng tới đề xuất những ý tưởng mới vượt ra khỏi tư duy pháp lý hiện hành, tất yếu sẽ khiến xáo trộn hiệu lực của những quy định liên quan. Khi đó, có thể vấn đề hoàn thiện quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam được giải quyết trong pháp luật về phá sản, nhưng sẽ phát sinh những vấn đề mới liên quan đến định chế này ở các luậtkhác
cần phải sửa đổi để phù hợp. Tóm lại, quan điểm này hướng tới đảm bảo tính đồng bộ trong tư duy pháp lý hiện hành của các giải pháp.
Bên cạnh đó, các giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của QTV đều có điểm đồng quy là hướng tới mục tiêu thiết lập một định chế hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán ở quan điểm này là các giải pháp đó phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực và năng lực của kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Cụ thể:
Thứ nhất, các giải pháp phải phù hợp v i điều kiện kinh t Việt Nam hiện nay. Mặc dù kinh tế Việt nam có nhiều bước tiến đáng kể trong thời gian qua, tuy nhiên về cơ bản hiện nay chúng ta vẫn đang ở trình độ của một nền kinh tế trung bình, thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp, nguồn ngân sách nhà nước cũng trong trạng thái eo hẹp. Chính vì thế, các giải pháp đề xuất cần phù hợp với tình hình kinh tế chung này. Nghĩa là, những giải pháp phải đảm bảo nằm trong khả năng chỉ trả của điều kiện kinh tế quốc gia cũng như của DN, HTX đang lâm vào tình trạng phá sản nếu các giải pháp đó có nội dung liên quan đến tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tránh trường hợp chính giải pháp trở thành gánh nặng kinh tế.
Thứ hai, các giải pháp phải phù hợp v i điều kiện xã h i Việt Nam hiện nay. Điều kiện xã hội ở đây là các vấn đề thuộc về xã hội như văn hoá, tập quán, dân trí… của xã hội hiện nay. Đây đều là những vấn đề thuộc về kiến trúc thượng tầng. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, kiến trúc thượng tầng này được quy định bởi cơ sở hạ tầng – là điều kiện kinh tế. Chính vì thế, quan điểm các giải pháp phải phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay có bản chất cũng là một sự phản ánh của quan điểm phù hợp với điều kiện kinh tế ở trên. Theo đó, những vấn đề xã hội sẽ quyết định việc thực hiện địa vị pháp lý của QTV trên thực tiễn. Ví dụ, nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp, HTX về vấn đề phá sản thấp – biểu hiện bằng việc DN, HTX khi lâm vào tình trạng phá sản không tiến hành các thủ tục phá sản mà chỉ lựa chọn đóng cửa không kinh doanh, sản xuất sẽ khiến cho thủ tục phá sản không được thực hiện trên thực tiễn. Điều này tất yếu dẫn tới địa vị pháp lý của QTV cũng không được thực hiện. Chính vì thế, khi xây dựng các giải pháp, quan điểm được thống nhất ở đây là các giải pháp phải đảm bảo phù hợp với những giá trị xã hội kể trên, bằng cách đề xuất những cải cách phù hợp với sự nhận thức chung của xã hội theo một lộ trình phù hợp.
4.2.2. Các giải pháp phải hợp lý và khả thi
Tính hợp lý của giải pháp phải được thể hiện ở chỗ giải quyết đúng và đủ những vấn đề hạn chế. Nghĩa là, các giải pháp đề xuất phải xuất phát từ chính đòi hỏi khách quan của những bất cập, mâu thuẫn trong quy định và thực hiện địa vị pháp lý của QTV. Kết quả của các giải pháp hướng tới khắc phục đúng và đủ các vấn đề hạn chế mà không làm xáo trộn những chế định khác. Nói cách khác, quan điểm này xác định những vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của QTV đã hoàn thiện hoặc ổn định thì không tiến hành đề xuất giải pháp. Ngược
lại, tất cả những vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của QTV còn chưa hoàn thiện, thiếu sự ổn định thì phải có giải pháp giải quyết. Tính hợp lý của các giải pháp vì thế nằm ở chỗ, có thể lý giải được hết các nguyên do của việc ban hành giải pháp.
Bên cạnh tính hợp lý, nguyên tắc chi phối bao trùm của các giải pháp phải là tính khả thi. Việc nghiên cứu và đề xuất ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá lớn kiểu ―đập đi – xây lại‖ là điều rất dễ. Nhưng xét đến cùng, giá trị của giải pháp không nằm ở câu chữ mà nằm ở kết quả cuối cùng thông qua tính khả thi khi áp dụng trên thực tiễn. Nói một cách dễ hiểu hơn, các giải pháp không thể triển khai áp dụng trên thực tiễn thì chẳng có nghĩa lý gì.
Tính khả thi của các giải pháp được thể hiện trọng tâm bằng khả năng thực thi. Như vậy, ngoài xét đến các khả năng về kinh tế, xã hội như ở trên, còn phải xét đến khả năng vận hành giải pháp của các chủ thể có liên quan. Theo đó, con người cùng với các phương tiện hỗ trợ sẽ quyết định tính thành bại của giải pháp. Hoàn thiện địa vị pháp lý của QTV là việc không đơn giản vì đây là vấn đề thiên về kỹ thuật mà không phải là vấn đề thuần cơ học. Chính vì thế, trình độ con người và thiết bị hỗ trợ sẽ là giới hạn tính khả thi của giải pháp. Khi đó, các giải pháp yêu cầu phải phù hợp không chỉ với điều kiện kinh tế, xã hội mà còn nằm trong khả năng thực thi của con người và phương tiện.
Tóm lại, nguyên tắc này xác định các giải pháp phải đảm bảo được tính mới – điều tất yếu của giải pháp, song cũng phải thực tế. Nghĩa là tính mới này phải dựa trên các điều kiện thực thi trên thực tế để có thể áp dụng được thay vì chỉ đề xuất trên giấy tờ.
4.2.3. Các giải pháp phải đảm bảo kế thừa những giá trị hợp lý của lịch sử bên cạnh sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế
Các giải pháp được đề xuất trên nền tảng những giá trị của lịch sử sẽ đảm bảo được tính kế thừa và liền mạch. Theo đó, lịch sử đã chứng minh rằng sự ràng buộcquá bền chặt vào quá khứ cũng phải trả giá như việc mải miết chạy theo những thứ ở tương lai xa. Các giải pháp vì thế phải đảm bảo không ràng buộc sâu sắc vào những tư tưởng của lịch sử, nhưng cũng không chối bỏ tất cả những giá trị đó, đồng thời cũng không được đặt ra những vấn đề nằm ngoài tầm với của hiện tại, mà phải có sự liên hệ, kế thừa với hiện tại. Do đó, có thể nói, tính kế thừa là nguyên tắc trọng tâm khi xây dựng và đề xuất các giải pháp.
Bên cạnh sự kế thừa các giá trị của lịch sử, các giải pháp đòi hỏi cũng phải có sự tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới trong vấn đề hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Những kinh nghiệm này không chỉ có cả thành công mà còn cả những thất bại. Kinh nghiệm thành công giúp việc xây dựng các giải pháp có thêm các ý tưởng, kinh nghiệm thất bại giúp việc xây dựng các giải pháp có thêm những bài học. Sự chọn lọc đó xét đến cùng là quan điểm phục vụ cho hội nhập quốc tế. Bởi hệ thống pháp lý Việt Nam càng có những giá trị tiệm cận hơn với pháp lý quốc tế càng dễ dàng trong việc hội
nhập sâu rộng.
Tựu chung lại, quan điểm này xác định giải pháp phải được xây dựng dựa trên tính gạn lọc thông tin để tiếp thu, kế thừa thay vì chỉ là những ý chí chủ quan. Việc này không chỉ đảm bảo các giải pháp có tính logic, phong phú mà còn giúp cho việc áp dụng giải pháp trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
4.2.4. Các giải pháp phải được được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền của các bên liên quan
Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV dĩ nhiên có mục đích cuối cùng là đảm bảo cho địa vị pháp lý của định chế này được xác định một cách khoa học, chặt chẽ và thực hiện trên thực tiễn có hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất địa vị pháp lý của QTV cũng được cấu thành và xác định bởi mối quan hệ giữa định chế này với các chủ thể liên quan khác tham gia thủ tục phá sản. Chính vì thế, việc hoàn thiện địa vị pháp lý của QTV không chỉ đơn thuần là việc tập trung thái quá vào mục đích đó mà không xem xét đến sự hài hoà trong lợi ích với các chủ thể khác trong thủ tục phá sản.
Như đã phân tích ở xuyên suốt luận án, các chủ thể khác gồm chủ thể tiến hành thủ tục phá sản ngoài QTV còn có: Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; DN quản lý, thanh lý tài sản; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản và những chủ thể tham gia thủ tục phá sản gồm: người lao động; DN, HTXmất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên HTX hoặc HTX thành viên của liên hiệp HTX; người mắc nợ của DN, HTX và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản. Phá sản là một quan hệ pháp luật, do đó luôn tồn tại khách thể là lợi ích vật chất và phi vật chất của các chủ thể. Chính vì thế, mỗi chủ thể đều có những lợi ích của riêng mình trong thủ tục phá sản. QTV đều có mối quan hệ qua lại với các chủ thể này, do đó tất yếu phát sinh các quyền và nghĩa vụ với từng chủ thể. Nguyên tắc quyền của các chủ thể được đảm bảo bởi nghĩa vụ của QTV và quyền của QTV được đảm bảo bởi nghĩa vụ của của các chủ thể còn lại đã khiến cho việc không thể chỉ chú trọng vào mỗi việc hoàn thiện địa vị pháp lý của QTV mà không xem xét, đánh giá các địa vị pháp lý còn lại.
Tổng kết lại vấn đề, nguyên tắc này xác định các giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV phải được tiến hành khi đặt vấn đề trong một chỉnh thể của quan hệ pháp luật phá sản, không được tách biệt một cách độc lập. Bởi xét đến cùng địa vị pháp lý ấy chỉ có ý nghĩa khi đặt trong một chỉnh thể như vậy.
4.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay